WHO cảnh báo về biến chủng lây lan nhanh hơn Omicron

WHO cảnh báo về biến chủng lây lan nhanh hơn Omicron
0:00 / 0:00
0:00
WHO ngày 1/4 cảnh báo về biến chủng mới XE, tái tổ hợp từ hai dòng phụ BA.1 và BA.2 của Omicron, có khả năng lây lan nhanh hơn Omicron.

"Biến chủng tái tổ hợp XE lần đầu được phát hiện ở Anh vào ngày 19/1. Hiện các chuyên gia đã xác nhận hơn 600 trình tự gene có chứa biến chủng này", trích dẫn từ báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Theo ước tính ban đầu của WHO, tỷ lệ ca nhiễm cộng đồng sau khi xuất hiện XE cao hơn 10% so với BA.2. Như vậy, biến chủng có khả năng lây lan nhanh hơn phiên bản gốc của Omicron 43%. Tuy nhiên, WHO lưu ý cần có thêm nghiên cứu mới để xác nhận điều này.

Biến chủng XE tái tổ hợp (lai) từ BA.1 và BA.2, theo Cơ quan An ninh Y tế Anh (UKHSA). Cơ quan này đã xác nhận ít nhất 637 ca nhiễm XE tại Anh. Các bệnh nhân tập trung nhiều nhất ở London.

Tỷ lệ lây truyền XE ở Anh hiện ở mức dưới 1%. Tốc độ tăng trưởng ban đầu của biến chủng không khác biệt quá nhiều so với BA.2. Tuy nhiên, kể từ ngày 16/3, XE lây lan cao hơn 9,8% so với BA.2, con số này tương đồng với báo cáo của WHO.

Hình ảnh đồ họa của một mẫu nCoV dưới kính hiển vi. Ảnh: NIAID

UKHSA cho biết số ca nhiễm XE còn quá nhỏ để phân tích cụ thể theo từng khu vực. Hiện BA.2 vẫn là biến chủng chiếm ưu thế trong số các dòng phụ của Omicron. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng trong thời gian tới, số trường hợp nhiễm XE sẽ tăng lên, do biến chủng lai có khả năng lây lan cao hơn.

Theo WHO, việc nghiên cứu biến chủng gặp nhiều thách thức trong thời gian gần đây, bởi số ca nhiễm COVID-19 tại các quốc gia giảm đồng đều. Dữ liệu kém bao quát hơn vì thiếu xét nghiệm. Khả năng theo dõi virus đang ở đâu, lây lan và phát triển ra sao ngày càng khó khăn hơn.

Hiện Anh ghi nhận ba dòng biến chủng lai cần theo dõi là XD, XE và XF. Trong đó, XD và XP tái tổ hợp từ Delta và BA.1. Các nhà khoa học tạm gọi các biến chủng này là Deltacron. XF chỉ chiếm một phần nhỏ ca nhiễm của Anh và đã ngừng xuất hiện kể từ ngày 15/2.

Thông tin về biến chủng lai giữa Delta và Omicron nghe có vẻ đáng lo ngại, song một số nhà nghiên cứu cho rằng cộng đồng không cần hoảng sợ. "Đây không phải mối lo mới", tiến sĩ Etienne Simon-Loriere, chuyên gia virus học tại Viện Pasteur ở Paris, người dẫn đầu nhóm phân lập được chủng Deltacron, cho biết.

Hiện tượng tái tổ hợp virus xảy ra khi một người nhiễm hai biến chủng cùng một lúc. Ví dụ, người bệnh đến một nơi đông đúc, lây nhiễm từ nhiều F0. Hai loại biến chủng xâm nhập vào cùng một tế bào. Khi tế bào sản sinh virus mới, vật liệu di truyền của chúng bị trộn lẫn, khả năng cao tạo ra biến chủng lai.

Hiện tượng nCoV tái tổ hợp không mới. Tuy nhiên hầu hết, quá trình này thường dẫn đến ngõ cụt, virus tự triệt tiêu bởi biến chủng có gene hỗn hợp không hoạt động tốt như các phiên bản trước đó.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.