Xây dựng hệ sinh thái FTA cho ngành cà phê bền vững: Yêu cầu cấp thiết

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Việc xây dựng hệ sinh thái tận dụng các FTA cho ngành cà phê đang trở thành yêu cầu cấp thiết để phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ sinh thái này không chỉ tạo cơ hội giúp các doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh mà còn thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và nông dân, góp phần nâng cao vị thế cà phê Việt trên thị trường toàn cầu.

Mới đây, Bộ Công Thương tổ chức toạ đàm về hệ sinh thái tận dụng các FTA, trong đó có Hiệp định CPTPP trong lĩnh vực cà phê tại TP Hồ Chí Minh.

Toạ đàm có sự tham dự của ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương); đại diện Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh; đại diện các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Hiệp hội ngân hàng; Viện Tony Blair về thay đổi toàn cầu; các chuyên gia và các doanh nghiệp ngành cà phê.

Phát biểu tại Toạ đàm, ông Nguyễn Công Luân - Phó trưởng phòng Quản lý Xuất nhập khẩu - Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, kim ngạch xuất khẩu cà phê của doanh nghiệp Thành phố qua cảng, cửa khẩu trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt 663,8 triệu USD, chiếm tỷ trọng 16,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước (đạt 4,1 tỷ USD).

Kết quả này dựa trên sự đóng góp quan trọng của việc hội nhập kinh tế quốc tế và việc tham gia các hiệp định thương mại tự do, giúp hàng hóa của nước ta được tiếp cận dễ dàng hơn vào các thị trường, đặc biệt là các thị trường khó tính, trong đó có CPTPP, EU, UK,…

Trước bối cảnh thị trường quốc tế có nhiều biến động phức tạp như xung đột địa chính trị và gia tăng chính sách bảo hộ sản xuất nội địa, ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn về phát triển bền vững và năng lực cạnh tranh.

Sự thay đổi trong các chính sách quốc tế, sự dao động cung - cầu và biến động giá từ các quốc gia tiêu thụ cà phê trên thế giới đều tác động trực tiếp đến ngành cà phê nước ta, làm nảy sinh nhiều tồn tại và hạn chế cần khắc phục.

Để giải quyết các hạn chế còn tồn đọng, đại diện Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, Vụ Chính sách thương mại Đa biên đã xây dựng Đề án Hệ sinh thái tận dụng các FTA nhằm giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do. Đề án này hướng đến xây dựng văn hóa kết nối, thúc đẩy hợp tác giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp, tạo điều kiện để mọi thành phần trong hệ sinh thái đều có lợi ích.

"Hy vọng rằng, kế hoạch vận hành Hệ sinh thái tận dụng FTA cho ngành cà phê sẽ được triển khai hiệu quả, thiết thực, góp phần gia tăng chuỗi giá trị cho hạt cà phê và nâng cao vị thế sản phẩm cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.", đại diện Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh nói.

Tại buổi tọa đàm, ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên giới thiệu về Đề án Hệ sinh thái tận dụng các FTA. Đặt vấn đề, nêu ra cách thức, lộ trình xây dựng và lợi ích đem lại, tiêu chí tham gia từ việc xây dựng, vận hành Hệ sinh thái tận dụng các FTA.

Ông Khanh cho biết, Việt Nam hiện đã thực thi 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và đang tiếp tục đàm phán thêm các FTA khác trong thời gian tới, mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước mở rộng xuất khẩu.

Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã khai thác hiệu quả các FTA, tăng trưởng doanh thu xuất khẩu mạnh mẽ và ổn định, góp phần vào sự phát triển kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa thể tận dụng lợi thế này do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau.

Cụ thể, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và kiểm soát chất lượng hàng xuất khẩu. Thêm vào đó, họ thiếu thông tin về thị trường, các quy định và yêu cầu của các nước nhập khẩu.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp còn gặp trở ngại về vốn, khó tiếp cận tài chính do vướng các quy định ngân hàng và sự khác biệt trong năm tài chính. Ngoài ra, vấn đề tư vấn và hỗ trợ về chính sách, cũng như việc tiếp cận thị trường quốc tế, cũng đang là thách thức. Đặc biệt, hầu hết các doanh nghiệp cà phê vẫn chưa xây dựng được thương hiệu riêng.

Để xử lý một cách toàn diện và hiệu quả những vấn đề tồn tại nêu trên, mô hình Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng FTA được xây dựng nhằm mục tiêu giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích FTA; Xây dựng văn hóa kết nối, hợp tác và thúc đẩy hợp tác giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp.

Xây dựng hệ sinh thái FTA cho ngành cà phê bền vững: Yêu cầu cấp thiết ảnh 1Tọa đàm trao đổi trực tiếp với lãnh đạo các doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố về hệ sinh thái tận dụng các FTA, trong đó có hiệp định CPTPP trong lĩnh vực cà phê tại TP Hồ Chí Minh.

Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng hệ sinh thái tận dụng các FTA với bốn thành phần chủ chốt. Đầu tiên là các cơ quan quản lý Trung ương, bao gồm các Bộ và ngành liên quan như Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Hải quan,...

Thứ hai là các cơ quan quản lý địa phương, bao gồm Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ của các tỉnh thành.

Thứ ba là các doanh nghiệp, hiệp hội, và tổ chức tín dụng như các công ty sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê, hiệp hội cà phê, các ngân hàng và tổ chức tài chính. Cuối cùng là các nông dân trồng cà phê và các hợp tác xã.

Tại tọa đàm, bà Nguyễn Thùy Linh - Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã có những chia sẻ về những vấn đề tồn tại trong việc chế biến, xuất khẩu các sản phẩm cà phê của Việt Nam sang thị trường đối tác FTA (tập trung vào các thị trường CPTPP, EU và UK).

Góp ý xây dựng mô hình Hệ sinh thái tận dụng FTA cho ngành cà phê, ông Hoàng Trọng Thuỷ - Chuyên gia cao cấp về nông nghiệp cho rằng, các lợi thế từ FTA đang mở ra cơ hội phát triển dài hạn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngành cà phê vẫn phải đối mặt với những thách thức như yêu cầu về xuất xứ hàng hóa, chi phí vận tải, chứng nhận vùng trồng, và sự thiếu vắng hợp tác xã trong chuỗi cung ứng.

Dù vậy, các yếu tố như đà tăng trưởng, động lực mới, tín hiệu thị trường tích cực và uy tín của cà phê Việt Nam trên thế giới chính là những động lực cho sự phát triển của ngành, tạo sinh kế cho hàng triệu người trong các vùng sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê. “Chúng ta kỳ vọng rằng việc xây dựng và thực hiện hệ sinh thái tận dụng các FTA để phát triển bền vững cho ngành cà phê là một nhu cầu cấp thiết và tất yếu”, ông Thủy nhấn mạnh.

Còn theo ông Nguyễn Minh Khôi - Chuyên gia cao cấp về thương mại, Viện Tony Blair, cần đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số vào hệ sinh thái và kết nối với các đối tác ở nước ngoài cần được bổ sung vào thành chủ thể trong hệ sinh thái này.

Xây dựng hệ sinh thái FTA cho ngành cà phê bền vững: Yêu cầu cấp thiết ảnh 2Ông Nguyễn Minh Khôi - Chuyên gia cao cấp về thương mại, Viện Tony Blair vì sự thay đổi toàn cầu.

Về vai trò của các ngân hàng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp tận dụng FTA, bà Chu Thị Quỳnh Hoa, đại diện Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, nhấn mạnh vai trò của ngân hàng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp tận dụng FTA, chia sẻ rằng chỉ cần doanh nghiệp có phương án kinh doanh rõ ràng, hiệu quả và kế hoạch trả nợ tốt, ngân hàng sẽ không từ chối hỗ trợ vay vốn.

Thời gian qua, các ngân hàng luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, đặc biệt là ngành cà phê, thông qua các chính sách ưu đãi và lãi suất thấp. Tham gia vào hệ sinh thái tận dụng FTA, Hiệp hội Ngân hàng sẽ khuyến khích các ngân hàng tham gia tích cực hơn. Liên quan đến thủ tục hải quan đối với các doanh nghiệp xuất khẩu và ngành cà phê trong hệ sinh thái này, đại diện Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh cam kết phối hợp hỗ trợ cùng Bộ Công Thương và các cơ quan chức năng.

Tại tọa đàm, các doanh nghiệp cũng bày tỏ hy vọng rằng việc triển khai thành công hệ sinh thái tận dụng FTA sẽ giúp mở rộng kinh doanh, thu hút thêm các đối tác và nhà đầu tư tiềm năng, từ đó thúc đẩy sự phát triển của ngành cà phê.

Kết thúc chương trình, ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên cho biết, Bộ Công Thương và Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh sẽ tổng hợp các ý kiến tại buổi tọa đàm để xây dựng và hoàn thiện kế hoạch vận hành Hệ sinh thái tận dụng FTA cho ngành cà phê trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

Cơ hội gia tăng xuất khẩu đồ nội thất gỗ sang thị trường Anh nhờ hiệp định UKVFTA

Việt Nam có nhiều lợi thế để xuất khẩu nội thất bằng gỗ sang thị trường Anh.
(PLVN) - Một trong những động lực quan trọng thúc đẩy xuất khẩu đồ nội thất gỗ sang Anh chính là Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA ). Bởi, Hiệp định này đã tạo ra những ưu đãi lớn về thuế quan, khi nhiều mặt hàng gỗ được áp dụng mức thuế suất 0% trong vòng 5 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...