WHO kêu gọi công bằng trong tiếp cận vaccine phòng COVID-19

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa lên tiếng thúc giục 20 nhân vật có quyền lực trên thế giới đảo ngược tình trạng mất cân bằng trong tiếp cận vaccine ngừa COVID-19 trên toàn cầu trước tháng 10 tới.

Tăng tỉ lệ tiêm chủng ở nước đang phát triển

Theo AFP, cơ quan y tế của Liên Hợp quốc đã nhiều lần lên tiếng về việc các nước giàu có đang giảm nguồn cung vaccine phòng COVID-19 trong khi các nước đang phát triển phải chật vật để tiêm chủng cho những nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất của họ.

Trong một phát biểu trên mạng xã hội của WHO, bác sĩ Bruce Aylward - Cố vấn cao cấp của Tổng Giám đốc WHO – lên tiếng kêu gọi các chính trị gia và các ông trùm kinh doanh có các biện pháp để tăng tỉ lệ tiêm chủng ở các nước nghèo hơn. “Có lẽ có 20 người trên thế giới có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề công bằng này”, ông Aylward nói.

Theo Cố vấn cao cấp của Tổng Giám đốc WHO, 20 người đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết bài toán cân bằng vaccine ngừa COVID-19 mà ông đề cập là những người đứng đầu các công ty lớn liên quan đến vaccine; đứng đầu các quốc gia ký hợp đồng phân phối hầu hết các loại vaccine trên thế giới và đứng đầu các quốc gia sản xuất vaccine.

“Chúng ta cần 20 người đó nói rằng: “Chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề này vào cuối tháng 9. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng 10% dân số ở mọi quốc gia... được tiêm chủng”, ông Aylward nói thêm.

Thống kê của AFP cho thấy, cho đến nay, gần 4,5 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 đã được sử dụng trên khắp thế giới. Tại các nước có thu nhập cao theo phân loại của Ngân hàng Thế giới (WB), 104 liều vaccine đã được tiêm cho 100 người. Tuy nhiên, tại 29 nước có thu nhập thấp nhất, chỉ mới có 2 liều được tiêm cho 100 người.

Trước đó, WHO lên tiếng kêu gọi thực hiện mục tiêu mỗi nước có ít nhất 10% dân số được tiêm vaccine ngừa COVID-19 trước cuối tháng 9 tới, ít nhất 40% dân số được tiêm vaccine vào cuối năm nay và 70% vào giữa năm 2022. Tuần trước, WHO cũng đã lên tiếng kêu gọi tạm hoãn việc tiêm mũi bổ sung vaccine ngừa COVID-19 nhằm giải quyết tình trạng bất bình đẳng trong việc phân phối vaccine.

Theo WHO, chưa có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy cần thúc đẩy việc tiêm mũi thứ 3 vaccine ngừa COVID-19. “Chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy chúng ta cần tiêm liều thứ ba”, bà Mariangela Simao - Trợ lý Tổng Giám đốc WHO về tiếp cận thuốc, vaccine và dược phẩm – nói.

Báo động số ca mắc ở trẻ em

Những phát biểu trên của WHO được đưa ra trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn đang lây lan mạnh ở nhiều nước trên thế giới. Tại Hàn Quốc, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết, ngày 11/8, nước này ghi nhận thêm 2.223 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 2.145 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 ở Hàn Quốc đến nay lên thành 216.206 ca.

Số ca mắc mới COVID-19 được báo cáo tại Hàn Quốc ngày 11/9 nhiều hơn 683 ca so với 1.540 của ngày hôm trước. Đây cũng là số ca mắc mới COVID-19 trong ngày cao nhất được ghi nhận tại Hàn Quốc kể từ tháng 1/2020 cho đến nay.

Hàn Quốc ngày 11/8 cũng ghi nhận thêm một trường hợp tử vong do COVID-19, nâng số người chết lên thành 2.135 người. Kể từ ngày 7/7 đến nay, Hàn Quốc đã 35 ngày liên tiếp ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 ở mức trên 1.000.

Các chuyên gia y tế dự báo số ca mắc mới COVID-19 tại Hàn Quốc sẽ còn tăng trong những ngày tới do biến thể Delta lây lan nhanh, kỳ nghỉ Quốc khánh và các học sinh chuẩn bị vào học kỳ hai vào cuối tháng này. Các cơ quan y tế Hàn Quốc khuyến cáo người dân nên ở nhà trong kỳ nghỉ nhằm kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh.

Chính phủ Hàn Quốc cũng yêu cầu các công chức đã đến các điểm nghỉ mát, bao gồm bãi biển, núi và các địa điểm cắm trại phải xét nghiệm COVID-19 dù họ không có các triệu chứng bệnh.

Tại Australia, 5 triệu người dân ở thành phố Melbourne – thành phố lớn thứ 2 của nước này – sẽ phải ở nhà trong ít nhất một tuần nữa, sau khi giới chức thành phố ngày 11/8 quyết định gia hạn lệnh phong tỏa vì chưa ngăn chặn được đợt bùng phát dịch bệnh hiện nay ở thành phố.

Hôm 5/8 vừa qua, Melbourne bắt đầu đợt phong tỏa thứ 6 sau chùm ca bệnh do biến thể Delta được phát hiện ở một trường học và lây lan nhanh. Tại thành phố Sydney, hơn 5 triệu dân ở đây cũng đang được lệnh không rời khỏi nhà.

Trong một diễn biến đáng chú ý, tờ Huffington Post dẫn kết quả một phân tích vừa được Viện Nhi khoa Mỹ công bố cho hay, trong tuần từ ngày 29/7 đến 5/8, tại Mỹ có tới gần 94.000 trường hợp mắc mới COVID-19 là trẻ em, chiếm 15% các trường hợp nhiễm COVID-19 được báo cáo.

Sự gia tăng số ca mắc mới COVID-19 là trẻ em ở Mỹ được báo cáo trong lúc số ca mắc mới COVID-19 và số ca nhập viện ở nước này đều tăng. Thống kê cho thấy, kể từ khi đại dịch bùng phát cho đến nay, tại Mỹ đã ghi nhận 4,2 triệu trẻ em có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, chiếm khoảng 14,3% tổng số ca mắc.

Các trường hợp trẻ em nhiễm COVID-19 đã tăng đều đặn ở nước này kể từ đầu tháng 7, sau khi giảm vào đầu mùa hè. Tổng cộng, từ ngày 22/7 đến ngày 5/8, tại Mỹ có hơn 165.000 trường hợp trẻ em mắc COVID-19 đã được báo cáo.

Mặc dù chưa ghi nhận nhiều ca diễn tiến nặng do mắc COVID-19 ở trẻ em nhưng các bác sĩ cảnh báo cần có thêm nhiều dữ liệu để xác định những ảnh hưởng lâu dài của căn bệnh này ở những người trẻ tuổi. Sự gia tăng các trường hợp nhiễm COVID-19 là trẻ em ở Mỹ diễn ra trong lúc các quan chức ở nước này đang chật vật tìm các biện pháp phòng ngừa cho năm học mới.

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.