Xác định danh tính nghi phạm tấn công tàu điện ngầm ở Nga

Ông Putin đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân
Ông Putin đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân
(PLO) - Thành phố Saint Petersburg của Nga ngày 4/4 bắt đầu để tang tưởng niệm các nạn nhân trong vụ nổ tại hệ thống tàu điện ngầm khiến 14 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương xảy ra 1 ngày trước đó. Cùng ngày, giới chức Kyrgyzstan cho biết thủ phạm là một người Nga gốc Kyrgyzstan.

AFP dẫn lời Người phát ngôn Ủy ban chống khủng bố của Nga Andrei Przhezdomsky cho biết vụ nổ xảy ra vào lúc 14h40 pm (11h40 GMT) ngày 3/4 trong một toa tàu trên đoạn đường giữa hai ga tàu điện ngầm “Học viện Kỹ thuật” và “Sennaya” thuộc hệ thống tàu điện ngầm của thành phố S.Petersburg. Vụ việc được cho là do một quả bom có chứa các vật thể gây sát thương cao gây ra. 

Bộ trưởng Y tế Nga Veronika Skvortsova ngày 4/4 cho biết số nạn nhân tử vong trong vụ việc đã tăng từ 11 lên thành 14 người. 49 người khác bị thương trong vụ việc cũng vẫn đang được điều trị tại bệnh viện. Những hình ảnh ghi tại hiện trường do truyền hình Nga công bố cho thấy cửa toa tàu đã bị đánh bay đi và các thi thể nằm rải rác ở nền nhà ga. Ủy ban chống khủng bố của Nga sau đó xác định cơ quan an ninh Nga đã phát hiện thêm một thiết bị nổ khác ở nhà ga Quảng trường Vosstaniya Square. Thiết bị nổ này đã không phát nổ và đã bị vô hiệu hóa ngay lập tức. 

Một ngày sau vụ tấn công, cờ Nga đã được treo rủ tại các tòa nhà ở Saint Petersburg khi thành phố bắt đầu 3 ngày để tang các nạn nhân. Hệ thống tàu điện ngầm ở Saint Petersburg đã được mở lại nhưng các biện pháp an ninh tại đây đã được thắt chặt hơn. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi lời chia buồn tới người thân và các nạn nhân trong vụ tấn công. Ông cũng đã đặt vòng hoa viếng ở lối vào một trong nhà ga xảy ra vụ tấn công. 

Các điều tra viên Nga cho biết  đã mở một cuộc điều tra về “hành động khủng bố” nói trên nhưng nhấn mạnh vẫn đang để ngỏ khả năng vụ nổ do các nguyên nhân khác. Cũng trong ngày 4/4, cơ quan an ninh Kyrgyzstan cho biết vụ nổ do một “kẻ đánh bom liều chết” tên Akbarjon Djalilov – một công dân Nga sinh năm 1995 ở miền Nam Kyrgyzstan gây ra. Tuy nhiên, giới chức Nga từ chối bình luận về danh tính nghi phạm vụ đánh bom.

Lãnh đạo các nước trên thế giới cũng đã đồng loạt lên án vụ tấn công. Thủ tướng Nga Angela Merkel lên án vụ đánh bom là một hành vi dã man còn Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã có cuộc điện đàm với ông Putin. “Tổng thống Putin bày tỏ sự ủng hộ tuyệt đối của chính phủ Mỹ với Nga trong việc đối phó với vụ tấn công và trừng trị thủ phạm. Cả Tổng thống Trump và Putin đều nhất trí cho rằng chủ nghĩa khủng bố phải bị đánh bại nhanh chóng và triệt để” – Nhà Trắng trong một tuyên bố cho hay.

Vụ việc xảy ra chỉ ít lâu sau khi nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) kêu gọi tấn công vào Nga để trả đũa việc Moscow can thiệp quân sự nhằm vào các phần tử thánh chiến của tổ chức này ở Nga. Song, đến ngày 4/4 vẫn chưa có tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm về vụ nổ. 

Việt Nam lên án mạnh mẽ vụ tấn công

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, được tin ngày 3/4/2017 đã xảy ra vụ khủng bố tại ga tàu điện ngầm thành phố Saint Petersburg, Liên bang Nga làm nhiều người thiệt mạng và bị thương, ngày 4/4/2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã gửi điện thăm hỏi đến Tổng thống Liên bang Nga V. Putin.

Cùng ngày, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: Việt Nam lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố này và xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến Chính phủ, nhân dân Liên bang Nga cùng gia đình những nạn nhân của vụ tấn công đồng thời tin tưởng mạnh mẽ rằng những kẻ gây ra tội ác này sẽ phải sớm bị trừng trị thích đáng”

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc có hay không công dân Việt Nam là nạn nhân của vụ tấn công, bà Hằng cho biết theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga, cho đến nay chưa có công dân Việt Nam là nạn nhân của vụ tấn công này.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.