Vụ việc thay đổi nhân sự tại Cenco5: Có dấu hiệu vi phạm, cần được kiểm tra, xử lý?

Bà Lương Nguyệt Thu - Chủ nhiệm UBKT Thành ủy Đà Nẵng.
Bà Lương Nguyệt Thu - Chủ nhiệm UBKT Thành ủy Đà Nẵng.
(PLO) - Bà Lương Nguyệt Thu, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng đã cho báo chí biết như vậy, xung quanh việc bổ nhiệm HĐQT mới của Cienco 5 cũng miễn nhiệm một số cán bộ chủ chốt khác mà không thông qua Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng công ty theo quy chế hiện hành.

Thông qua việc đấu thầu cổ phần do Nhà nước bán và mua thêm từ cổ đông chiến lược, cuối tháng 4/2016, Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát và một số cổ đông khác đã nắm 54,18% cổ phần của Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco 5). Sau khi nắm giữ cổ phần chi phối, nhóm cổ đông này đã bổ nhiệm, miễn nhiệm các vị trí then chốt không đúng trình tự, thủ tục. HĐQT mới của Cienco 5 cũng ra nghị quyết không phù hợp, mục đích là giành quyền thực hiện các dự án đô thị tại Hà Đông - Hà Nội với Công ty cổ phần Phát triển địa ốc Cienco 5 (Cienco 5 Land).

Ngày 25.4.2016, khi vừa được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc Cienco 5, ông Lê Quang Vinh - đại diện cổ đông Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát đã ký Công văn số 642/TCT5-HĐQT đề nghị Bộ Giao thông vận tải (GTVT) kiểm tra, rà soát việc giảm vốn sở hữu của Cienco 5 nhiều năm trước đây tại Cienco 5 Land. Một số báo mạng cũng dẫn lời ông Vinh cho rằng, việc Cienco 5 bán cổ phần Cienco 5 Land vào năm 2009 và không nắm cổ phần chi phối tại Cienco 5 Land là trái quy định, có khả năng làm mất vốn, tài sản nhà nước...

Đây là thông tin không chính xác. Bởi theo quy định tại khoản 3, Điều 20 của Điều lệ Cienco 5 (được Bộ GTVT phê duyệt ngày 5.1.2009) thì HĐQT Tổng công ty được quyết định hoặc phân cấp cho Tổng Giám đốc quyết định các dự án đầu tư, góp vốn, mua bán cổ phần, tài sản có giá trị đến 50% tổng giá trị tài sản trên báo cáo tài chính công bố tại quý gần nhất của Tổng công ty. Trong khi 1.950.000 cổ phần được bán (trị giá 21,5 tỷ đồng) chỉ chiếm khoảng 0,5% tổng giá trị tài sản của Cienco 5 thời điểm đó (xấp xỉ 4.000 tỷ đồng).

Mặt khác, theo Nghị định 78/2007/NĐ-CP, Nghị định 108/2009/NĐ-CP, việc sử dụng vốn nhà nước đối với việc thực hiện các dự án BT không được khuyến khích. Điểm a, khoản 1, Điều 5 Nghị định 78/2007/NĐ-CP quy định doanh nghiệp nhà nước tham gia góp vốn để thực hiện dự án với tỷ lệ không quá 49% vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư. Vì vậy, việc Cienco 5 chuyển nhượng vốn điều lệ hoặc không nắm cổ phần chi phối tại doanh nghiệp dự án Cienco 5 Land không trái với quy định của pháp luật, đúng chủ trương của Nhà nước về các dự án đầu tư phát triển công trình kết cấu hạ tầng của Chính phủ theo các hình thức BOT, BTO, BT.

Tương tự, việc giao Cienco 5 Land thực hiện dự án BT đường trục phía nam tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) và các dự án đối ứng hoàn vốn Thanh Hà A, Thanh Hà B và Mỹ Hưng và khoán lợi nhuận bằng 2% số tiền phải nộp vào ngân sách là thẩm quyền tự quyết đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Khoản tiền khoán lợi nhuận 137,3 tỷ đồng đã được Cienco 5 Land nộp đủ cho Cienco 5 và được Kiểm toán Nhà nước ghi nhận. Theo kết quả xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa Cienco 5 tại thời điểm ngày 30-6-2013 thì vốn nhà nước tại Cienco 5 là 438 tỷ đồng, tăng 8,67 lần so với năm 2007.

Giai đoạn 2011-2014, nhiều nhà đầu tư lao đao do thị trường nhà đất đóng băng, các ngân hàng siết chặt cho vay bất động sản theo Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24-2-2011 của Chính phủ về các giải pháp tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Trong hoàn cảnh đó, Cienco 5 Land nhiều lần mời Cienco 5 mua cổ phần để có thêm nguồn vốn phục vụ các dự án. Nhưng Cienco 5 chỉ mua thêm lượng cổ phiếu nhỏ bởi Chính phủ có chỉ đạo các doanh nghiệp nhà nước cắt giảm đầu tư ngoài ngành. Đồng thời, Bộ GTVT có văn bản yêu cầu Cienco 5 tập trung chỉ đạo, thực hiện các bước cổ phần hóa công ty mẹ và các đơn vị thành viên theo đúng tiến độ kế hoạch đã được phê duyệt…

Trước thực trạng nhiều dự án BT bị đình trệ do thiếu vốn, UBND thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, rà soát. Ngày 2.12.2013, UBND thành phố đã có Công văn 166/TB-VP thông báo dừng triển khai hợp đồng BT nhiều dự án, trong đó có dự án mà Cienco 5 Land đang thực hiện. Sau nhiều nỗ lực của Cienco 5 Land, đến tháng 7.2014, UBND thành phố Hà Nội mới đồng ý ký hợp đồng phụ lục gia hạn và điều chỉnh hợp đồng BT đường trục phía nam và các dự án hoàn vốn cho Cienco 5 Land. Có thể thấy, ngay cả thời điểm khó khăn nhất, Cienco 5 cũng không thể hỗ trợ cho Cienco 5 Land, kể cả việc bảo lãnh vay vốn. Với áp lực về tài chính để thanh toán trái phiếu và các khoản vay sắp đến hạn, đầu năm 2016, nhiều cổ đông tại Cienco 5 Land chỉ mong chuyển nhượng cổ phần cho những nhà đầu tư có đủ năng lực để tiếp tục thực hiện dự án và các nghĩa vụ, quyền lợi liên quan. Thậm chí, các cổ đông Cienco 5 Land còn chấp nhận bán nợ cả cổ phần và cho thanh toán sau sáu tháng, nhưng chưa có đối tác quan tâm thật sự.

Đến cuối tháng 4.2016, các cổ đông (ngoài cổ đông Nhà nước) của Cienco 5 Land mới bán được cổ phần cho Tập đoàn Mường Thanh. Lúc này, đại diện một số cổ đông mới của Cienco 5 lại gửi văn bản tới Bộ GTVT với lý do “lo ngại mất vốn nhà nước”. HĐQT mới của Cienco 5 đã ra nghị quyết đòi “Dừng hoạt động của doanh nghiệp dự án Cienco 5 Land đối với Dự án Đầu tư BT” để Cienco 5 trực tiếp triển khai thực hiện… Để làm sáng tỏ vấn đề, Bộ GTVT đã cử tổ công tác gồm lãnh đạo và chuyên viên các vụ, cục chuyên môn cùng Thanh tra của Bộ vào Cienco 5 làm việc.

Sau khi có báo cáo của tổ công tác, ngày 22.Bộ GTVT đã tổ chức cuộc họp với sự tham dự của những người đại diện phần vốn nhà nước và các cổ đông khác của Cienco 5. Tại buổi họp, Thứ trưởng GTVT Nguyễn Hồng Trường nêu rõ, Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán tại Cienco 5 trước khi cổ phần hóa. Lãnh đạo Bộ GTVT không cho rằng quá trình giảm vốn của Cienco 5 tại Cienco 5 Land là gây thất thoát hoặc trái quy định; “việc Tập đoàn Mường Thanh nhận chuyển nhượng cổ phần của Cienco 5 Land vừa qua là chuyện chuyển nhượng vốn của các cổ đông khác ngoài Cienco 5, không phải chuyển nhượng phần vốn nhà nước tại đây”. Như vậy, nghi ngờ mất vốn nhà nước tại Cienco 5 là không có cơ sở.

Luật sư Nam Giang (Đoàn luật sư Đà Nẵng) cho rằng HĐQT Cienco 5 hiện nay không có thẩm quyền hủy bỏ, thay đổi hoặc phủ quyết đối với những nghị quyết, quyết định của HĐQT Cienco 5 trước khi cổ phần hóa (100% vốn nhà nước). Đến nay cũng không còn thời hiệu để đề nghị cơ quan tài phán (Tòa án hay Trọng tài) xem xét, tuyên bố vô hiệu đối với nghị quyết, quyết định đã được HĐQT Cienco 5 ban hành từ năm 2010. Luật sư cũng cho rằng, Cienco 5 chỉ là một cổ đông nắm vài % cổ phần, nên ra nghị quyết chấm dứt hoạt động các dự án BT của Cienco 5 Land là không có giá trị.

Đáng chú ý, Cienco 5 Land mới chính là doanh nghiệp được UBND tỉnh Hà Tây giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường trục phía nam. Các Quyết định số 3128, 3129 và 3130/QĐ-UBND ngày 30.7.2008 của UBND tỉnh Hà Tây ghi rõ, đơn vị được giao đất để thực hiện các dự án đô thị Thanh Hà A, Thanh Hà B và Mỹ Hưng để hoàn vốn dự án đầu tư xây dựng đường trục phía nam là Công ty cổ phần Phát triển địa ốc Cienco 5.

Cùng với nghị quyết trái thẩm quyền nêu trên, HĐQT của Cienco 5 với sự chi phối của các cổ đông mới đã miễn nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc đối với ông Hà Hùng - một trong ba người đại diện phần vốn của Nhà nước, Phó Bí thư Đảng ủy Tổng công ty; đồng thời bổ nhiệm, miễn nhiệm một số vị trí chủ chốt khác. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm này là bình thường và phục vụ lợi ích của các cổ đông nắm cổ phần chi phối. Tuy nhiên, Bí thư Đảng ủy Cienco 5 và HĐQT với sự chi phối của các cổ đông mới, đã không tuân thủ các quy chế của Đảng bộ Tổng công ty.

Theo Quy chế làm việc (số 26-QĐ/ĐU) của Đảng bộ Cienco 5 nhiệm kỳ 2015-2020, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng Giám đốc phải báo cáo, xin phép Đảng bộ cấp trên trực tiếp. Tuy nhiên, họ đã miễn nhiệm ông Hà Hùng mà không báo cáo và xin ý kiến Thành ủy Đà Nẵng, dù Đảng bộ Cienco 5 hiện vẫn còn là Đảng bộ trực thuộc Thành ủy Đà Nẵng và ông Hà Hùng thuộc diện cán bộ do Thành ủy Đà Nẵng quản lý.

Ông Võ Công Trí, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng khẳng định, đến cuối tháng 5.2016, Thành ủy Đà Nẵng chưa hề nhận được báo cáo của Đảng ủy Cienco 5 về việc thay đổi nhân sự này. Ngoài ông Hà Hùng, HĐQT mới của Cienco 5 cũng miễn nhiệm một số cán bộ chủ chốt khác mà không thông qua Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng công ty theo quy chế hiện hành.

Bà Lương Nguyệt Thu, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng cho biết, đó là những dấu hiệu vi phạm nguyên tắc Đảng, cần được kiểm tra, xử lý theo quy định...

Những sự việc nêu trên cho thấy, Bí thư Đảng ủy Cienco 5 và HĐQT Cienco 5 hiện nay đã phớt lờ Điều lệ Đảng cũng như điều lệ hoạt động của Cienco 5, vi phạm quy chế dân chủ tại công ty cổ phần, gây xáo trộn, mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng. Đại diện cổ đông Hải Phát đã có văn bản nêu nội dung không đúng sự thật về việc quản lý vốn nhà nước tại Cienco 5 trước khi cổ phần hóa, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Bộ GTVT, uy tín của lãnh đạo Cienco 5 trước đây và hiện nay, đồng thời cũng gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của chính doanh nghiệp này.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Ngành Thuế tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng

Cán bộ Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế (Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc) tiếp nhận và giải đáp những vướng mắc về TTHC cho người nộp thuế. (Ảnh: Nguyễn Lượng)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn yêu cầu các Cục Thuế tổ chức triển khai thực hiện kịp thời các chính sách để tháo gỡ khó khăn, đồng hành, hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN) và người dân; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN).

Vượt khó nửa đầu năm, các 'ông lớn' xuất khẩu tôm nỗ lực tăng tốc nửa cuối năm

Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tôm đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Chịu tác động bởi lạm phát, giá cước tăng cao, cạnh tranh thị trường và dịch bệnh, hoạt động xuất khẩu tôm của nước ta đang đối diện nhiều thách thức, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm luôn chủ động có chiến lược cho riêng mình. Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6%.

Xuất khẩu cá tra bứt phá, nhắm mục tiêu 1,8 tỷ USD năm 2024

Cá tra Việt Nam được Trung Quốc, Mỹ... nhập khẩu nhiều trong 6 tháng đầu năm 2024. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 6/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt gần 172 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra của nước ta đạt 918 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đánh giá thực tế 10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp

Doanh nghiệp đánh giá cao các cải tiến của thủ tục hải quan. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan (Tổng cục Hải quan) vừa qua đã tổ chức nhiều buổi hội thảo khảo sát, đánh giá về phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan (2014 - 2024) nhằm phục vụ Hội nghị tổng kết 10 năm quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan dự kiến diễn ra vào đầu tháng 9/2024.

Doanh nghiệp ứng phó với cước vận tải biển tăng cao

Cước vận tải biển đang khiến doanh nghiệp XNK bị ảnh hưởng trầm trọng. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) - Giá cước vận tải biển lại tăng mạnh, đang tác động trực tiếp tới tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024. Trước tình hình này, doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó?

Sức mạnh đầu tư công

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều người, thì Nhơn Trạch - vùng đất nằm ở phía Nam tỉnh Đồng Nai, hạ nguồn sông và giáp biển, giao thông đi lại cách trở, từng là vùng đất rất nghèo khó.

Cước vận tải biển leo thang và động thái từ Bộ Công Thương

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc cục bộ tại một số cảng khu vực châu Á, thiếu container rỗng khiến hoạt động xuất nhập khẩu chịu nhiều ảnh hưởng. Bộ Công Thương lập tức ban hành văn bản đề nghị các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu trong thời gian tới...

Việt Nam vượt Nhật Bản trở thành đối tác xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 5 vào Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Singapore đạt gần 51,7 triệu SGD, tăng 0,81% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, Việt Nam lần đầu tiên duy trì vị trí đối tác thứ 5 trong 2 quý liên tiếp về xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Singapore .

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'
(PLVN) - Là một trong 6 đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh với quy mô GDP thuộc mức trung bình cao trên thế giới, Peru là thị trường vô cùng tiềm năng và hứa hẹn cho doanh nghiệp Việt. Để hiểu hơn về những thách thức, giải pháp cũng như cơ hội cho doanh nghiệp Việt tại quốc gia này, phóng viên đã có buổi trao đổi với Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Peru tại Việt Nam - bà Patricia Yolanda Ráez Portocarrero.

Tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế

Ảnh minh họa
(PLVN) - Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đồng thời biến đau thương thành hành động trước sự ra đi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 7 và quý III/2024.

Đề xuất hợp lý của ACV

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải về tiến độ thi công và một số đề xuất điều chỉnh tại dự án nhà ga và đường băng sân bay Long Thành.

Thu ngân sách tăng do chính sách đi vào cuộc sống

Chính sách hỗ trợ đi vào cuộc sống, người dân, doanh nghiệp ổn định sản xuất, góp phần tăng thu ngân sách.
(PLVN) - Thu ngân sách nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm bằng 61% dự toán, tăng 17,7% so cùng kỳ năm 2023. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, kết quả đó có được là nhờ chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đã đi vào cuộc sống.