Vũ khí bí mật 'cực nguy hiểm' với cả Nga và Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
Tác chiến điện tử là một khía cạnh quan trọng nhưng hầu như ít được nhắc đến trong cuộc xung đột Nga-Ukraine. Và năng lực của Nga cũng như Ukraine trong lĩnh vực này vẫn là ẩn số.

Trên chiến trường Ukraine, chỉ cần một hành động đơn giản như bật nguồn điện thoại di động có thể báo hiệu một cuộc tấn công dữ dội sẽ xảy ra. Radar chống pháo binh và hệ thống điều khiển từ xa dành cho máy bay không người lái cũng có thể gây ra những trận “mưa bom, bão lửa”.

Tổ hợp tác chiến điện tử Krasukha-4 của quân đội Nga. Ảnh: Interesting Engineering.

Vũ khí lợi hại

Đó là một phần của tác chiến điện tử , một khía cạnh quan trọng nhưng hầu như ít được nhắc đến trong cuộc xung đột Nga-Ukraine. Các chỉ huy trên chiến trường phần lớn tránh thảo luận về vấn đề này do lo sợ nếu bí mật bị lộ sẽ gây nguy hiểm cho các hoạt động quân sự của họ.

Tác chiến điện tử là phương thức sử dụng công nghệ nhắm vào hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống định vị và dẫn đường để xác định vị trí, làm mù hoặc đánh lừa đối phương và giáng đòn sát thương trực tiếp. Nó được sử dụng để chống lại pháo binh, máy bay chiến đấu, tên lửa hành trình, máy bay không người lái cùng nhiều loại vũ khí khác. Quân đội cũng có thể sử dụng phương thức này để bảo vệ các lực lượng của họ.

Đây là lĩnh vực mà Nga được cho là có lợi thế vượt trội so với Ukraine trong cuộc xung đột bởi từ trước đến nay, Nga vẫn được xem là quốc gia hàng đầu thế giới về năng lực tác chiến điện tử. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau, năng lực tác chiến điện tử của Nga hầu như không được phát huy trong giai đoạn đầu của chiến dịch quân sự khi Moscow tiến đánh thủ đô Kiev cùng các thành phố phía Bắc Ukraine.

Tuy vậy, sang giai đoạn hai của cuộc chiến, khi Moscow tập trung nỗ lực “giải phóng” khu vực Donbass – miền Đông Ukraine, phương thức này đã trở thành một yếu tố quan trọng hơn nhiều trong bối cảnh các tuyến đường tiếp tế trở nên ngắn hơn và thuận tiện hơn, cho phép Nga di chuyển nhiều thiết bị điện tử đến gần chiến trường.

Một thành viên của Aerorozvidka - đội đặc nhiệm trinh sát chuyên tác chiến bằng máy bay không người lái của Ukraine cho biết: "Họ đang gây nhiễu mọi hệ thống mà họ có thể tiếp cận được. Chúng tôi chưa thể nói họ đang ở thế thống trị (về tác chiến điện tử) nhưng họ cản trở chúng tôi rất nhiều".

Theo một quan chức tình báo của Ukraine, “Nga đã tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng khi làm gián đoạn nỗ lực do thám và liên lạc của các chỉ huy với quân đội”. Quan chức này cho rằng, Moscow đã “gây nhiễu” máy thu GPS trên những máy bay không người lái mà Ukraine sử dụng để xác định vị trí và bắn pháo vào mục tiêu của đối phương.

Cạnh tranh khốc liệt

Hiện rất khó để đánh giá năng lực tác chiến điện tử của Nga. Các nhà phân tích nhận định, năng lực này đã được cải thiện rõ rệt kể từ sau khi Nga sáp nhập Bán đảo Crimea. Tuần trước, Nga tuyên bố đã phá hủy một trung tâm tình báo điện tử của Ukraine ở thị trấn Dniprovske, miền Đông Nam nước này.

Nhiều đồng minh của Mỹ trước đó đã tỏ ra lo ngại về khả năng tác chiến điện tử hiệu quả của Nga. Báo cáo từ một tổ chức tư vấn của Estonia nhận định rằng, công nghệ của Nga sẽ "đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với việc lập kế hoạch và thực hiện đúng đắn các hoạt động phòng thủ của NATO nhằm bảo vệ các quốc gia Baltic".

Hệ thống tác chiến điện tử Palantin-K EW của Nga. Ảnh: AP

Về phần mình, Ukraine đã nỗ lực phát triển năng lực tác chiến điện tử trong những năm qua. Điều này bao gồm sử dụng các thiết bị liên lạc được mã hóa của Mỹ để đạt lợi thế chiến thuật. Lực lượng Aerorozvidka đã sửa đổi những máy bay không người lái được trang bị camera để xác định vị trí của đối phương, hoặc thả lựu đạn, bẻ khóa phần mềm để vô hiệu hóa thiết bị điện tử của đối phương hoặc thu thập thông tin tình báo.

Ukraine cũng đã tận dụng công nghệ tác chiến điện tử và thông tin tình báo của phương Tây trên chiến trường. Bên cạnh đó, Kiev còn dựa và những thiết bị gây nhiễu mà Mỹ và Anh cung cấp. Quân đội Ukraine cho biết, họ đã đạt được một số thành công trong việc chống lại nỗ lực tác chiến điện tử của Nga, trong đó có việc thu giữ một số thiết bị quan trọng và phá hủy hai đơn vị tác chiến điện tử di động đa phương tiện.

Chiến tranh điện tử bao gồm 3 yếu tố cơ bản: Thăm dò, tấn công và bảo vệ. Đầu tiên, là thu thập thông tin tình báo bằng cách định vị các tín hiệu điện tử của đối phương. Tiếp đến là tấn công và gây nhiễu bằng “tiếng ồn trắng” nhằm làm vô hiệu hóa và suy giảm khả năng của các hệ thống của đối phương, trong đó có hệ thống thông tin liên lạc qua radio, điện thoại di động, hệ thống phòng không và radar pháo binh. Cuối cùng là đánh lừa hoặc gây nhầm lẫn khiến đối phương bắn trượt mục tiêu.

Ông Laurie Buckhout, cựu chỉ huy tác chiến điện tử của quân đội Mỹ cho biết: “Hoạt động trên chiến trường hiện đại mà không có dữ liệu thực sự là điều khó khăn. Những thiết bị gây nhiễu có thể “làm mù” máy bay một cách nhanh chóng và sẽ rất nguy hiễm nếu bạn bị mất GPS hoặc radar khi đang điều khiển máy bay chiến đấu bay với tốc độ hơn 900 km/h”. Hiện, chiến sự tại miền Đông Ukraine đang diễn ra rất ác liệt và khả năng vô hiệu hóa máy bay không người lái của đối phương hiện giờ đóng vai trò vô cùng quan trọng với mỗi bên. Bởi điều này sẽ giúp ích cho các lực lượng pháo binh mà họ triển khai trên chiến trường.

James Stidham, một chuyên gia bảo mật truyền thông và là tư vấn viên của Bộ An ninh Nội địa Mỹ, cho biết: “Đây là một lĩnh vực cực kỳ phức tạp vì nó phụ thuộc nhiều vào các công nghệ tiên tiến, và thành tựu thu được có thể bị sao chép hoặc xóa bỏ rất nhanh”. Tất cả những điều này cho thấy sự cần thiết phải đảm bảo bí mật tuyệt đối trong một cuộc chiến tranh điện tử.

Trong bối cảnh hiện nay, lợi thế trong một cuộc chiến sẽ thuộc về quốc gia nào nắm bắt được các công nghệ quân sự hiện đại, tiên tiến, sở hữu vũ khí mạnh với độ chính xác, hiệu quả cao. Vì thế, tác chiến điện tử đã đóng một vai trò thiết yếu và được coi là “nắm đấm vô hình” trên chiến trường hiện đại.

Đọc thêm

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Pháp có Thủ tướng mới

Tân Thủ tướng Pháp Francois Bayrou. Ảnh: REUTERS/TTXVN
(PLVN) - Ông Francois Bayrou, nhà lãnh đạo Phong trào Dân chủ (MoDem), là thủ tướng thứ ba được bổ nhiệm trong chính quyền của Tổng thống Emmanuel Macron.

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.