Xây dựng trường học hạnh phúc theo nguyên tắc nào?

Trường học hạnh phúc là nơi các em được thầy cô tôn trọng, lắng nghe, chia sẻ . (Ảnh minh họa) .
Trường học hạnh phúc là nơi các em được thầy cô tôn trọng, lắng nghe, chia sẻ . (Ảnh minh họa) .
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trường học hạnh phúc cho trẻ em là mong mỏi của toàn xã hội chứ không riêng gì giáo viên, học sinh hay phụ huynh. Và kể cả trong trường học hạnh phúc thì vẫn sẽ có những lúc học sinh có lỗi, bị kỷ luật nhưng các em vẫn sẽ cảm thấy mình hạnh phúc vì được thầy cô tôn trọng, lắng nghe, chia sẻ và sẵn sàng hỗ trợ.

Hiểu học sinh để giải quyết thấu đáo

Cuối năm 2019, trong một lần trao đổi với truyền thông, cô giáo Nguyễn Thị Minh Nguyệt, giáo viên chủ nhiệm lớp 12A5 Trường Trung học phổ thông Lê Văn Thịnh (huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) cho biết, ở lớp cô từng chủ nhiệm có một học sinh bố mẹ chia tay và em ở với bố.

Dù mẹ kế hết mực yêu thương nhưng em rất ngang bướng không nghe lời gia đình, chểnh mảng học hành. Qua tìm hiểu cô Nguyệt biết được hoàn cảnh của em này và dành thời gian riêng ngồi trò chuyện, tâm sự với học trò để phân tích, chia sẻ giúp em thay đổi suy nghĩ theo hướng tích cực, cố gắng hơn trong học tập và cách ứng xử trong gia đình.

Sau đó em đã thay đổi tích cực, mẹ kế của em rất hài lòng.

Một lớp khác cô chủ nhiệm có học sinh thường xuyên bỏ học đi chơi điện tử. Cô Nguyệt đã mất rất nhiều thời gian để gặp riêng học sinh đó, đồng thời thường xuyên đến nhà để gặp gỡ trò chuyện với phụ huynh cùng tìm cách tháo gỡ. Rất mừng sau đó em đã quyết tâm không chơi điện tử, tập trung học tập.

“Mỗi giáo viên chủ nhiệm có phương pháp và cách làm riêng. Đặc biệt đối với lớp có nhiều học sinh cá tính. Dù bằng phương pháp nào đi nữa, điều quan trọng nhất là giúp học sinh hạnh phúc, vui vẻ đến trường, truyền cảm hứng để các em cố gắng phấn đấu trong học tập và cuộc sống. Công việc của giáo viên chủ nhiệm thật sự bận không khác gì con mọn, cần tìm hiểu về từng hoàn cảnh, gia đình các em ra sao, điều kiện như thế nào…

Khi hiểu các em một phần tính cách và hoàn cảnh gia đình các em mình sẽ có cách xử lý vấn đề được thấu đáo. Đối với học sinh trung học phổ thông, giáo viên chủ nhiệm như người mẹ thứ hai. Tuổi các em rất dễ nổi loạn, ương bướng nên giáo viên chủ nhiệm phải thật kiên nhẫn, mềm mỏng, nhưng khi cần cũng phải cứng rắn, nghiêm khắc. Điều quan trọng hơn hết đó là tận tâm với học trò của mình, em nào cá tính mình phải dành nhiều thời gian để giúp đỡ, chia sẻ”, cô Nguyễn Thị Minh Nguyệt cho biết.

Ngày 15/9/2021 Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Theo đó, các hình thức kỷ luật như phê bình trước lớp, trước trường; cảnh cáo ghi học bạ; buộc thôi học có thời hạn không còn nữa mà thay vào đó là các biện pháp nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm; khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

Thông tư này nhận được nhiều sự đồng tình của giáo viên, phụ huynh, học sinh. Tuy nhiên theo nhiều nhà giáo, trong quá trình áp dụng các biện pháp mới này cũng cần có những cách thức áp dụng phù hợp, không máy móc, rập khuôn và cũng cần tránh các rủi ro có thể đem lại từ việc áp dụng các biện pháp giáo dục này. Mỗi giáo viên nên coi việc áp dụng kỷ luật tích cực là một “lối sống” tích cực, chứ không phải là việc bắt buộc phải làm, theo quy định của ngành giáo dục hay của nhà trường.

Giáo dục tích cực - mềm mỏng hay cứng rắn?

Tiếp tục luồng tư duy này, mới đây Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) phối hợp với Mạng lưới Quản trị Quyền Trẻ em thực hiện Tọa đàm trực tuyến “Mềm mỏng hay cứng rắn - Giáo dục tích cực” dành cho thầy, cô giáo.

Tại Tọa đàm, là một cô giáo có nhiều năm giảng dạy và đồng hành cùng học sinh, cô giáo Phạm Thị Bích Hồng (Giáo viên Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam) chia sẻ “phương pháp mà tôi đang áp dụng với học sinh của mình là mềm mỏng, linh hoạt nhưng có nguyên tắc và có kỷ luật. Việc áp dụng “mềm mỏng” hay “linh hoạt” phụ thuộc vào từng hoàn cảnh, tình huống, tích cách của mỗi học sinh hay tính chất của sự việc. Tôi luôn cố gắng để các con cảm thấy rằng con luôn có người đồng hành và được yêu thương kể cả khi con bị kỷ luật”.

Có thể thấy, hiện nay, dù có nhiều thay đổi về nhận thức cũng như hành động nhưng hai xu hướng giáo dục khá đối lập nhau vẫn tồn tại trong các nhà trường, đó là “mềm mỏng” và “cứng rắn”. Không ít giáo viên có tâm lý e ngại rằng nếu thân thiện, “mềm mỏng” với học sinh thì học sinh sẽ “nhờn”, sẽ không chấp hành nội quy lớp học, dẫn đến ảnh hưởng tới nền nếp và kỷ luật chung của cả trường. Chính vì vậy mà rất nhiều giáo viên hiện nay vẫn quan niệm rằng thầy cô phải “cứng rắn”, phải áp dụng kỷ luật “thép” thì mới tạo được “uy” trước học sinh, mới rèn giũa học trò vào nền nếp được.

Chia sẻ về việc phối hợp giữa giáo viên và gia đình trong việc giáo dục trẻ em, bà Đỗ Thị Trang (Thạc sỹ tâm lý học, Trưởng phòng Tham vấn học đường Trường Marie Curie) cho biết: “Việc có nhiều phụ huynh yêu cầu giáo viên “phạt nặng” đối với con mình, thực chất cũng là muốn con tốt lên.

Tuy nhiên, các giáo viên hãy sử dụng những phương pháp, kĩ năng, kiến thức của mình để phối hợp với gia đình uốn nắn trẻ, áp dụng phương pháp kỉ luật tích cực. Việc nghiêm khắc, cứng rắn khi áp dụng với trẻ nhỏ sẽ khiến trẻ sợ và nghe lời, tuy nhiên sẽ không còn phù hợp với trẻ lớn hơn, khi đó trẻ dễ làm theo kiểu đối phó. Hầu hết các em mong muốn được khuyên nhủ, “mềm mỏng”, được lắng nghe và tôn trọng. Nếu giáo viên có suy nghĩ, tư duy tích cực thì sẽ tìm ra những phương pháp giáo dục tích cực với học sinh”.

Xây dựng trường học hạnh phúc cho trẻ em - đó là mong mỏi của toàn xã hội chứ không riêng gì giáo viên, học sinh hay phụ huynh. Là một chuyên gia với nhiều năm kinh nghiệm về quản lý giáo dục, ông Đặng Tự Ân - Phó Giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (VIGEF) đưa ra quan điểm:

“Trường học hạnh phúc không phải khái niệm phức tạp, đó đơn giản là nơi mà mọi người ở đó, bao gồm cả học sinh, giáo viên, nhân viên của nhà trường và phụ huynh đều hạnh phúc. Vai trò của hiệu trưởng, giáo viên rất quan trọng, bản thân họ phải hạnh phúc thì mới có thể lan tỏa sự hạnh phúc tới học sinh”.

Khen công khai - Phạt cá nhân

Theo cô giáo Phạm Thị Bích Hồng (Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam), để một đứa trẻ hạnh phúc, cần một hệ thống thống nhất, từ hiệu trưởng đến thầy cô rồi đến học sinh. “Trong những lúc chúng tôi giảng dạy, cũng có lúc các em mắc lỗi.

Do vậy ngay từ đầu năm học, thầy trò chúng tôi đã cùng thảo luận để các em thống nhất về những mục tiêu, biện pháp thưởng - phạt và sau đó cùng thực hiện theo thỏa thuận. Và tôi cũng có nguyên tắc là “Khen công khai - Phạt cá nhân”.

Những lúc nói chuyện riêng với các em phạm lỗi, tôi cùng các em chia sẻ nguyên nhân vì sao các em mắc lỗi và thỏa thuận rằng với những lỗi này, cô có thể xử lý không, xử lý như thế nào và cùng trao đổi với các em để tìm ra biện pháp khắc phục”, cô Hồng cho biết.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...