Vũ khí giá rẻ Trung Quốc “lấn sân” thị trường thế giới

 Máy bay và hệ thống phòng không của Trung Quốc triển lãm tại nước ngoài
Máy bay và hệ thống phòng không của Trung Quốc triển lãm tại nước ngoài
(PLO) - Với giá rẻ, chất lượng tương đối kết hợp cùng chiến lược quảng bá hiệu quả, vũ khí Trung Quốc ngày càng được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu, đưa nước này trở thành nhà xuất khẩu vũ khí thứ ba thế giới.
Giá rẻ, mở rộng thị trường 
Báo cáo thường niên do Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố hồi giữa tháng cho thấy tổng giá trị buôn bán vũ khí toàn cầu được tính bằng con số hàng tỷ USD, tăng 16% trong giai đoạn 2010-2014 so với 5 năm trước. Theo đó, Trung Quốc vượt mặt nhiều “ông lớn” vươn lên trở thành nhà xuất khẩu vũ khí thứ ba thế giới.
Sự gia tăng thứ hạng này đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến một thực tế là Đức và Pháp, hai quốc gia cạnh tranh với Trung Quốc, đang chứng kiến sự thu hẹp đáng kể về thị phần.
Chính phủ Đức năm ngoái ban bố một quy định mới nhằm hạn chế lượng vũ khí bán ra trên thị trường quốc tế. Paris cũng gặp không ít trở ngại khi kế hoạch bán tàu đổ bộ tấn công Mistral cho Moscow bị trì hoãn bởi căng thẳng giữa Nga và phương Tây quanh khủng hoảng ở Ukraine.
Trung Quốc hiện lại nắm trong tay một ngành công nghiệp chế tạo vũ khí nội địa phát triển khá mạnh mẽ, theo dữ liệu từ SIPRI. Nước này đang sản xuất chiến đấu cơ tiên tiến thế hệ thứ tư, tàu khu trục nhỏ cho hải quân. Đồng thời, một loạt các loại vũ khí hạng nhẹ, đơn giản, giá thành rẻ của Bắc Kinh cũng được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới.
"Những trang thiết bị bạn nhận từ Trung Quốc ngày nay tốt hơn so với 10 đến 15 năm trước nhiều lần", Wall Street Journal dẫn lời ông Siemon Wezeman, nhà nghiên cứu cấp cao tại SIPRI, bình luận. Khách hàng từng mua vũ khí của các nước phương Tây hay Nga nay có thể chuyển sang nhập khẩu từ Trung Quốc với chất lượng gần tương đương nhưng giá thành thì thấp hơn nhiều.
Thị trường liên tục mở rộng cũng là một yếu tố tạo nên bước thay đổi về thứ hạng của Bắc Kinh. Trung Quốc hiện xuất khẩu vũ khí sang 35 nước, trong đó ba quốc gia châu Á Pakistan, Bangladesh và Myanmar nhập hơn hai phần ba số vũ khí của nước này. Bắc Kinh cũng có tới 18 khách hàng khác ở châu Phi.
Máy bay và hệ thống phòng không của Trung Quốc triển lãm tại nước ngoài
  Máy bay và hệ thống phòng không của Trung Quốc triển lãm tại nước ngoài 
"Việc các công ty Trung Quốc mở rộng phát triển và tiêu thụ vũ khí có kỹ thuật cao là hiện tượng hết sức bình thường", ông Từ Quang Dụ, thiếu tướng về hưu, người đứng đầu Hiệp hội Kiểm soát vũ khí và Giải trừ quân bị Trung Quốc, cho biết. 
"Trung Quốc không ngừng nâng cao chất lượng và giảm thiểu giá thành, bởi chúng tôi cũng chịu sự chi phối của thị trường. Trung Quốc còn có ưu thế là không đặt điều kiện với tình trạng chính trị của các nước", ông Từ bình luận. "Ai nắm quyền, ai xây dựng quan hệ đối ngoại với nước chúng tôi, thì chúng tôi đều có thể đàm phán với họ về vấn đề buôn bán vũ khí".
Một đề xuất cung cấp hệ thống tên lửa phòng thủ cho Thổ Nhĩ Kỳ trị giá 3,4 tỷ USD dù chưa được thông qua nhưng cũng là dấu hiệu cho thấy các nhà sản xuất vũ khí Trung Quốc đang chiến thắng tại những khu vực không phải là thị trường truyền thống của mình.
Vẫn chưa đủ tầm ảnh hưởng
Tờ VPK của Nga lý giải một nguyên nhân quan trọng đưa Trung Quốc trở thành cường quốc xuất khẩu vũ khí thứ ba thế giới có liên quan mật thiết đến chương trình hợp tác giữa nước này và Israel từ nhiều năm nay. Đặc biệt, Israel còn hỗ trợ Bắc Kinh về công nghệ để tiến hành chế tạo các chiến đấu cơ đa nhiệm, máy bay không người lái, tên lửa hành trình, bất chấp áp lực từ Mỹ.
Theo WSJ, tích cực quảng bá cũng là cách hữu hiệu để Bắc Kinh mở rộng thị trường. Các nhà sản xuất Trung Quốc thường xuyên xuất hiện trong các hội chợ triển lãm vũ khí quốc tế và khu vực nhằm giới thiệu khí tài quân sự của mình.
Tuy nhiên, bất chấp tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, Trung Quốc vẫn còn cách Mỹ và Nga một khoảng khá xa. Washington hiện dẫn đầu với 31% tổng giá trị xuất khẩu vũ khí thông thường toàn cầu. Moscow nằm ở vị trí thứ hai với 27%.
Một quan chức quốc phòng Nhật Bản cho biết một số mẫu chiến đấu cơ phản lực Trung Quốc vẫn tồn tại những điểm yếu không có lợi cho xuất khẩu. Điển hình là hệ thống động cơ và điện tử hàng không vẫn phải dựa vào kỹ thuật của nước ngoài. "Họ có thể chế tạo ra hệ thống động cơ vận hành được trong phòng thí nghiệm, nhưng vẫn chưa thể sản xuất hàng loạt được, bởi còn thiếu kinh nghiêm", ông này nói.
"Nhiều quốc gia không thật sự ưa chuộng các hệ thống vũ khí của Trung Quốc", New York Times dẫn lời ông Richard Bitzinger, chuyên gia phân tích tại Học viện Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam, Singapore, đánh giá.
"Hầu hết vũ khí của Trung Quốc không thể tạo ra những ảnh hưởng lớn tới năng lực quân sự của một quốc gia", ông Bitzinger nhấn mạnh. "Rất khó để tìm thấy một hệ thống vũ khí nào của nước này đủ khả năng trở thành một con bài chiến lược có thể thay đổi thế cân bằng sức mạnh của một khu vực nào đó"./.

Đọc thêm

Tán thành cho phép người nước ngoài gia nhập Công đoàn Việt Nam

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 24/10, thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi). Quy định về việc gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động là người nước ngoài là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, cho ý kiến.

Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào: Thúc đẩy hợp tác thực chất giữa lực lượng bảo vệ biên giới hai nước

Hai Bộ trưởng BQP thực hiện nghi lễ chào cột mốc. (Ảnh: Phạm Cường)
(PLVN) -  Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới (HNQPBG) Việt Nam - Lào lần thứ 2 diễn ra tại tỉnh Sơn La (Việt Nam) và tỉnh Hủa Phăn (Lào) đã để lại ấn tượng sâu đậm. Thành công của chương trình góp phần củng cố tăng cường quan hệ hữu nghị, đoàn kết, thúc đẩy hợp tác thực chất giữa lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới, chính quyền địa phương và Nhân dân khu vực biên giới hai nước cũng như quan hệ giữa hai Quân đội Việt Nam - Lào.

Không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Bài 2: Đảng lãnh đạo - Tất yếu lịch sử đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Bài 2: Đảng lãnh đạo - Tất yếu lịch sử đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(PLVN) -  Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là yêu cầu khách quan, có tính quy luật bảo đảm cho Nhà nước ta là “Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Cho nên, việc giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là lương tâm và trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng LB Nga Alexander Novak

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng LB Nga Alexander Novak
Sáng 23/10 (giờ địa phương), ngay sau khi đến Kazan, Cộng hoà Tatarstan, Liên bang Nga, để dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Alexander Novak; cùng dự có Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Maksim Reshetnikov và Bộ trưởng Công Thương Anton Alikhanov.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Kazan, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị BRICS mở rộng

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Kazan, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị BRICS mở rộng
Sau hơn 8 giờ bay, vào lúc 10h23, theo giờ địa phương (tức 14h23 giờ Hà Nội), ngày 23/10, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Kazan, Cộng hòa Tatarstan, Liên bang Nga, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) mở rộng theo lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Nhóm BRICS năm 2024.

Bảo đảm tính răn đe, đề cao tính nhân văn trong xử lý người chưa thành niên phạm tội

Đại biểu Phạm Văn Hoà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 23/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên. Qua thảo luận, các đại biểu thống nhất cao việc dự thảo Luật quy định giáo dục tại Trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý chuyển hướng và quy định rõ từng trường hợp được áp dụng biện pháp này.

Đưa Việt Nam thành điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chào mừng các đại biểu quốc tế tới dự Hội nghị. (Ảnh: QĐND).
(PLVN) - Dự Hội nghị Phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam, chiều 22/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam định hướng phát triển ngành Halal Việt Nam trở thành một ngành thế mạnh, đưa Việt Nam trở thành một điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu, một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ Halal trên thế giới.