Xây dựng Nhà nước pháp quyền qua “cam kết” của các trụ cột nước nhà

 Chưa bao giờ nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa lại được đặt ra một cách mạnh mẽ và rõ nét như trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII này. Coi xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một nhân tố quyết định bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là tư tưởng nhất quán thể hiện qua “cam kết” của các tân trụ cột nước nhà.

Chưa bao giờ nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa lại được đặt ra một cách mạnh mẽ và rõ nét như trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII này. Coi xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một nhân tố quyết định bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là tư tưởng nhất quán thể hiện qua “cam kết” của các tân trụ cột nước nhà.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Nhà nước phải được kiện toàn và đổi mới”

Phát biểu tại phiên Khai mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Hiện nay, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đang khẩn trương triển khai tổ chức thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020 và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011-2015 do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đề ra, quyết tâm phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và đến giữa thế kỷ XXI trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tổng Bí thư khẳng định: “Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng với những mục tiêu cao cả và nhiệm vụ nặng nề nêu trên, chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới trên tất cả các lĩnh vực với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao, trong đó có việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, coi đây là một nhân tố quyết định bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Cũng qua bài phát biểu này, các quan điểm về xây dựng Nhà nước pháp quyền đã được người đứng đầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam phân tích một cách sâu sắc. Tổng Bí thư nhắc lại sự kiện Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á ra đời từ thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, là một nhà nước kiểu mới, thể hiện rõ bản chất tốt đẹp và tiến bộ của chế độ xã hội mới ở nước ta, một nhà nước gắn bó chặt chẽ với nhân dân, bảo vệ và phục vụ lợi ích của nhân dân. Trải qua các giai đoạn cách mạng, được Đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo, được toàn thể nhân dân chăm lo xây dựng và ủng hộ, Nhà nước ta không ngừng lớn mạnh, trưởng thành và đã làm tròn sứ mệnh của mình, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, bảo vệ nền độc lập dân tộc, xây dựng cuộc sống mới, xã hội mới, quản lý và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Tổng Bí thư nhận định: “Ngày nay, trong điều kiện mới, trước yêu cầu và nhiệm vụ mới, chúng ta phải không ngừng đẩy mạnh xây dựng và từng bước hoàn thiện bộ máy nhà nước, làm cho Nhà nước ta thật sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhà nước phải được kiện toàn và đổi mới cả về cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, cải tiến phương thức hoạt động và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thật sự trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; khai thác tốt thuận lợi, nắm bắt thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, vượt qua thách thức, đạt nhiều thành tựu mới, to lớn hơn nữa”.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã chỉ rõ: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân; tôn trọng, lắng nghe ý kiến nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.

Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương.

Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục đạo đức xã hội; kết hợp biện pháp hành chính với giáo dục tư tưởng, nâng cao dân trí. Nhà nước quản lý xã hội không chỉ bằng uy quyền pháp luật, mà còn bằng tấm gương đạo đức của cán bộ, công chức, nhân viên nhà nước, làm cho dân phục, dân tin và nghe theo, làm theo. Đây là một nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh, một chủ trương đúng đắn của Đảng ta về quản lý xã hội, về nhà nước và pháp luật.

Kiến nghị với Quốc hội, Tổng Bí thư đã đặc biệt nhấn mạnh đến nhiệm vụ: “Tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi để thể chế hóa Cương lĩnh chính trị, các quan điểm, đường lối của Đảng, phát huy vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước, bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh”.

Muốn thế, theo Tổng Bí thư, cần bám sát, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng và phân tích, nắm chắc yêu cầu thực tiễn cuộc sống; đồng thời tiếp tục tăng cường năng lực và nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động lập pháp, đổi mới quy trình xây dựng pháp luật, bảo đảm tốt hơn tính dân chủ, pháp chế, công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật.

Nỗ lực phấn đấu thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược xây dựng pháp luật, để đến năm 2020 nước ta có đủ những đạo luật cơ bản cần thiết điều chỉnh các quan hệ xã hội; từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước. Tập trung vào các lĩnh vực: tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền con người, quyền công dân; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với yêu cầu phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường.

Coi trọng hệ thống pháp luật về đất đai, tài nguyên, môi trường, tạo điều kiện quản lý và sử dụng tài nguyên, đất đai một cách có hiệu quả nhất; khắc phục tình trạng thất thoát, tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực này... Đồng thời, quan tâm đến các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, văn hóa, thông tin, dân tộc, tôn giáo, chính sách xã hội, quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế...

Đặc biệt, Tổng Bí thư đề nghị Quốc hội khóa này cần dành nhiều thời gian, công sức cho việc nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi Hiến pháp năm 1992 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và các quan điểm tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI). Cùng với xây dựng pháp luật, cần tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, hiệu lực thi hành và bảo vệ pháp luật, nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương xã hội và kỷ luật trong bộ máy nhà nước.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Trong sạch, vững mạnh, thực sự của nhân dân”

Ngay trong bài phát biểu nhận nhiệm vụ chiều ngày 25/7/2011, Tân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cam kết sẽ tập trung “xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, thật sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.

Chủ tịch nước cho biết: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong những năm tới.

Ông khẳng định: “Trên cương vị công tác của mình, tôi sẽ cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cùng với các tổ chức trong hệ thống chính trị nỗ lực phấn đấu quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội”. Trong đó có nhiệm vụ lớn là: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, thật sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lý có hiệu lực, hiệu quả cao; sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992; nâng cao chất lượng xây dựng và thực thi pháp luật. Phát huy dân chủ, thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân trong mọi lĩnh vực của đất nước; đồng thời tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy nhà nước và xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới; đẩy mạnh hơn nữa cải cách hành chính, cải cách tư pháp, đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức và công dân”.

Tin rằng, những tư tưởng và cam kết này sẽ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong những năm tiếp theo.

Hồng Thúy

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.