Vụ án “Chuyến bay giải cứu”: Con đường “nhúng chàm” của các cựu đại sứ

Các bị cáo tại tòa.
Các bị cáo tại tòa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - 54 bị cáo trong vụ án “Chuyến bay giải cứu” bị đưa ra xét xử, có nhiều bị cáo là cựu đại sứ Việt Nam tại nước ngoài “nhúng chàm”. Trong đó có cựu đại sứ Việt Nam tại Malaysia, cựu đại sứ Việt Nam tại Angola…

Chiều 11/7, phiên tòa xét xử 54 bị cáo trong vụ án “Chuyến bay giải cứu” tại TAND TP Hà Nội tiếp tục diễn ra. VKS đang công bố bản cáo trạng dài 102 trang.

54 bị cáo bị đưa ra xét xử về tội “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Trong số này có bị cáo Trần Việt Thái (cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia), Vũ Ngọc Minh (cựu đại sứ Việt Nam tại Angola)…

Theo cáo trạng, tháng 5/2020, Trần Việt Thái được bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Malaysia, có nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia. Ông Thái là người chỉ đạo và chịu trách nhiệm trong việc tổ chức các chuyến bay giải cứu đưa công dân Việt Nam ở Malaysia về nước trong đại dịch COVID-19.

Từ tháng 5/2020 đến tháng 1/2022, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã tổ chức 21 chuyến bay giải cứu đưa công dân Việt Nam từ Malaysia về nước. Trong đó, từ tháng 5/2021 đến tháng 1/2022, tổ chức 8 chuyến bay “giải cứu”, đưa 1.891 người đã chấp hành xong án phạt tù ở 19 trại chờ tại Malaysia (người mãn hạn tù) về nước.

Để tổ chức 8 chuyến bay đưa người mãn hạn tù về nước, Trần Việt Thái đã phân công, chỉ đạo Nguyễn Hoàng Linh và Nguyễn Lê Ngọc Anh (cùng là Bí thư thứ Hai) chịu trách nhiệm chính tổ chức chuyến bay, khảo sát tại các trại chờ, xây dựng kế hoạch, phương án, đề xuất kinh phí, mức thu, chi.

Sau khi khảo sát tại các trại chờ, những người trên bàn bạc, đề xuất và được Trần Việt Thái quyết định mức thu 20,3 triệu đồng/người mãn hạn tù có hộ chiếu; gần 25 triệu đồng/người không có hộ chiếu. Những người ở đảo xa cần mua vé máy bay thì mức thu từ 30 triệu đồng – 35 triệu đồng/người.

Sau khi thông báo mức thu tiền trên, Đại sứ quán Việt Nam yêu cầu người thân, chủ lao động của những người mãn hạn tù nộp tiền vào tài khoản. Tổng số tiền họ đã thu được của người thân hoặc chủ lao động của những người mãn hạn tù qua các tài khoản được cung cấp là 44,6 tỷ đồng.

Số tiền trên, Trần Việt Thái đã chỉ đạo sử dụng 33 tỷ đồng để chi phí cho việc tổ chức 8 chuyến bay. Số tiền còn lại, Trần Việt Thái đã chỉ đạo sử dụng hơn 5,4 tỷ đồng chi cho các cán bộ, nhân viên ĐSQVN... Trong đó, Trần Việt Thái được hưởng 580 triệu đồng; Nguyễn Lê Ngọc Anh và Nguyễn Hoàng Linh mỗi người được hưởng 480 triệu đồng, Đặng Minh Phương được hưởng 220 triệu đồng…

VKS xác định trong quá trình tổ chức 8 chuyến bay “giải cứu” đưa người mãn hạn tù ở Malaysia về nước, Trần Việt Thái, Nguyễn Lê Ngọc Anh, Nguyễn Hoàng Linh thu tiền trái quy định của pháp luật và cao hơn chi phí thực tế từ những người mãn hạn tù để chi và hưởng lợi bất chính, gây thiệt hại số tiền hơn 10,4 tỷ đồng. Đặng Minh Phương liên đới gây thiệt hại số tiền hơn 5,7 tỷ đồng.

Tương tự, bị cáo Vũ Ngọc Minh cũng bị xác định đã nhận hối lộ hơn 800 triệu đồng.

Cụ thể, từ năm 2019 đến năm 2022, Vũ Ngọc Minh được bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Angola, có nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Đại sứ quán Việt Nam tại Angola.

Tháng 11/2021, Đào Minh Dương (Chủ tịch HĐQT Cty CP Vijasun) liên hệ và giới thiệu với Vũ Ngọc Minh về việc Cty Vijasun đang xin làm thủ tục xin cấp phép tổ chức 1 chuyến bay đưa người Việt Nam ở Angola về nước đầu năm 2022. Đào Minh Dương nhờ và được Vũ Ngọc Minh đồng ý, hỗ trợ tạo điều kiện để được đăng thông tin chuyến bay trên website Đại sứ quán, chuyển danh sách công dân, hỗ trợ thủ tục cất và hạ cánh tại Angola.

Đào Minh Dương thỏa thuận chi cho Vũ Ngọc Minh 3 triệu đồng/khách. Đến ngày 09/1/2022, Cty Vijasun đã tổ chức chuyến bay đưa 298 công dân về nước. Ngày 13/1/2022, Đào Minh Dương đã chuyển khoản hơn 800 triệu đồng vào tài khoản của Vũ Ngọc Minh./.

Tin cùng chuyên mục

Làm giả sổ đỏ để vay ngân hàng, nhóm bị cáo lãnh án 140 năm tù

Làm giả sổ đỏ để vay ngân hàng, nhóm bị cáo lãnh án 140 năm tù

(PLVN) - Ngày 13/5, TAND tỉnh Gia Lai đã tuyên án 13 bị cáo làm giả Giấy CNQSDĐ (sổ đỏ), để vay hơn 7 tỷ đồng của Ngân hàng rồi chiếm đoạt. Liên quan đến vấn đề này, hàng loạt “quan chức” của huyện Ia Grai cũng đang được các cơ quan chức năng xử lý ở một vụ án khác.

Đọc thêm

Tuyên án tù nữ 'đại gia' thu lợi 70 tỷ đồng từ cho vay lãi nặng

Trà (đứng giữa) cùng bị cáo Lan và Việt Anh tại phiên tòa. (Ảnh: B.Yên)
(PLVN) - Ngày 8/5, TAND TX Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đưa ra xét xử bị cáo Lâm Thị Thu Trà (50 tuổi, ngụ TP Vũng Tàu) về hai tội "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự" và "Rửa tiền". Trà trước đây có tiếng ngoài đời và cả trên mạng xã hội với hình ảnh một “nữ đại gia” ở TP Vũng Tàu với nhiều biệt thự, xe sang.

Hai bị cáo trong vụ CDC Huế được hưởng khoan hồng, miễn hình phạt tù

Hai bị cáo tại phiên tòa xét xử ngày 8/5.
(PLVN) - TAND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử các bị cáo Hoàng Văn Đức (SN 1970, trú TP Huế), nguyên Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế (CDC Huế) và Hà Thúc Nhật (SN 1983, trú tại TX Hương Trà) nguyên Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính kiêm Kế toán trưởng CDC Huế về tội danh "Vi phạm các quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".

6 người trong một gia đình lãnh án tù về tội "giết người"

06 bị cáo nghe Tòa tuyên án.
(PLVN) - TAND tỉnh Kiên Giang vừa tuyên phạt 6 bị cáo gồm: Nguyễn Thanh Nam (49 Tuổi), Trần Thanh Mộng (44 tuổi), Trần Quốc Đại (35 tuổi), Trần Văn Có (31 tuổi), Lê Văn Khỏe (25 tuổi) và Lê Văn Toàn (23 tuổi) cùng ngụ xã Dương Tơ, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang tổng cộng 44 năm tù về tội “Giết người”.

Vụ án chiếm đoạt tiền tỷ trong tài khoản ngân hàng: Trả hồ sơ cho VKS điều tra bổ sung

Bị cáo Hải và Tú tại phiên xử. (Ảnh: D.Hải)
(PLVN) - TAND TP HCM vừa đưa bị cáo Hứa Chấn Hải (35 tuổi, ngụ quận 12) ra xét xử về tội “Sử dụng mạng máy tính mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”; “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”. Liên quan vụ án, Đào Vương Thùy Thanh Tú (39 tuổi, ngụ quận Tân Bình) bị xác định đồng phạm với Hải về tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

VKS Quân sự khu vực 11 (Quân khu 1): Phối hợp xét xử lưu động một vụ án “tổ chức sử dụng ma tuý”

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Giáp Tuấn Anh)
(PLVN) - Mới đây, tại hội trường Sư đoàn 3, Quân khu 1, Viện kiểm sát quân sự (VKSQS) Khu vực 11 đã phối hợp Toà án quân sự (TAQS) khu vực Quân khu 1 tổ chức phiên toà lưu động xét xử bị cáo Hoàng Văn Đại và đồng phạm về tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” theo khoản 2 Điều 255 BLHS.

Vụ án lừa đảo hơn 182 tỉ đồng tại Nghệ An

Trụ sở TAND tỉnh Nghệ An. (Ảnh trong bài: Trung Thứ)
(PLVN) - Tại phiên tòa xét xử vụ án “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” với tổng số tiền bị chiếm đoạt lên đến hơn 182 tỉ đồng, một số người đưa quan điểm: Còn một số tình tiết chưa được làm sáng tỏ, cần tránh trường hợp tội phạm bị bỏ lọt.

Hai vợ chồng lĩnh án vì "lừa đảo chiếm đoạt tài sản"

Hai vợ chồng lĩnh án vì "lừa đảo chiếm đoạt tài sản"
(PLVN) - Ngày 25/4, TAND tỉnh Gia Lai đưa 2 vợ chồng Hà Thị Thê (SN 1990), Nguyễn Đức Hiệp (SN 1987, cùng ở thôn 2, xã Pờ Tó, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) ra xét xử sơ thẩm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, đồng thời tuyên phạt Thê 16 năm, Hiệp 12 năm tù.