Vụ nâng giá máy xét nghiệm COVID-19: Cựu Giám đốc CDC khai gì trước tòa?

Bị cáo Cảm tại tòa.
Bị cáo Cảm tại tòa.
(PLVN) - Sau bục khai báo, cựu Giám đốc CDC Nguyễn Nhật Cảm thừa nhận việc chỉ định thầu trong mua sắm máy móc để phòng chống dịch COVID-19. 
Sáng 10/12, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Nhật Cảm (Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội), Nguyễn Vũ Hà Than (Trưởng phòng Tài chính kế toán), Lê Xuân Tuấn (nhân viên phòng tài chính kế toán) và 7 bị cáo khác ra xét xử về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.  
Sau bục khai báo, bị cáo Cảm nói bản thân là người chịu trách nhiệm chính trong CDC Hà Nội. Lý giải về việc chỉ định thầu thông thường tại gói thầu số 15, ông cảm cho biết theo quy định của pháp luật, khi có dịch bệnh khẩn cấp có thể lựa chọn chỉ định thầu. “Bị cáo lựa chọn chỉ định thầu thông thường”, ông Cảm nói và cho biết việc này nhằm để công khai, minh bạch mọi thứ.
Tiếp lời, bị cáo Cảm khai thời điểm tháng 1, tháng 2, dịch bệnh COVID-19 diễn ra trên thế giới hết sức phức tạp, đã xâm nhập vào Hà Nội. “Tình thế khi đó rất cấp bách”, ông Cảm nói và cho biết thời điểm ấy chưa tìm được nơi nào có máy xét nghiệm.
Để tìm được đơn vị bán máy xét nghiệm đáp ứng các yêu cầu, ông Cảm tự tìm hiểu, liên hệ với Nhất, Tuyền để tìm hiểu thông tin, hỏi về máy. Gặp nhau, cựu giám đốc CDC Hà Nội được Nguyễn Thanh Tuyền (nhân viên Công ty TNHH Thiết bị y tế Phương Đông (Công ty Phương Đông) giới thiệu họ có hệ thống PCR đạt yêu cầu, máy đang ở Việt Nam. Nghe vậy, ông Cảm đã xác định mua máy của công ty này, tuy nhiên Tuyền lại từ chối bán. 
Theo cáo trạng, lấy lí do công ty mình không tham gia thầu trực tiếp vì không có nhiều đơn hàng, không đủ nhân viên thực hiện, Tuyền đề nghị giao cho Nguyễn Ngọc Nhất thực hiện. Ông Cảm đồng ý.
Thực tế, Nhất đã mua hệ thống PCR từ Công ty của Tuyền. Sau đó, Nhất đã bàn bạc với Đào Thế Vinh (Công ty TNHH Vật tư khoa học và Thương mại Việt Nam (Công ty MST) việc tham gia bán hệ thống PCR và máy tách chiết do Công ty Phương Đông nhập khẩu cho CDC Hà Nội với giá 8,2 tỷ đồng. Ngày 18/2/2020, Nguyễn Nhật Cảm chủ trì họp Hội đồng tư vấn mua sắm, chọn giá hàng hóa/dịch vụ và khoa chuyên môn liên quan thống nhất giá dự toán gói thầu số 15 là hơn 9,54 tỷ đồng.
Quá trình khai báo, bị cáo Nguyễn Nhật Cảm thừa nhận xác định chỉ định thầu không đúng quy định. Bởi theo quy định, chỉ định thầu thông thường có 3 bước, thực hiện trong thời gian chậm nhất là 2 tháng, trong khi đó yêu cầu của TP Hà Nội là phải hoàn tất trong 2 tuần. “Bị cáo không báo cáo cơ quan chủ quản. Bị cáo xác định việc chỉ định thầu là không đúng quy định. Bị cáo chịu trách nhiệm hoàn toàn về hành vi của mình”, bị cáo Cảm nói và khẳng định không có việc ăn chia phần trăm khi thực hiện gói thầu số 15.

Theo cáo trạng, với vai trò Giám đốc CDC, có trách nhiệm chính trong việc mua sắm hàng hóa, thực hiện đấu thầu theo hình thức chỉ định thầu thông thường đối với gói thầu số 15 (mua sắm máy móc, trang thiết bị, trong đó có hệ thống Realtime PCR tự động để phòng chống dịch COVID-19) theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, ông Cảm đã lợi dụng tình hình dịch bệnh, vì động cơ vụ lợi, trực tiếp thỏa thuận, thống nhất giá mua sắm các máy, thiết bị y tế với Nguyễn Ngọc Nhất, Nguyễn Thanh Tuyền, Đào Thế Vinh ấn định mức giá gói thầu là hơn 9,54 tỷ đồng trước khi thực hiện quy trình chỉ định thầu thông thường.

Ông Cảm cũng trực tiếp ký hợp đồng cung cấp dịch vụ thẩm định giá với Nguyễn Trần Duy (TGĐ Công ty CP định giá và bán đấu giá Nhân Thành) để Duy giả mạo hồ sơ, ký ban hành chứng thư thẩm định giá theo mức do CDC Hà Nội yêu cầu, ghi lùi ngày ký hợp đồng để hợp thức các thủ tục chỉ định thầu.

Ngoài ra, giám đốc CDC Hà Nội còn chỉ đạo các cán bộ cấp dưới hợp thức hồ sơ đấu thầu để gói thầu số 15 để chỉ định Công ty MST trúng thầu trái quy định gây hậu quả thiệt hại ngân sách nhà nước 5,4 tỷ đồng.

Đọc thêm

Kẻ sát nhân từ mối hận thù 2 năm

Bị cáo Lâm Hoàng Thưởng lãnh án 25 năm tù về tội giết người và cướp tài sản.
(PLVN) - Ngày 23/7, TAND tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt bị cáo Lâm Hoàng Thưởng (SN 2002, ngụ xã Vĩnh Trạch, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) 25 năm tù về 2 tội Giết người và Cướp tài sản. Nạn nhân trong vụ án này là Lâm Quốc Bảo (SN 2007).

Cáo trạng vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Chồng của Trương Mỹ Lan 5 năm “quẹt thẻ” 225,5 tỷ đồng

Chu Lập Cơ tại phiên sơ thẩm giai đoạn 1 vụ án. (Ảnh: Hồng Mây)
(PLVN) - Như PLVN đã đưa tin, VKSND tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Cty Vạn Thịnh Phát - VTP) và 33 bị can về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền”, “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Trong số này có Chu Lập Cơ (quốc tịch Trung Quốc, chồng bà Lan) bị truy tố về tội “Rửa tiền”; em dâu, cháu gái và em họ bà Lan là Ngô Thanh Nhã, Trương Huệ Vân, Trương Vincent Kinh bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Nữ "đại ca" và đồng bọn lĩnh án

Bị cáo Nguyễn Thị Kim Chi tại tòa.
(PLVN) - Ngày 19/7, tại Nhà hát Trưng Vương, Tòa án nhân dân quận Hải Châu (Đà Nẵng) đã mở phiên tòa lưu động, xét xử 16 bị cáo liên quan đến vụ án Gây rối trật tự công cộng và Cố ý gây thương tích.

Vụ án khai giá bán đất thấp hơn thực tế tại Bình Dương: Trốn lệ phí trước bạ có phải là "trốn thuế"

Vụ án khai giá bán đất thấp hơn thực tế tại Bình Dương: Trốn lệ phí trước bạ có phải là "trốn thuế"
(PLVN) - Dự kiến, ngày 23/7 tới đây, TAND huyện Phú Giáo sẽ mở phiên sơ thẩm vụ “Trốn thuế” vì kê khai giá chuyển nhượng đất thấp hơn giá thực tế. Bị cáo trong vụ án là bà Nguyễn Thị Phương Huệ (SN 1967, ngụ ấp Trảng Sắn, xã Vĩnh Hòa) và 2 người khác. Vụ án có những tình tiết pháp lý thú vị gây tranh luận như trốn lệ phí trước bạ có phải là “trốn thuế”? Con trai ký giấy bán đất cho mẹ cũng bị đánh thuế thu nhập cá nhân (TNCN), là có phù hợp?

Cướp 1 túi mực, nhóm thanh niên lĩnh án

Cướp 1 túi mực, nhóm thanh niên lĩnh án
(PLVN) - Ngày 18/7, tại trụ sở UBND xã Khánh Bình Tây Bắc, TAND huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau) xét xử lưu động vụ án cướp tài sản trên biển Cà Mau xảy ra tháng 12/2023.