Xây dựng Bạc Liêu thành điểm đến thân thiện, văn minh, hiện đại

Xây dựng Bạc Liêu thành điểm đến thân thiện, văn minh, hiện đại
(PLO) - Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (2010 - 2015), với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao, Đảng bộ và nhân dân Bạc Liêu đã nỗ lực phấn đấu, tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả ấn tượng, hoàn thành về cơ bản các mục tiêu lớn của Đại hội đề ra. Đó là chia sẻ của Bí thư Tỉnh ủy Lê Minh Khái với Pháp luật Việt Nam.
Theo Bí thư Tỉnh ủy Lê Minh Khái, nhiệm kỳ vừa qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng Đảng bộ, quân và dân tỉnh Bạc Liêu đã có nhiều nỗ lực, phấn đấu, quyết tâm lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, đạt được kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực. 
Cụ thể, trong tổng số 21 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đảng bộ lần thứ XIV đề ra, có 13 chỉ tiêu vượt và đạt, 8 chỉ tiêu gần đạt; tổng sản phẩm GDP tăng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 12,1%. Cơ cấu kinh tế tỉnh nhà chuyển dịch đúng hướng, đến nay lĩnh vực nông - lâm - thủy sản đạt 47,46%, công nghiệp - xây dựng đạt 25,44%, thương mại, dịch vụ đạt 27,1%. Giá trị sản xuất khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng bình quân 8,53%/năm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 14,73%/năm; khu vực dịch vụ tăng bình quân là 14,53%/năm. 
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa dịch vụ tăng trưởng bình quân 23,94%/năm. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tăng bình quân 17,96%/năm. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 15,4%/năm...
Môi trường đầu tư được cải thiện, diện mạo của tỉnh, từ thành thị đến nông thôn có những đổi mới sâu sắc; vị thế và uy tín của tỉnh được nâng lên. Bên cạnh đó, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị có nhiều tiến bộ, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ được giao; niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với cấp uỷ, chính quyền được củng cố, nâng cao. 
Đời sống vật chất, tinh thần của đa số người dân được nâng cao hơn. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng và an ninh được bảo đảm. Những kết quả đạt được nêu trên tạo tiền đề quan trọng để tỉnh ta phát triển nhanh và bền vững hơn trong thời gian tới.
Thưa ông, thời gian qua có nhiều dự án trọng điểm được đầu tư tại tỉnh Bạc Liêu đã góp phần tạo nên diện mạo mới cho tỉnh nhà. Ông đánh giá thế nào về tính khả thi của các dự án?
- Các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh thời gian qua được triển khai theo đúng quy hoạch. Một số dự án hoàn thành và đi vào hoạt động, phát huy hiệu quả khá tốt: Như dự án điện gió đã hoàn thành đưa vào vận hành 30 trụ turbine, chính thức hòa vào lưới điện quốc gia với công suất 48MW; rồi Nhà máy chế biến gạo xuất khẩu tại huyện Hồng Dân, với công suất 200.000 tấn/năm gắn với mô hình cánh đồng mẫu lớn và bao tiêu sản phẩm đã đi vào hoạt động ổn định giai đoạn 1, với công suất 100 ngàn tấn/năm, bước đầu mang lại hiệu quả tốt cho cả người sản xuất và doanh nghiệp. 
Ông Lê Minh Khái - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu
Ông Lê Minh Khái - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu 
Kế đó, cần kể đến Nhà máy da giày xuất khẩu An Hưng, Nhà máy Bao bì xuất khẩu của Tập đoàn Dầu khí đi vào hoạt động ổn định; dự án Nhà máy may mặc xuất khẩu của Công ty TNHH một thành viên Pinetree Hàn Quốc đã xây dựng hoàn thành, đi vào hoạt động, từng bước ổn định và mở rộng quy mô công suất...
Ngoài ra, các dự án về phát triển du lịch cũng được triển khai thực hiện tích cực, nhiều dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động, thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước đến Bạc Liêu tham quan, du lịch. Nhờ vậy, lượng khách đến Bạc Liêu ngày càng tăng, bình quân hơn 20%/năm; riêng năm 2015, ước có khoảng 1,1 triệu lượt khách, trong đó có 35.000 lượt khách quốc tế.
Bên cạnh việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá hiện có, 5 năm qua, Bạc Liêu cũng đã quan tâm đầu tư xây dựng một số công trình văn hóa quan trọng trên địa bàn thành phố Bạc Liêu và ở các huyện, trong đó có công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả tốt, phục vụ thiết thực đời sống văn hóa, tinh thần của người dân trong tỉnh, đồng thời tạo nên diện mạo mới cho tỉnh nói chung, thành phố Bạc Liêu nói riêng. Bạc Liêu cũng đã tổ chức và đăng cai tổ chức thành công nhiều hoạt động, sự kiện văn hoá thể thao mang tầm quốc gia, quốc tế, vừa phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân vừa góp phần quảng bá về vùng đất, con người Bạc Liêu… 
Trong nhiệm kỳ mới, những lĩnh vực, nhiệm vụ trọng tâm nào được Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu tập trung thực hiện, thưa ông?
- Trong nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau:
+ Tập trung triển khai quyết liệt các chương trình, dự án kinh tế động lực như: Các dự án Nhà máy Điện gió ven biển Bạc Liêu; cảng biển Gành Hào, các cảng cá, cụm kinh tế kỹ thuật Gành Hào; các nhà máy may mặc xuất khẩu; các nhà máy chế biến nông, thuỷ sản xuất khẩu; giữ vững sản lượng Nhà máy Bia Sài Gòn; tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư vào Khu công nghiệp Trà Kha, triển khai Khu công nghiệp Láng Trâm.
+ Xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao, kiến nghị Chính phủ đưa vào qui hoạch khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và hình thành một số vùng nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kín. Phấn đấu hoàn thành hạ tầng kỹ thuật các khu nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp theo quy hoạch; phát triển mạnh nuôi tôm sinh thái kết hợp với trồng và bảo vệ rừng; triển khai xây dựng nhiều cánh đồng lớn gắn với bao tiêu sản phẩm và chế biến gạo xuất khẩu.
+ Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh; mở rộng quy mô, đầu tư nâng cấp các cơ sở du lịch hiện có và triển khai mới các dự án về du lịch, dịch vụ, thương mại; hình thành thêm nhiều sản phẩm du lịch cấp vùng; quy hoạch và xây dựng mới các khu văn hóa, giải trí, thể thao theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu du khách trong và ngoài nước. 
+ Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Xây dựng huyện Phước Long trở thành huyện đi đầu về nông thôn mới của tỉnh; huyện Vĩnh Lợi là huyện thứ hai của tỉnh hoàn thành tiêu chí huyện nông thôn mới. Xây dựng thành phố Bạc Liêu từng bước trở thành thành phố xanh, sạch, đẹp và văn minh và từng bước hiện đại; thị xã Giá Rai trở thành trung tâm kinh tế, thương mại khu vực và là đô thị vệ tinh của tỉnh; huyện Đông Hải từng bước trở thành huyện trọng điểm về kinh tế biển.
+ Tập trung đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh; gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, xây dựng Trường Đại học Bạc Liêu cơ sở 2 và Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật; hình thành trường quốc tế ngoại ngữ; xây dựng các trường phổ thông chất lượng cao.
+ Phát huy nhân tố con người, đề cao văn hóa, đạo đức trong lãnh đạo, điều hành, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; xây dựng Bạc Liêu là địa phương mến khách, con người thân thiện, nghĩa tình. 
+ Tiếp tục thực hiện tốt công tác chăm lo gia đình chính sách và người có công, công tác giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội; giải quyết cơ bản các yêu cầu, khiếu nại tồn đọng của công dân; quan tâm thực hiện chính sách nhà ở, đất ở cho gia đình chính sách, cán bộ, công chức, người nghèo.
+ Chú trọng nâng cao tâm thế hội nhập, tăng cường đối ngoại, thu hút tối đa mọi nguồn lực, đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư; tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp và công dân. 
+ Tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững chắc; xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn - xã hội trong mọi tình huống. 
+ Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; tập trung bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín; toàn tâm, toàn ý; chủ động, sáng tạo; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Xin trân trọng cảm ơn ông!

Đọc thêm

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.