Vụ tai nạn hàng hải hi hữu

 Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) - Vụ tai nạn hàng hải xảy ra vào ban đêm, ngoài vùng biển xa, không có nhân chứng, tàu gây tai nạn bỏ chạy, tàu bị chìm không trục vớt được, không khảo sát hiện trường, không thực nghiệm điều tra. Vật “quan trọng” cơ quan tố tụng căn cứ vào để buộc tội là... một mảnh gỗ trôi nổi trên biển Đông…
Tai nạn không nhân chứng, không xác tàu
Theo hồ sơ vụ án, tàu Tiến Thành 26 – Hải Phòng (gọi tắt là tàu Tiến Thành) khởi hành từ xưởng vào khoảng 16h ngày 16/11/2011, ra đến Cửa Đáy (vùng mặt nước giáp ranh giữa tỉnh Ninh Bình và Nam Định) neo đậu chờ nước. Trên tàu có 14 người.
Khoảng 4h, tàu xuất phát từ Cửa Đáy, khoảng 40 phút sau ra đến phao số 0. Lúc này, tàu chuyển hướng 56 độ hướng đi biển ra vùng biển Hải Phòng. Đến khoảng 5h, do không chú ý quan sát nên tàu Tiến Thành đâm vào tàu cá TH4707TS của Thanh Hóa làm vỡ và chìm tàu. 
Hậu quả làm chết thuyền trưởng tàu cá, sáu người khác bị thương nhẹ. Sau khi gây tai nạn, tàu Tiến Thành không dừng lại để thực hiện các công việc cứu vớt tàu người và tài sản mà tiếp tục hành trình đi Hải Phòng.
Có hai người trên tàu cá khi ngoi lên mặt nước đã nhìn thấy cách khoảng 5 – 7m có con tàu mang chữ “TIEN THANH” và “HAI PHONG”.
Ngày 16/2/2012, Công an tỉnh Thanh Hóa khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy”; hơn một năm sau mới khởi tố, bắt tạm giam hai bị can là Nguyễn Tiến Trình (Đại phó trực cảnh giới tàu Tiến Thành) và Nguyễn Văn Tuấn (lái tàu Tiến Thành, SN 1984, HKTT thôn Đô Đò, xã Nam Lợi, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định). 
Các bản kết luận điều tra của Công an Thanh Hóa đều thể hiện ghi: Đây là vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xảy ra vào ban đêm, ngoài vùng biển xa, không có nhân chứng, tàu gây tai nạn bỏ chạy, tàu bị chìm không trục vớt được, gây khó khăn cho việc điều tra làm rõ.
Cũng theo kết luận này, dù các bị can không nhận tội nhưng Công an Thanh Hóa “đã có đủ căn cứ khẳng định tàu Tiến Thành gây tai nạn”. 
Các căn cứ gồm: Một, lời khai của những người còn sống trên tàu gặp nạn. 
Hai, khám nghiệm tàu Tiến Thành thấy có nhiều vết chà xát kim loại còn sáng ở hai bên mũi tàu, thu thập chất màu xanh trên thân tàu khác với màu sơn của tàu; giám định kết luận chất này cùng loại với chất màu xanh trên mảnh gỗ vớt được của tàu cá.
Ba, xác minh hành trình của tàu Tiến Thành vào thời điểm tai nạn đã đi qua khu vực tàu cá đang neo đậu, kèm một số tài liệu khác.
Ông Thức cho rằng con mình bị oan
Ông Thức cho rằng con mình bị oan
Tàu đi Bắc lại vòng xuống phía Nam gây tai nạn?
Ông Thức là bố của một trong hai bị cáo vụ án trên, anh Nguyễn Tiến Trình (SN 1973, cùng ngụ địa chỉ trên, nguyên là Đại phó tàu Tiến Thành 26 – Hải Phòng của Công ty CP Tiến Thành, địa chỉ tại số 10/176 phố Nguyễn Sơn, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội)phẫn nộ nói: “Đây là một vụ án oan sai, một “sự bịa đặt trắng trợn” vì không có bất cứ khả năng nào, xét về cả lý thuyết lẫn thực tế để tàu Tiến Thành đi vào vùng biển Thanh Hóa và gây tai nạn cho tàu cá đang neo đậu tại đây”. 
Ông lập luận, vị trí tai nạn được xác định ở vùng biển thuộc tỉnh Thanh Hóa. Trong khi đó, điểm đầu hành trình của tàu Tiến Thành tại Cửa Đáy (giáp ranh giữa tỉnh Ninh Bình và Nam Định) cách Thanh Hóa hàng chục km, điểm cuối là Hải Phòng nằm ở phía Bắc. Có lý nào để tàu phải vòng xuống phía Nam vào vùng biển Thanh Hóa, gây tai nạn xong lại ngược lên phía Bắc đi Hải Phòng? 
Về tọa độ tàu cá neo đậu cũng không có minh chứng, chỉ căn cứ theo lời khai của các thuyền viên là 19051’N – 106011’E. Theo ông Thức và sự xác nhận của một số chuyên gia hàng hải, lời khai này khó tin bởi tọa độ chính xác như này phải có máy móc, sổ sách ghi lại, người thường rất khó nhớ. Đằng này, người của tàu cá sau tai nạn hoảng loạn vẫn thống nhất “đọc” được tọa độ chi tiết như vậy là điều bất thường.
Mặt khác, sau khi chìm theo tàu, hai người trên tàu cá ngoi lên mặt nước, cách chân vịt tàu Tiến Thành 5 – 7m mà vẫn có thể sống sót nhìn thấy các chữ trên tàu là vô lý. Bởi cũng theo chuyên viên hàng hải, chân vịt tàu quay với tốc độ rất lớn, khoảng cách an toàn tối thiểu cho người phải là 40m. “Nếu ở khoảng cách gần như thế, các “nhân chứng” đã chết chắc, làm gì có cơ hội sống trở về khai báo?”, ông Thức nói. 
Tại sao không khám nghiệm hiện trường?
Đặc biệt, với chứng cứ do CQĐT đưa ra là mảnh gỗ vớt được trên biển (do một ngư dân cùng làng với người nhà tàu cá vớt được vào ngày xảy ra tai nạn và chủ tàu cá xác nhận là tấm ván của tàu) để mang đi giám định màu sơn với tàu Tiến Thành, ông Thức cho rằng đây chỉ là sự suy diễn. 
Thêm một điều khó hiểu, mặc dù được các cơ quan có chuyên môn về hàng hải khuyến nghị nhưng CQĐT vẫn không khám nghiệm hiện trường và thực nghiệm điều tra. Trong khi đó, việc thực hiện hoàn toàn không khó khăn. Tại bất cứ địa điểm nào tàu Tiến Thành thả neo đều có thể tiến hành thực nghiệm. Phía Cty Tiến Thành cũng sẵn sàng tham gia. 
Nhưng CQĐT “ngó lơ” và biện minh: với điều kiện tự nhiên (gió, sóng, dòng chảy... và độ sâu) tại vị trí tàu cá chìm thì không thể trục vớt được; chỉ thu lượm được một số mảnh gỗ của tàu này trôi nổi trên biển. Ông Thức cho rằng, đây là điều “khá hài hước” bởi: Theo hồ sơ, tàu cá này dài tới hơn 16m, rộng 4,5m và cao gần 2m, đủ điều kiện hoạt động ở “tuyến lộng” (khơi xa). Một vật thể lớn như vậy, bị chìm ngay tại chỗ (theo lời khai của tất cả sáu người trên tàu này), trong trạng thái đang neo nhưng lại “chỉ thu lượm được một số mảnh gỗ”?
Tọa độ này lại chỉ cách phao 0 Cửa Đáy 5 hải lý, thợ lặn hoàn toàn có thể lặn xuống để vớt một số vật có thể là tang vật chính xác của vụ án.
Kết quả khám nghiệm hiện trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nếu không tìm thấy xác tàu cá tại hiện trường, nhiều nghi vấn được đặt ra: Việc tàu cá này bị chìm có thật hay không? Nếu bị chìm thật, có xảy ra tại tọa độ mà tàu Tiến Thành đi qua hay không? Nếu ở chỗ khác thì do tàu Tiến Thành đâm hay nguyên nhân khác (nổ bình gas, đánh cá bằng thuốc nổ, bị tàu khác đâm...)?
Hơn nữa, theo quy định, tàu cá khi ra vào bến phải có xác nhận của biên phòng. CQĐT bỏ qua không tìm hiểu việc này nên hiện cũng chưa có chứng cứ chứng minh khi xuất bến, trên tàu cá gồm bao nhiêu thuyền viên, cụ thể là những ai. 
Tàu cá này chỉ được phép có tối đa 5 thuyền viên, nhưng theo các lời khai, khi xảy ra tai nạn trên tàu có đến bảy người. Vậy chủ tàu có vi phạm pháp luật hay không?
Còn theo điều tra riêng của gia đình ông Thức, tàu cá ra khơi không có xác nhận của biên phòng. Từ đây sẽ có các khả năng: hoặc tàu xuất bến “chui” vì mục đích gì đó; hoặc tàu “ma” không có thật. “Vu vạ” cho tàu nào đó gây án, ngoài ra còn được chủ tài bồi thường./.

Đọc thêm

Khởi tố 4 cán bộ liên quan sai phạm trong công tác tuyển sinh

Năm học 2021 - 2022, có 36/60 học sinh tuyển sinh không đúng quy định vào Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Quan Hóa.
(PLVN) - Ngày 10/1, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố 4 bị can về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến vụ sai phạm trong tuyển sinh tại Trường phổ thông dân tộc (PTDT) nội trú THCS huyện Quan Hóa.

Từ bạn tù đến đồng bọn ma túy, bộ ba lĩnh án chung thân

Các bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 10/1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo: Nguyễn Phú Long Thành (SN 1976, trú phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Vi Xuân Hoài (SN 1954, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) và Kha Văn Minh (SN 1977, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).

Ông Trần Đình Triển bị phạt 3 năm tù

Luật sư Trần Đình Triển. (Ảnh: Facebook Trần Đình Triển)
(PLVN) - Bị cáo Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân, bị tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt 3 năm tù vì tội lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm phạm lợi ích Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Bắt giam Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ

Cơ quan công an đọc lệnh bắt Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ.
(PLVN) - Ngày 10/1, Cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ và Cao Tiến Hạnh, nguyên Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ, với cùng tội danh “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng
(PLVN) -  Đường dây nóng 114 hoạt động 24/24h trong ngày, tiếp nhận cuộc gọi của người dân yêu cầu cứu hộ cứu nạn khi xảy ra cháy, nổ, mắc kẹt, đuối nước, sạt lở đất, sập nhà… Tuy nhiên, nếu gọi đến 114 để thông báo một vụ cháy không có thật, người gọi sẽ bị xử phạt.

Phúc thẩm vụ án 'thuê người đánh ghen' ở Bến Tre

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Ngày 7/1/2025, TAND tỉnh Bến Tre mở phiên xử phúc thẩm với các bị cáo Lê Thị Trang (SN 1982), Phạm Thành Lộc (SN 1998), Đinh Văn Chăng (SN 2004), Lê Đoàn Thiên Phúc (SN 2004) và Đinh Văn Hùng (SN 1978) cùng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích”.

Tăng cường biện pháp phòng ngừa tội phạm sản xuất ma túy

Cục CSĐTTPMT chủ trì, phối hợp Công an các đơn vị, địa phương khám phá Chuyên án 199T, thu giữ 59kg ketamine và ma túy đá, 25kg ma túy nước vui. (Ảnh: Công an cung cấp)
(PLVN) - Theo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (CSĐTTPMT, Bộ Công an), tình hình sản xuất trái phép chất ma túy hiện tại ở nước ta mới chỉ xảy ra một số vụ với phương pháp giản đơn. Chưa phát hiện tình trạng sản xuất trái phép chất ma túy quy mô lớn, phức tạp đòi hỏi phải có phòng thí nghiệm và người thực hiện có trình độ cao về hóa dược và khoa học tự nhiên khác.