Vụ án “Chuyến bay giải cứu”: Được đồng ý tạo điều kiện nhưng phải chi tiền tỷ

Các bị cáo tại tòa.
Các bị cáo tại tòa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau khi liên hệ, đặt vấn đề, giám đốc doanh nghiệp được cựu thư ký đồng ý tạo điều kiện cấp phép thực hiện các chuyến bay. Tuy nhiên, cựu thư ký lại yêu cầu chi phí từ 500.000 đồng đến 2 triệu đồng/khách.

Sáng nay (12/7), phiên tòa xét xử 54 bị cáo trong vụ án “Chuyến bay giải cứu” xảy ra tại Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao, một số tỉnh thành phố và các đơn vị liên quan tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi.

Trước đó, trong phần thẩm vấn, HĐXX đã xét hỏi bị cáo Bùi Huy Hoàng (cựu chuyên viên Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế). Bị cáo Hoàng bị xét xử về tội “Môi giới hối lộ”.

Theo cáo trạng, Hoàng không được phân công nhiệm vụ liên quan đến thẩm quyền của Bộ Y tế trong Tổ công tác 4/5 Bộ. Tuy nhiên, khi được Võ Thị Hồng (Giám đốc Cty Minh Ngọc và Cty Sora (do Hồng mượn pháp nhân) liên hệ, Hoàng đã đồng ý, liên hệ với Vũ Sỹ Cường (cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh) nhờ xin cấp phép tổ chức chuyến bay cho Cty Sora.

Cường đồng ý với chi phí 5 triệu đồng/khách để xin chấp thuận ở 4 Bộ: Ngoại giao, công an, quốc phòng, giao thông vận tải. Riêng việc xin chấp thuận ở Bộ Y tế, Hoàng phải tự liên hệ.

Theo thỏa thuận, Bùi Huy Hoàng đã nhận tiền 5 lần với tổng số hơn 3,3 tỷ đồng của Võ Thị Hồng. Sau đó, Hoàng đưa hơn 1,9 tỷ đồng cho Vũ Sỹ Cường để Cường xin giúp Cty Sora được cấp phép thực hiện 2 chuyến bay. Ngoài ra, Hoàng cũng đưa 100 triệu đồng cho Phạm Trung Kiên (cựu thư ký của một lãnh đạo Bộ Y tế) xin chấp thuận cấp phép 1 chuyến bay của Cty Sora và đưa 650 triệu đồng cho Lê Thị Phượng để xin chủ trương chấp thuận cách ly y tế tại UBND tỉnh Hải Dương.

Cơ quan chức năng xác định Hoàng đã nhận hơn 3,3 tỷ đồng để môi giới hối lộ, hưởng lợi hơn 670 triệu đồng để xin cấp phép 3 chuyến bay và xin chủ trương cách ly cho 583 công dân.

Sau bục khai báo, bị cáo Hoàng nói đơn vị mà bị cáo làm việc có nhiệm vụ tham mưu cho Bộ Y tế trong việc xét duyệt các chuyến bay đưa công dân về nước trong đợt COVID-19. Tuy nhiên, bị cáo không có chức năng nhiệm vụ trong công việc này.

Khi được Hồng nhờ hỏi giúp các thủ tục xét duyệt chuyến bay để đưa một số công dân lao động nghèo ở Malaysia và một số người thân xin về nước trong đợt dịch COVID-19, Hoàng nói “sẽ tìm hiểu” rồi nhận lời giúp và liên hệ, đặt vấn đề với Vũ Sỹ Cường và Phạm Trung Kiên. “Trong việc liên hệ đó, bị cáo có đưa tiền cho những người này”, bị cáo Hoàng nói và khai rằng giữa mình và Vũ Sỹ Cường có thỏa thuận là 6 triệu đồng/người và được Cường nói sẽ xin giúp ở các Bộ: Công an, Giao thông vận tải, Ngoại giao và Bộ Quốc phòng.

Bị cáo này khẳng định đã đưa cho Vũ Sỹ Cường 2,5 tỷ đồng để xin cấp phép cho 2 chuyến bay vào tháng 6 và tháng 9/2021. Liên hệ và gửi Phạm Trung Kiên 100 triệu đồng để xin cấp phép cho chuyến bay vào tháng 6/2021. “Lúc đó bị cáo chủ động đưa tiền, không có thỏa thuận”, bị cáo Hoàng khai. Sau đó, bị cáo này phân trần, nói rằng mình chỉ được hưởng lợi hơn 110 triệu đồng.

“Đến nay, bị cáo nhận thức được hành vi phạm tội, rất ăn năn và đã nộp toàn bộ số tiền hưởng lợi như cáo trạng đã nêu”, bị cáo Hoàng nói.

Liên quan đến Công ty của Võ Thị Hồng, theo cáo trạng, tháng 6/2021 đến tháng 1/2022, Bùi Huy Hoàng và Trần Quốc Tuấn (Giám đốc Cty Vitrato) đã liên hệ, đặt vấn đề và được Phạm Trung Kiên đồng ý tạo điều kiện cấp phép thực hiện các chuyến bay cho Cty Minh Ngọc và Cty Sora của Võ Thị Hồng. Kiên yêu cầu chi phí từ 500.000 đồng đến 2 triệu đồng/khách.

Trong quá trình, trình ký duyệt cấp phép các chuyến bay, Phạm Trung Kiên đã nhận 7 lần tổng số tiền hơn 2,6 tỷ đồng của Võ Thị Hồng, Trần Quốc Tuấn và Bùi Huy Hoàng.

Tương tự, tháng 7/2021, Nguyễn Thị Thanh Hằng (Phó Tổng Giám đốc Cty Blue Sky), thông qua giới thiệu của Vũ Anh Tuấn (Phó Trưởng phòng Cục Quản lý xuất nhập cảnh) đến liên hệ và được Phạm Trung Kiên đồng ý giúp trình ký duyệt cấp phép các chuyến bay. Phạm Trung Kiên yêu cầu Hằng phải chi 150 triệu đồng/chuyến bay.

Tháng 9/2021, khi gặp Lê Hồng Sơn (Tổng Giám đốc Cty Bluesky), Phạm Trung Kiên cũng yêu cầu Sơn phải chi 150 triệu đồng/chuyến bay. Từ tháng 7/2021 đến tháng 11/2021, Phạm Trung Kiên đã nhận 7 lần, tổng số 6 tỷ đồng của Nguyễn Thị Thanh Hằng, Lê Hồng Sơn để trình ký cấp phép 40 chuyến bay.

Cơ quan chức năng xác định từ tháng 2/2021 đến tháng 12/2021, Phạm Trung Kiên đã nhận hối lộ 253 lần của 18 cá nhân và 62 đoàn khách lẻ khác với tổng số tiền hơn 42,6 tỷ đồng./.

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh: Tranh luận vụ án cán bộ phường không biết nhà đất trên địa bàn là tài sản công

TP Hồ Chí Minh: Tranh luận vụ án cán bộ phường không biết nhà đất trên địa bàn là tài sản công
(PLVN) - TAND Cấp cao tại TP HCM chuẩn bị đưa vụ án “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (TSNN) gây thất thoát, lãng phí” liên quan nhà đất 318/82 diện tích hơn 100m2 tại đường Phạm Văn Hai, phường 5, quận Tân Bình ra xử phúc thẩm. Một tình tiết pháp lý thú vị trong vụ án là bị cáo nguyên Phó Chủ tịch phường dù không có thẩm quyền quản lý, sử dụng TSNN; không biết nhà đất trên là TSNN; nhưng lại bị cấp sơ thẩm đánh giá “có vai trò cao nhất”, lĩnh mức án cao nhất.

Vụ án xảy ra tại TAND Cấp cao tại Đà Nẵng: 17 cựu kiểm sát viên, thẩm phán, luật sư… bị đề nghị truy tố tội “Môi giới hối lộ”

Trụ sở TAND Cấp cao tại Đà Nẵng. (Ảnh: capcaodanang.toaan.gov.vn)
(PLVN) - Như PLVN đã có bài phản ánh, Cơ quan điều tra (CQĐT) VKSND Tối cao đã ban hành kết luận điều tra (KLĐT) vụ án “Đưa hối lộ, môi giới hối lộ và nhận hối lộ xảy ra tại TAND Cấp cao tại Đà Nẵng (TAND Cấp cao 2) và các tỉnh, thành có liên quan”. Trong đó, 17/23 bị can là cựu kiểm sát viên, thẩm phán, luật sư… bị đề nghị truy tố về tội “Môi giới hối lộ”.

Cựu Vụ phó Bộ Công Thương Nguyễn Lộc An tiếp tục nhận bản án 11 năm tù

Bị cáo An bị dẫn giải đến tòa. (Ảnh: D.Lam)
(PLVN) - TAND TP Hà Nội vừa tuyên bị cáo Nguyễn Lộc An, cựu Vụ phó Thị trường trong nước, Bộ Công Thương 11 năm tù về tội Nhận hối lộ trong vụ án liên quan Cty Bách Khoa Việt và Cty Long Hưng. Đây là lần thứ hai ông An nhận bản án cùng về tội Nhận hối lộ. Giữa tháng 5/2025, trong phiên phúc thẩm vụ án xảy ra tại Cty Xuyên Việt Oil, ông An bị TAND cấp cao tại TP HCM phạt 4 năm tù do nhận 400 triệu đồng và đồng hồ Patek Philippe.

Diễn biến sự việc liên quan cựu Bí thư Bến Cát (Bình Dương): Ông Nguyễn Hồng Khanh cho rằng căn cứ đình chỉ chưa phù hợp

Ông Khanh trong một phiên xử. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Sau khi được đình chỉ điều tra với lý do “người phạm tội không còn gây nguy hiểm cho xã hội”, ông Nguyễn Hồng Khanh (SN 1967, cựu Bí thư Bến Cát, Bình Dương) vừa gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng cho rằng mình không phạm tội; việc đình chỉ là để né tránh trách nhiệm khi khởi tố, điều tra từ 2018 đến nay; nên cần ra quyết định đình chỉ điều tra mới, nêu rõ “không có căn cứ phạm tội”.

Lãnh 10 tháng tù vì xuyên tạc Nghị định 168

Bị cáo tại tòa.
(PLVN) - Sáng 27/5, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Đậu Thị Tâm (SN 1980, ở Hoàng Mai, Hà Nội) ra xét xử về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.