Xác người chết 12 năm được bán làm 'cô dâu ma' với giá 12,6 nghìn đô-la

Hôn nhân ma là một truyền thống cổ xưa ở Trung Quốc đã tồn tại hàng nghìn năm.
Hôn nhân ma là một truyền thống cổ xưa ở Trung Quốc đã tồn tại hàng nghìn năm.
(PLVN) - Gia đình ở Hà Bắc (Trung Quốc) đã đào mộ con gái mình và lấy xác chết chôn cất 12 năm bán với giá 12,6 nghìn đô – la (khoảng 276 triệu đồng) để làm đám cưới với một người đàn ông đã qua đời ở một ngôi làng gần đó.

Theo tờ Daily Mail dẫn bài báo từ tờ Đông phương Nhật báo, thi thể của Kang Cuicui - đã chết cách đây 12 năm - được để 'kết hôn' với một người đàn ông đã qua đời theo nghi thức đính hôn cổ xưa ở tỉnh Hà Bắc, miền bắc Trung Quốc .

Phong tục Yin Hun, hay còn gọi là 'hôn nhân ma', đã tồn tại ở Trung Quốc hàng nghìn năm bởi những người tin rằng nó đảm bảo những người chết chưa kết hôn không cô đơn ở thế giới bên kia và mang lại may mắn cho thế hệ tương lai.

Vụ việc xảy ra ở một làng thuộc thành phố Thương Châu, tỉnh Hà Bắc. Cô Kang đã tự sát vào năm 2008 sau khi cãi nhau với chồng mình - Li Zhong . Gia đình chồng đã chi một số tiền lớn để tổ chức một đám tang hoành tráng cho người vợ đã khuất trước khi chôn bà trong một ngôi mộ với đồ trang sức bằng vàng.

Khi đến thăm mộ của cô Kang vào ngày 14/11 vừa qua, họ đã bị sốc khi phát hiện ngôi mộ đã bị mở, còn xác của người phụ nữ và đồ chôn cất đã bị đánh cắp.

Gia đình ông Li ngay lập tức liên hệ với cảnh sát địa phương. Các nhân viên sau đó đã phát hiện ra rằng chính gia đình bà Kang đã đào mộ con gái của họ.

Cha mẹ của người phụ nữ này sau đó đã bán xác chết của cô với giá 80.000 nhân dân tệ (12,6 nghìn đô – la) để làm 'cô dâu ma' cho một gia đình khác có con trai chưa cưới đã chết trong một vụ tai nạn ô tô.

Hai bên gia đình tổ chức lễ ăn hỏi vào ngày 23/11 bằng cách chôn cất hai thi hài cùng nhau.  

Mẹ của cô Kang (ảnh giữa) cho biết bà rất tức giận sau khi gia đình ông Li chuyển mộ gia đình mà không chuyển mộ con gái bà theo.

Mẹ của cô Kang (ảnh giữa) cho biết bà rất tức giận sau khi gia đình ông Li chuyển mộ gia đình mà không chuyển mộ con gái bà theo.

Nói với các phương tiện truyền thông địa phương, mẹ của cô Kang cho biết bà rất tức giận sau khi gia đình ông Li di chuyển phần mộ của gia đình mà không có con gái họ. “Gia đình đó đã di chuyển mồ mả gia đình mình và để mộ con gái tôi ở đó”, bà nói, “Nếu tôi không thể di chuyển ngôi mộ của con tôi, tôi phải đưa nó ra khỏi đó. Tôi không thể để con tôi là một bóng ma cô đơn giữa thiên nhiên hoang dã.”

Trong khi đó, một người giấu tên nói rằng một "ngôi mộ riêng", nơi chôn cất một người đàn ông đã chết, chưa lập gia đình, sẽ mang lại vận rủi cho thế hệ tương lai.

Tục cưới ma là một truyền thống mê tín dị đoan ở Trung Quốc tồn tại hàng nghìn năm. Thông thường, hôn lễ được thực hiện giữa hai người vừa mới qua đời nhưng cũng có trường hợp tổ chức đám cưới giữa người sống và người đã chết.

Gia đình tổ chức hôn lễ thường được coi là giàu có hoặc có địa vị xã hội cao. Trong trường hợp có hai người chết, thi thể sẽ được chôn chung sau khi làm lễ.

 

Mặc dù phong tục này phần lớn đã biến mất ở Trung Quốc ngày nay, nhưng vẫn có những báo cáo lẻ tẻ về những đám cưới ma diễn ra.

Vào năm 2015, ba người đàn ông đã bị bắt ở tỉnh Sơn Tây vì cố gắng bán một xác chết phụ nữ làm cô dâu ma sau khi đánh cắp nó.  

Năm 2014, ba người đàn ông bị kết tội cướp mộ thi hài phụ nữ. Họ bị phạt tù từ sáu tháng đến một năm và bị phạt.

Cô dâu ma là những xác chết phụ nữ được kết hôn với những người đàn ông đã khuất trong một buổi lễ được gọi là 'hôn lễ ma'.

Được biết đến với cái tên Yin Hun hoặc Ming Hun, truyền thống Trung Quốc cổ đại được cho là mang lại sự bình yên cho người chết ở thế giới bên kia và xua đuổi tà ma. Lễ cưới thường bao gồm mâm cỗ tang của cô dâu và chú rể và một bữa tiệc. Phần quan trọng nhất là chôn xác cô dâu bên trong mộ chú rể. 

Tin cùng chuyên mục

Đoàn đại biểu Việt Nam tại Phiên Đối thoại.

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ, thúc đẩy quyền con người

(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sỹ, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đọc thêm

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo UPR tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.