Xác nhận người có công với cách mạng: Không để nỗi đau giả đè nỗi đau thật

Lễ trao Bằng Tổ quốc ghi công cho 498 thân nhân ngày 18/7/2017.
Lễ trao Bằng Tổ quốc ghi công cho 498 thân nhân ngày 18/7/2017.
(PLO) - Mới đây, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tổ chức lễ trao Bằng Tổ quốc ghi công cho 498 thân nhân các liệt sỹ theo Quyết định số 989/QĐ-TTg ngày 7/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ.  Đây là điểm nhấn trong chuỗi hoạt động nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ và cũng là minh chứng cho lời cam kết với nhân dân của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.

Vẫn là điểm nóng gây bức xúc xã hội

Phần lớn những hồ sơ được công nhận liệt sỹ trong dịp này đều là những trường hợp lớn tuổi, lão thành cách mạng đã hy sinh vài chục năm và đang nằm trong những nghĩa trang liệt sỹ nhưng chưa được công nhận liệt sỹ.

Điển hình như cụ Đặng Văn Tiết ở Long An, bị địch bắt đày đi Côn Đảo và hy sinh cách đây 75 năm không có một giấy tờ gì, qua xác minh thông tin tại nhà tù, đồng thời được sự tôn vinh của các bậc lão thành cách mạng và nhân dân đã lập hồ sơ xác nhận liệt sĩ; các cụ Lê Văn Ý, Nguyễn Văn Khóa ở An Giang hy sinh từ năm 1945, hồ sơ được xác lập từ những năm 1976, 1977 nhưng đến nay mới được xem xét; hoặc như ở Hải Phòng, có 21 cán bộ Việt Minh bị giặc Pháp bắt và bắn chết từ năm 1948, nhưng trước đây chỉ mới công nhận liệt sĩ cho 9 cán bộ; 12 cán bộ còn lại mãi đến nay mới được xem xét, công nhận và còn rất nhiều những trường hợp cá biệt khác...

Theo thống kê của Bộ LĐTBXH trong công tác xác nhận người có công với cách mạng, tính đến nay cả nước đã xác nhận trên 1.1 triệu liệt sĩ; trên 127.000 Bà mẹ Việt Nam anh hùng; gần 1.300 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; gần 600.000 thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; gần 185.000 bệnh binh; gần 312.000 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc da cam; gần 111.000 người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; gần 1,9 triệu người có công với cách mạng; trên 4,1 triệu người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc…

Tuy nhiên, thời gian qua bên cạnh những thành công đạt được, công tác xác nhận người có công vẫn là điểm nóng gây bức xúc trong dư luận xã hội với hàng loạt các tồn tại như: người có công thực sự thì chưa được xác nhận vì không còn căn cứ xác lập hồ sơ trong khi đó lại có những sai sót, nhầm lẫn, tiêu cực trong thực hiện chính sách, chế độ ở một số địa phương…

Chỉ tính trong 5 năm gần đây (từ năm 2012 - 6/2016), Thanh tra Bộ LĐTBXH đã tiến hành thanh tra tại 28 tỉnh, thành phố  và phối hợp với Bộ Quốc phòng tiến hành thanh tra việc xác lập, xét duyệt hồ sơ thương binh tại 5 quân khu 2,3,4,5,7. Qua kiểm tra trên 60.000 hồ sơ tại các đơn vị, địa phương nêu trên, đã phát hiện trên 12.000 hồ sơ sai sót hoặc nghi vẫn sai sót, trong đó gần 1.900 hồ sơ không đảm bảo pháp lý, không đủ điều kiện hưởng chế độ ưu đãi, đã kiến nghị các cơ quan liên quan ban hành quyết định đình chỉ chế độ ưu đãi, buộc hoàn trả ngân sách Nhà nước số tiền đã hưởng sai quy định trên 130 tỷ đồng, giảm chi ngân sách Nhà nước trên 37 tỷ đồng…

Phát biểu tại một cuộc hội thảo gần đây, ông Đỗ Đăng Khoa – Trưởng Phòng Chính sách 1 – Cục Người có công, Bộ LĐTBXH đã nhận định: “Khi nỗi đau giả, thành tích giả đè lên nỗi đau thật, thành tích thật sẽ làm nảy sinh nhiều vướng mắc trong các gia đình chính sách, tiềm tàng yếu tố không ổn định ở cơ sở và trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả của công tác người có công ”.

Việc xem xét, giải quyết phải đảm bảo yêu cầu của pháp luật

Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng “nỗi đau giả, thành tích giả đè lên nỗi đau thật, thành tích thật”, theo phân tích của ông Đỗ Đăng Khoa ngoài những lý do khách quan khó tránh khỏi, thì còn là những hạn chế trong khâu quản lý và tổ chức thực hiện để từ đó phát sinh tình trạng vận dụng chính sách tùy tiện, thiếu chặt chẽ, chưa công khai dân chủ, thiếu trách nhiệm trong việc xác nhận người có công như việc cấp giấy chứng nhận bị thương, giấy báo tử không đủ căn cứ, thậm chí không đủ điều kiện, tiêu chuẩn...

Bên cạnh đó, các quy định về khen thưởng kỷ luật trong Pháp lệnh ưu đãi người có công chưa được hướng dẫn, thể chế khiến việc thực thi pháp luật trong đời sống thực tiễn đời sống xã hội trở nên lỏng lẻo, tùy tiện, làm phát sinh tiêu cực như lập hồ sơ người có công giả, khai man để hưởng chế độ ưu đãi, chi không đúng đối tượng…ở một số địa phương, cơ sở. 

Ngày 20/3/2017, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH đã ký Quyết định số 408/QĐ-LĐTBXH ban hành quy trình giải quyết hồ sơ người có công tồn đọng. Để đảm bảo nguyên tắc tạo thuận lợi tối đa để người có công được thụ hưởng chính sách nhưng phải hạn chế tối thiểu trục lợi chính sách, nhưng phải hạn chế tối thiểu việc trục lợi chính sách, Quyết định số 408 nêu rõ việc xem xét, giải quyết hồ sơ tồn đọng phải đảm bảo các yêu cầu của pháp luật về đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện…

Thực hiện Quyết định số 408 đến ngày 30/6/2017 đã có 77 hồ sơ tồn đọng đủ điều kiện xác nhận liệt sĩ theo quy trình này. Đây là những hồ sơ tồn đọng khá lâu (có 8 trường hợp hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sĩ tồn đọng của tỉnh An Giang đã hy sinh từ những năm 1945-1953, được xác lập hồ sơ ngay từ những năm sau giải phóng nhưng do không còn đủ người làm chứng nên đến nay mới được xác nhận liệt sĩ), nhiều trường hợp khác do tư liệu, nhân chứng lịch sử không đầy đủ hoặc không còn nên các địa phương đã phải tích cực khai thác tối đa thông tin từ các nguồn khác như Ninh Thuận, Thừa Thiên - Huế phải thu thập thêm thông tin từ Ban Liên lạc nhà tù hoặc mời các đồng chí lão thành cách mạng để lắng nghe ý kiến trước khi Ban chỉ đạo cấp tỉnh họp xét, đề nghị.

Trước đó, kết quả triển khai giải quyết thí điểm hồ sơ người có công còn tồn đọng tại các tỉnh Thái Bình, Long An, Ninh Thuận, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Tiền Giang, Đà Nẵng đã xác nhận được 75 liệt sĩ và 11 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. 

“Xuất phát phương châm “không để bất cứ người có công nào không được hưởng chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước, sự chăm sóc của nhân dân”, Bộ LĐ-TB&XH đã chủ động phối hợp với các địa phương rà soát số hồ sơ tồn đọng. Công tác xử lý những hồ sơ tồn đọng từ nhiều năm đồng nghĩa với việc phải đối mặt với những câu hỏi về tư liệu, nhân chứng lịch sử không đầy đủ hoặc không còn.
Điều này đòi hỏi các địa phương phải bằng mọi cách tích cực nhất, khai thác tối đa các nguồn thông tin từ nhiều kênh khác nhau. Nhiều nơi đã phải thu thập thông tin từ hồ sơ để lại của các nhà tù của địch trước đây hoặc từ những tài liệu, sổ sách, những quyển nhật ký và mọi giấy tờ có liên quan. Có nơi như tỉnh Long An, Vĩnh Long, An Giang phải tổ chức họp hoặc đến tận nhà xin ý kiến các đồng chí cán bộ lão thành cách mạng, các đồng chí lãnh đạo của tỉnh qua các thời kỳ” – Ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH

“Một trong những kiến nghị để định hướng hoàn thiện chính sách ưu đãi người có công là điều chỉnh chế độ trợ cấp ưu đãi trên cơ sở mức tiêu dùng bình quân xã hội, triển khai thực hiện đồng bộ các chế độ ưu đãi về kinh tế - xã hội nhằm nâng cao mức sống người có công để bản thân và gia đình họ có mức sống trên mức trung bình xã hội như: bổ sung chế độ mua bảo hiểm y tế đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc lấy vợ khác, bổ sung chế độ trợ cấp một lần đối với thân nhân của người có đủ điều kiện công nhận là người có công giúp đỡ cách mạng đã chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi, bổ sung quy định về việc ủy quyền đi thăm viếng, di chuyển mộ liệt sĩ đối với thân nhân, gia đình liệt sĩ…” – ông Nguyễn Duy Kiên  - Phó Cục trưởng Cục Người có công, Bộ LĐTBXH

Đọc thêm

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang: Giảm cầu ma túy là giải pháp trọng điểm kéo giảm tội phạm

Bộ trưởng Lương Tam Quang phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: H.Giang)
(PLVN) - Hôm qua (15/1), tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến thực hiện Kế hoạch 483/KH-BCA-C04 ngày 7/10/2024 của Bộ Công an về cao điểm tổng rà soát, phát hiện, thống kê, quản lý người nghiện ma túy, người sử dụng trái phép chất ma túy, người bị quản lý sau cai nghiện ma túy và đấu tranh, triệt xóa điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy (Kế hoạch 483).

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao Quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao Quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre
(PLVN) - Tối 15/1, tỉnh Bến Tre long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bến Tre; 65 năm Ngày Bến Tre Đồng khởi; Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre 17/1; Tôn vinh và trao tặng danh hiệu “Công dân Đồng Khởi tiêu biểu” và “Công dân Đồng Khởi danh dự”, tỉnh Bến Tre lần thứ tư - năm 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Ngày 15/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (18/1/1950 - 18/1/2025) và trong không khí phấn khởi hai dân tộc đang chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.