WHO: Thời gian làm việc dài hơn thì tuổi thọ ngắn đi

Những người lao động in bóng dưới ánh nắng mặt trời khi đang đào ruộng để lắp đặt đường ống dẫn nước dọc một con đường ở Karachi
Những người lao động in bóng dưới ánh nắng mặt trời khi đang đào ruộng để lắp đặt đường ống dẫn nước dọc một con đường ở Karachi
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Làm việc nhiều giờ liền đang giết chết hàng trăm nghìn người mỗi năm, thế nhưng xu hướng tồi tệ này có thể tăng nhanh hơn nữa do đại dịch COVID-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm nay – 17/5 cho biết.

Trong nghiên cứu toàn cầu đầu tiên về thiệt hại nhân mạng liên quan đến thời gian làm việc lâu hơn, bài báo trên tạp chí Môi trường Quốc tế cho thấy, năm 2016, có 745.000 người chết do đột quỵ và bệnh tim liên quan đến thời gian làm việc dài.

Đó là mức tăng gần 30% so với năm 2000, Reuters đưa tin.

Bà Maria Neira - Giám đốc Ban Môi trường, Biến đổi Khí hậu và Sức khỏe của WHO - cho biết: “Làm việc từ 55 giờ trở lên mỗi tuần là một mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với sức khỏe.”

Bà nói: “Những gì chúng tôi muốn làm với thông tin này là thúc đẩy nhiều hành động hơn, bảo vệ người lao động nhiều hơn.”

Nghiên cứu chung do WHO và Tổ chức Lao động Quốc tế thực hiện cho thấy, hầu hết nạn nhân (72%) là nam giới và ở độ tuổi trung niên trở lên. 

Báo cáo cũng cho thấy những người sống ở Đông Nam Á và khu vực Tây Thái Bình Dương - khu vực được WHO xác định bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Úc - bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Nghiên cứu dựa trên dữ liệu từ 194 quốc gia cũng cho biết, làm việc 55 giờ hoặc hơn một tuần có liên quan đến nguy cơ đột quỵ cao hơn 35% và nguy cơ tử vong do thiếu máu cục bộ cao hơn 17% so với làm việc 35-40 giờ/tuần.

Nghiên cứu bao gồm giai đoạn 2000-2016 và do đó không bao gồm đại dịch COVID-19, nhưng các quan chức của WHO cho biết, sự gia tăng trong công việc từ xa và suy thoái kinh tế toàn cầu do tình trạng khẩn cấp của đại dịch càng có thể làm tăng rủi ro.

WHO cho biết: "Đại dịch đang gia tăng tốc độ phát triển có thể thúc đẩy xu hướng tăng thời gian làm việc". WHO ước tính, ít nhất 9% người dân phải làm việc nhiều giờ.

Các nhân viên của WHO, bao gồm cả giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus, cho biết, họ đã làm việc nhiều giờ trong suốt đại dịch và cơ quan Liên Hợp Quốc sẽ tìm cách cải thiện chính sách của mình dựa trên nghiên cứu này.

“Giới hạn giờ làm sẽ có lợi cho người sử dụng lao động vì điều đó đã được chứng minh là giúp tăng năng suất của người lao động”, Frank Pega - quan chức kỹ thuật của WHO - cho biết, "Không tăng giờ làm việc dài trong một cuộc khủng hoảng kinh tế thực sự là một lựa chọn thông minh."

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.