Xây dựng hình ảnh đẹp về người công chức Thi hành án dân sự

Chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa công bố quyết định cưỡng chế, ảnh MH.
Chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa công bố quyết định cưỡng chế, ảnh MH.
(PLVN) -Nhận thức rõ tầm quan trọng của chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên, cấp ủy Đảng và tập thể lãnh đạo các cơ quan THADS đặc biệt quan tâm, coi trọng và chỉ đạo thực hiện nghiêm.

Ngày 27/02/2002, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 51/2002/QĐ-BTP về Chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên. Theo Tổng cục THADS (THADS), việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức đã tạo được sự chuyển biến lớn, quan trọng về nhận thức của cán bộ lãnh đạo, đảng viên, chấp hành viên cơ quan THADS trong tu dưỡng, rèn luyện về lập trường, tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, bản lĩnh trong thi hành công vụ. Tuy nhiên, qua hơn 19 năm thực hiện đã nảy sinh nhiều hạn chế, vướng mắc, bất cập. Cụ thể, một số chuẩn mực đạo đức chấp hành viên đã được “luật hóa” trong Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành những chưa được quy định trong Quyết định.

Mặt khác, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong điều kiện mới thì chấp hành viên không những cần có năng lực mà cần có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt theo yêu cầu, hoàn cảnh mới để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tiến trình cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế trong những năm qua đã giúp làm rõ hơn, nhận thức đầy đủ hơn về vị trí, vai trò trung tâm của chấp hành viên trong công tác THADS.

Vì lẽ đó, ngày 20/10/2021, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ký Quyết định số 1577/QĐ-BTP về việc ban hành Chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên. Chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên được xây dựng trên cơ sở phù hợp với vị trí, vai trò, tính chất, đặc thù công việc của Chấp hành viên là tổ chức thi hành án, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ công lý; phù hợp chủ trương, đường lối, nghị quyết, quy định về xây dựng đội ngũ cán bộ, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Kế thừa và phát triển những nội dung chuẩn mực đạo đức chấp hành viên hiện hành còn phù hợp với thực tiễn, truyền thống tốt đẹp của đội ngũ chấp hành viên đã được thực tế kiểm nghiệm qua hơn 19 năm thực hiện Quyết định số 51/2002/QĐ-BTP.

Tổng cục THADS cho biết, đến nay các cơ quan THADS đều in Chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên ban hành kèm theo Quyết định số 1577/QĐ-BTP, đóng khung, treo tại sảnh, cửa ra vào của các cơ quan THADS, phòng làm việc của Chấp hành viên, bảo đảm trang trọng, dễ theo dõi, nhận biết. Đối với việc in, treo tại sảnh, cửa ra vào, tùy từng cơ quan, đơn vị xác định kích thước nhưng tối thiểu khổ 90cm x 150cm, nền đỏ, chữ màu vàng

Bên cạnh đó, các cơ quan THADS quan tâm chấn chỉnh việc thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện nhiệm vụ, nêu cao tính trách nhiệm trong công việc, tổ chức quán triệt kịp thời, đầy đủ các văn bản hướng dẫn của cấp trên; chủ động, quan tâm phản ánh gương người tốt, việc tốt, tôn vinh những đóng góp, những tấm gương tận tụy, mẫu mực của Chấp hành viên; thực hiện tốt nhiệm vụ truyền thông báo chí, xây dựng hình ảnh đẹp về người công chức THADS, cơ quan THADS “kỷ cương, trách nhiệm, tin cậy, thân thiện”.

Việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ đối với chấp hành viên được xác định là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án. Vì vậy, trong Hệ thống THADS, cấp ủy Đảng và lãnh đạo các cơ quan THADS thường xuyên chỉ đạo các đơn vị trục thuộc triển khai, quán triệt kịp thời đến các chấp hành viên trong đơn vị các chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo, chấn chỉnh về kỷ luật, kỷ cương Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Tư pháp, của Tổng cục THADS và Thành ủy, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp. Việc thực hiện siết chặt kỷ luật, kỷ cương có kết hợp chặt chẽ với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Cũng theo Tổng cục THADS, qua công tác kiểm tra hàng năm về kỷ luật kỷ cương tại các đơn vị, về cơ bản các chấp hành viên đều có ý thức, trách nhiệm thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, đúng các quy trình, quy chế làm việc; nâng cao đạo đức, kỷ luật, kỷ cương công vụ, ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân; thực hiện tốt quy tắc, văn hóa ứng xử của công chức; không sử dụng thời giờ làm việc để làm việc riêng; không hút thuốc lá nơi công sở, trong phòng làm việc, phòng họp, hội trường; nghiêm cấm việc sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc.

Đội ngũ chấp hành viên các cơ quan THADS về cơ bản đều vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ; có trình độ, năng lực, kỹ năng, nhất là có tư duy đổi mới, sáng tạo, năng lực thực tiễn, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của ngành và địa phương giao.

Quyết định số 1577/QĐ-BTP về chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên có nội dung học tập chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp do đây là những nội dung chung trong các chuẩn mực đạo đức, phù hợp với quan điểm toàn diện.

Bên cạnh đó, do đặc thù của người Chấp hành viên, chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên theo Quyết định số 1577/QĐ-BTP nhấn mạnh đến các nội dung về “khách quan, đúng mực, dân vận khéo”, “yêu nghề, bản lĩnh, chuyên nghiệp”, “tích cực, chủ động, chặt chẽ”… Những nội dung này đều gắn với tính chất, chức trách, nhiệm vụ của Chấp hành viên.

Đọc thêm

Tham vấn chính sách - tiếp cận “từ sớm, từ xa” đối với các chính sách do Chính phủ quyết định

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh tiếp thu giải trình về dự thảo Luật. (Ảnh Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Báo cáo làm rõ hơn một số vấn đề lớn liên quan đến dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) được nhiều đại biểu Quốc hội góp ý trong phiên thảo luận tại hội trường chiều 13/2, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, việc bổ sung các quy định về tham vấn chính sách giúp các đối tượng liên quan tiếp cận “từ sớm, từ xa” đối với các chính sách do Chính phủ quyết định.

Chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sẽ nâng lên

Quang cảnh phiên thảo luận về dự án Luật chiều 13/2 (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Chiều 13/2, thảo luận tại Hội trường về dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình với những nội dung mới, được sửa đổi, bổ sung lần này tại dự Luật và cho rằng những quy định mới sẽ góp phần nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong thời gian tới.

Thực hiện nghiêm Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng các cấp

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng phát biểu thảo luận. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, việc triển khai Nghị quyết 18 mới đang là bước đầu, còn một số nhiệm vụ cần triển khai trong năm 2025 và trong nhiệm kỳ tới. Nhưng trước mắt phải thực hiện nghiêm Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng các cấp, trong đó có quy định về số lượng cấp ủy, ban thường vụ các cấp.

Nữ họa sĩ Đặng Ái Việt: Người chép sử bằng bút lông trên hành trình dặm dài đất nước

Nữ họa sĩ Đặng Ái Việt (Ảnh: Thanh Hiệp)
(PLVN) - Họa sĩ Đặng Ái Việt nguyên là phóng viên báo Phụ nữ Giải phóng trong kháng chiến chống Mỹ. Là một chiến sĩ, nghệ sĩ, bà thấu hiểu sự mất mát, đau thương do chiến tranh gây nên và càng trân trọng hơn sự hy sinh của những người Mẹ Việt Nam anh hùng. Mong muốn tri ân, trả “nợ đời, nợ nghiệp, nợ cố nhân”, bà đã thực hiện cuộc hành trình vẽ chân dung các Mẹ Việt Nam anh hùng ở khắp mọi miền Tổ quốc.

Khát vọng dở dang và đợi chờ một phép màu đến với Thư ký thi hành án Đỗ Nguyễn Ngọc Hiển

Dù đang tạm dừng công việc nhưng có dịp, anh Hiển (phái trái) vẫn ghé cơ quan trò chuyện, chia sẻ cùng đồng nghiệp để nguôi nỗi nhớ nghề.
(PLVN) - Hơn 5 tháng trôi qua cũng là quãng thời gian anh Đỗ Nguyễn Ngọc Hiển – Thư ký Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP Đà Lạt , Lâm Đồng sống trong bóng tối khi đôi mắt bỗng d ư ng bị mù. Điều đáng khâm phục là tinh thần lạc quan, khát vọng cống hiến vẫn tràn trề trong khối óc con tim người cán bộ thi hành án ấy. Anh luôn tin tưởng đôi mắt sẽ sáng trở lại để sớm quay lại với công việc, hoàn thành những ước mơ dang dở .

Rút gọn quy trình, phân định rõ thẩm quyền lập pháp và lập quy

Các đại biểu QH rất quan tâm đến Dự án Luật Ban hành VBQPPl (sửa đổi)
(PLVN) - Ngày 12/2, ngay sau Phiên khai mạc, Kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khoá XV đã nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại các Tổ về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sửa đổi, một dự án Luật được đánh giá là đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến việc xây dựng, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật.

Xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước

Các đại biểu dự phiên làm việc chiều 12/2. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh cho biết, việc ban hành Nghị quyết quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước nhằm tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, qua đó xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, tránh khoảng trống pháp luật, bảo đảm hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của bộ máy nhà nước và toàn xã hội…

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: “Luật làm luật” sẽ tác động đến cả hệ thống pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh
(PLVN) - Một trong 4 dự án Luật quan trọng sẽ được Kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 12/2 thảo luận và thông qua là dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) , một dự án Luật được đánh giá là đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến việc xây dựng, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh về dự án Luật này.

Quy trình xây dựng, ban hành văn bản có thể rút gọn từ 22 xuống 10 tháng

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, đối với các luật, pháp lệnh cần thực hiện quy trình chính sách gồm 4 bước cơ bản, trên cơ sở chính sách được thông qua thì sẽ tiến hành soạn thảo theo quy trình gồm 7 bước, trong đó đơn giản một số thủ tục hoặc một số loại hồ sơ, tài liệu. Với quy trình này, có thể rút ngắn thời gian ban hành luật có thể từ 22 xuống 10 tháng.