VN-Index có thể quay về vùng 980-1.000 điểm vào cuối năm 2020

Tọa đàm “Sự vươn lên của Việt Nam hậu Covid-19” do Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam tổ chức.
Tọa đàm “Sự vươn lên của Việt Nam hậu Covid-19” do Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam tổ chức.
(PLVN) - Trước tác động của dịch Covid-19, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã có nhiều phiên lao dốc không phanh, tuy nhiên so với nhiều nước trên thế giới và khu vực, TTCK Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường phục hồi nhanh nhất sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát tốt. Nhiều nhận định cho thấy khả năng VN-Index có thể quay về vùng 980-1.000 điểm vào cuối năm 2020.

Ít phụ thuộc vào dòng vốn ngoại

Tại buổi Tọa đàm “Sự vươn lên của Việt Nam hậu Covid-19” do Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam tổ chức sáng nay - 21/10, bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển  (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước - UBCKNN) nhận định, năm 2020 là một năm đầy biến động khi chỉ số VN-Index liên tục tăng giảm, đặc biệt vào Quý I/2020 khi VN-Index giảm đến 33%.

Tuy nhiên, theo đại diện UBCKNN, Việt Nam có sự phục hồi khá tốt và có thể nói là tốt hơn các nước trong khu vực và trên thế giới. “Chúng ta gần như đã lấy lại những gì đã mất từ đầu năm. Vốn hóa thị trường đạt 71,3% GDP!” - bà Bình đánh giá. Theo bà, sự phục hồi này cả về chỉ số, quy mô và nội lực.

Điều đặc biệt là thông thường diễn biến của dòng vốn ngoại có tác động trực tiếp và mạnh mẽ lên TTCK Việt Nam, nhưng năm nay thị trường đã có điểm khác và có những điểm khác biệt và ít phụ thuộc hơn vào khối ngoại và thị trường thế giới.

“Quan điểm chung của cơ quan quản lý được đồng tình của nhiều thành viên thị trường là sự tôn trọng sự vận hành tự nhiên của thị trường, hạn chế can thiệp “thô bạo” vào thị trường. Chúng ta đang điều hành thị trường theo hướng phát triển bền vững…”- bà Bình cho hay.

Nhận định thị trường, ông Bùi Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Quản lý chào bán chứng khoán, UBCKNN cho rằng, hiện tại trên thế giới Covid vẫn tiếp diễn và chưa biết khi nào Covid kết thúc. Do đó, chúng ta nên dùng “bình thường mới” cho giai đoạn này, tức là chuyển từ giai đoạn cân bằng này sang giai đoạn cân bằng khác.

Dẫn thống kê của UBCKNN cho thấy, thanh khoản trên thị trường cơ sở tăng 2,7%, tăng 90% giao dịch trên thị trường phái sinh, ông Hải cho rằng thanh khoản thị trường tốt hơn trên cả kỳ vọng.

Tuy nhiên một yếu tố quan trọng của thị trường là việc huy động vốn sụt giảm và gặp những khó khăn như số lượng vốn huy động thực sự chỉ đạt 51% so với năm ngoái.

Tổng quan nhà đầu tư nước ngoài chỉ rút vốn khoảng 4.000 – 5.000 tỷ đồng, không đáng kể so với tổng thị trường tuy nhiên vốn đầu tư dài hạn có vấn đề. Tuy nhiên, việc huy động vốn từ việc phát hành trái phiếu quốc tế đã giảm đáng kể do Covid-19 do các nhà đầu tư nước ngoài không thể đến Việt Nam trực tiếp để làm nghiên cứu trước đầu tư làm lỡ nhiều dịp phát hành cổ phiếu lớn dẫn đến sụt giảm.

“So với các nước trong khu vực chúng ta đang đạt chỉ số tốt: tổng vốn hoá cao. Tuy nhiên mức độ rủi ro trên thị trường cao gây ảnh hưởng đến định giá chứng khoán…”- ông Hải nhận định.

Thị trường còn nhiều cơ hội để đầu tư

Số liệu thống kê về nhà đầu tư cá nhân mở mới từ quý II đến nay đã tăng khá mạnh. Tuy nhiên TS Lê Đức Khánh, Giám đốc phòng phát triển năng lực đầu tư CTCP chứng khoán VPS, so với quy mô dân số thì với khoảng 300.000 tài khoản mở mới trong giai đoạn gần đây vẫn  rất khiêm tốn. 

Theo chuyên gia này, với triển vọng kinh tế, lãi suất rất thấp giúp nguồn tiền lớn trong hệ thống ngân hàng tìm sang kênh đầu tư khác như chứng khoán. Mặt khác, dư địa tăng trưởng của  Việt Nam còn rất lớn. Mặt bằng chung định giá cổ phiếu còn thấp với P/E khoảng 16. Dòng tiền luân chuyển khá tốt qua các nhóm cổ phiếu như ngân hàng (CTG, VPB, TCB,...), nhóm thép (HPG, HSG) hay nhóm chứng khoán, công nghệ,...

“Do đó, thị trường vẫn còn nhiều cơ hội để đầu tư. Nhà đầu tư cần lưu ý chọn nhóm ngành cơ bản, kinh doanh tăng trưởng tốt để giảm thiểu rủi ro khi đầu tư. Bản thân tôi cho rằng thị trường sẽ sớm quay lại mốc 990 – 1000 điểm trong cuối năm 2020!" - chuyên gia này quả quyết.

Dưới góc độ quản lý nhà nước, ông Bùi Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Quản lý chào bán chứng khoán cho biết Luật Chứng khoán 2019 có hiệu lực từ 1/1/2021 cùng 4 thông tư đang được xây dựng là cơ sở pháp lý giúp thị trường vận hành ổn định và bền vững… 

Với các chính sách, cơ chế mới, năm 2021 được kỳ vọng sẽ phân mảng thị trường tốt hơn, ra mắt nhiều sản phẩm tốt hơn. Ngoài ra, trong năm 2021, dự kiến phát triển cơ sở hạ tầng cho thị trường thông qua gói thầu hệ thống công nghệ đồng bộ cho toàn thị trường, giúp hiện đại hoá thị trường tạo nên đột phá cho thị trường.

Đặc biệt, ông Hải cho biết, Luật Chứng khoán mới đã xây dựng cơ chế phòng ngừa và ứng phó rủi ro cho thị trường, trong đó có giải pháp ứng xử ứng phó khi thị trường biến động mạnh ví dụ như Covid-19… 

Về góc độ các công ty chứng khoán, theo TS Lê Đức Khánh, bức tranh thị phần môi giới chứng khoán trên HoSE, HNX, UpCOM 9 tháng đầu năm đã có những biến động lớn. Thị trường phái sinh giao dịch rất sôi động từ đầu năm. Chứng quyền có bảo đảm cùng những sản phẩm khác ra đời cho thấy xu thế phát triển và chúng ta đang đi đúng hướng. Các công ty chứng khoán cũng phải thích nghi, chú ý hơn đến nhu cầu của các nhà đầu tư cá nhân, phục vụ đa dạng cho các nhà đầu tư hiện tại và trong tương lai…

“Triển vọng TTCK Việt Nam cuối năm 2020, đầu năm 2021 là tích cực. Hướng đi của UBCKNN cũng rất quyết liệt đòi hỏi các công ty chứng khoán cũng phải thay đổi nhanh…” - ông Khánh nhận định.

Đọc thêm

Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế

 Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế
(PLVN) - Bộ Tài chính sẽ xây dựng nghị định quy định chi tiết về phạm vi trách nhiệm và cách thức các nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ đối với các giao dịch kinh doanh trên sàn của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.