Vợ chồng giáo viên hiến tạng cứu người

Vợ chồng thầy Hiền, cô Lan.
Vợ chồng thầy Hiền, cô Lan.
(PLVN) - Khi biết được thông tin hiện nay có rất nhiều người đang nằm chờ nguồn tạng để duy trì sự sống, vợ chồng thầy Nguyễn Xuân Khánh Hiền (40 tuổi, giáo viên Trường THCS Lộc Thủy) và cô Trần Thị Thu Lan (40 tuổi, giáo viên Trường THPT Thừa Lưu, đều ở huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) đã quyết định cùng nhau đăng ký hiến tạng cứu người.

Đầu năm 2019, sau một thời gian tìm hiểu thủ tục hiến tạng, thầy Hiền biết đến đơn vị điều phối ghép tạng quốc gia (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Thầy liên hệ xin hồ sơ để đăng ký qua bưu điện. Ít lâu sau, hai vợ chồng đều có được tấm thẻ hiến tạng. Trong tờ đơn đăng ký, cả hai đánh dấu đồng ý hiến hết các bộ phận của cơ thể mình vào các ô gợi ý.

Cầm hai tấm thẻ hiến tạng trên tay, thầy Hiền cho biết, việc làm trên đều xuất phát từ cái tâm vì đã từng chứng kiến nhiều người thân mất đi, hiểu được giá trị sự sống và đau đáu mong muốn làm một việc gì đó sau khi qua đời.

“Chuyện sinh tử là quy luật, lẽ thường; vì thế, tôi cùng vợ đăng ký hiến tạng mà không phải suy nghĩ, đắn đo hay cân nhắc gì cả vì thấy việc làm này rất nhân văn. Nếu hiến được bộ phận nào của cơ thể để cứu sống nhiều người thì đó là việc nên làm, không có gì ghê gớm”, thầy Hiền vui vẻ nói. 

Cô Lan tiếp lời chồng: “May mắn trời vẫn cho vợ chồng tôi sức khỏe, lại được làm nghề mà mình yêu thích nên rất mừng. Tôi thấy khi chết đi, thân xác còn nhưng không giúp được ai nữa thì chính là sự lãng phí. Từ lúc nhận được thẻ đăng ký hiến tạng, tôi cảm thấy bản thân mình càng phải sống có trách nhiệm hơn, có ích hơn. Tôi mong rằng việc làm này có thể giúp lan tỏa ý nghĩa để có thêm nhiều người hiến tạng”.

Tuy nhiên, thầy Hiền, cô Lan vẫn buồn vì còn có nhiều người tỏ thái độ khá dửng dưng, có người suy nghĩ hai vợ chồng cùng nhau bán thận, bán nội tạng. “Một số còn có quan điểm đi đăng ký hiến tạng là điềm xấu, hay việc bỏ thẻ hiến tạng trong nhà sẽ không gặp may. Những điều này tôi bỏ ngoài tai; vì quan niệm mình làm điều có ích sẽ được thanh thản, vui vẻ”, cô Lan cười tươi nói.

Vợ chồng thầy Hiền và cô Lan đều quê ở huyện Phú Lộc, đi dạy rồi quen nhau và nên duyên vợ chồng. Hiện tại, hai người con (một trai, một gái) đều ngoan ngoãn, học giỏi và khi đủ tuổi cả hai cũng sẽ đăng ký hiến tạng cứu người.

Cô Lan là giáo viên Văn, thầy Hiền giáo viên Tổng phụ trách Đội. Với năng lực cùng chuyên môn vững vàng, lại luôn sáng tạo trong giảng dạy, cả hai luôn gần gũi tìm hiểu tâm lý, hoàn cảnh học sinh. Gần 20 năm trong ngành giáo dục, vợ chồng thầy Hiền, cô Lan đã được tặng nhiều bằng khen, giấy khen của tỉnh, của huyện.

Ngoài ra, cả hai còn tham gia tích cực vào các phong trào của nhà trường như văn nghệ, thể thao. Trong chục năm qua, cả hai đều là Phó Chủ tịch Công đoàn của trường mình đang công tác. 

Có những cái chết hóa thành bất tử 

Đó là câu chuyện cảm động của bé Hải An 7 tuổi đã hiến tặng giác mạc của mình cho những bạn nhỏ khác sau khi em qua đời vào năm 2018 vì căn bệnh u cầu não xâm lấn. Đó là câu chuyện của thiếu tá Lê Hải Ninh để lại sự sống cho 6 người khác bằng việc hiến tặng nội tạng của mình.

Là câu chuyện của bé Vân Nhi 12 tuổi mỉm cười hiến giác mạc sau 50 lần phẫu thuật không thành. Là câu chuyện của anh Dương Hồng Quý không may chết não đã cứu sống 5 người như ước nguyện của mình lúc sinh thời.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024
(PLVN) - Tự hào lan tỏa khắp Trường THPT Chuyên Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) khi cô giáo Điêu Thị Ngọc Hoa, giáo viên môn Hóa học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh trong danh sách 251 nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu năm 2024.

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Hà Nội nỗ lực xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện và hạnh phúc

Khốc liệt tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội, hơn 5.500 học sinh thi để giành 270 suất vào lớp 6 Trường Nguyễn Tất Thành năm 2024. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Trường học phải là nơi người học được bảo đảm an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục, chửi bậy, không có ép buộc học thêm. Ở đó hiện hữu một môi trường học đường văn hóa tiêu biểu. Ởđó, con người ứng xử với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm...

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong các số báo trước, thời gian gần đây, sau khi một số bài báo nghiên cứu công bố quốc tế đứng tên một số nhà khoa học Việt Nam bị rút bài, dư luận thường mặc định “rút bài vì vi phạm liêm chính khoa học”; dù sự thật là nhiều bài báo bị rút vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có lỗi của nhà khoa học.

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: 'Sự minh bạch là cần thiết, nhưng không cần phải ồn ào quá mức'

Một nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội đang có xu hướng nhìn nhận việc rút bài một cách thiếu toàn diện; lợi dụng để công kích cá nhân, ảnh hưởng uy tín, danh dự. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã phản ánh trong số báo trước (ra ngày 13/11/2024), thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế, sau đó một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả có vi phạm; thì không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có vi phạm đạo đức, liêm chính... nhưng lại bị dư luận hiểu lầm vi phạm liêm chính khoa học.

Đừng vội quy kết “vi phạm liêm chính” khi bài báo khoa học bị rút

Việc rút bài báo nghiên cứu khoa học có nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc vi phạm đạo đức, liêm chính. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế. Tuy nhiên, sau đó cũng có một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả “đạo văn”, nguỵ tạo kết quả; thì có không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi của bên thứ ba... nhưng lại bị một số ý kiến quy chụp, quy kết. Bài viết dưới đây nhằm phản ánh thực trạng và mong muốn đưa ra một góc nhìn khác hơn với tình huống bị rút bài. Các bên liên quan và dư luận cần cẩn trọng, khách quan khi đánh giá nếu một bài báo bị rút, tránh trường hợp vội vàng quy kết oan.

Nhiều trường đại học bỏ xét học bạ, cắt giảm tổ hợp

Ảnh minh họa
(PLVN) - Ở mùa tuyển sinh năm 2025 - năm đầu tiên kì thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hàng loạt trường đại học thông báo không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT, nhiều trường cũng dự kiến cắt giảm các tổ hợp xét tuyển.

Nâng cao vị thế, vai trò thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - “Không thầy đố mày làm nên”. Trong cuộc đời bất cứ ai, đều có rất nhiều người thầy. Trong bất cứ gia đình nào, ai cũng có con cái, người thân đi học. Thành công của mỗi con người đều có sự đóng góp của các thầy cô. Vì vậy, giáo dục là vấn đề từ xưa đến nay luôn được xã hội dành cho sự quan tâm đặc biệt.

Hoạt động ngoại khóa bổ ích về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích tại trường THPT Hữu Lũng, Lạng Sơn

Toàn cảnh hoạt động ngoại khóa trường THP Hữu Lũng
(PLVN) - Ngày 10/11, được sự cho phép của Sở Giáo dục tỉnh Lạng Sơn, trường THPT Hữu Lũng đã phối hợp với Công ty cổ phần Giáo dục Khoa học An toàn Việt Nam tổ chức hoạt động ngoại khóa kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT), phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) nhằm hướng tới một môi trường học tập an toàn và hạnh phúc.

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa
(PLVN) - Sáng 11/11, Sở giáo dục và Đào tạo và Cựu giáo chức TP HCM tổ chức họp mặt Nhà giáo đi B (vượt Trường Sơn vào Nam chống Mỹ cứu nước) và nhà giáo nội đô (thầy cô tham gia cách mạng, hoạt động trong lòng địch), nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).