Virus Corona có lây truyền qua tiền mặt?

(PLVN) - Có những ý kiến khác nhau xung quanh việc liệu tiền mặt (tiền giấy và tiền xu) có thể là vật dụng trung gian truyền nhiễm virus corona hay không.

Tờ báo Anh The Telegraph đã đăng tải một bài báo, trong đó trích dẫn một đại diện giấu tên củaTổ chức Y tế Thế giới  (WHO) khẳng định rằng, tổ chức này kêu gọi mọi người không dùng tiền mặt (tiền giấy và tiền xu), vì đây là vật dụng trung gian truyền nhiễm COVID-19. 

Khuyến cáo của WHO cho biết: "Virus có thể tồn tại từ vài giờ đến vài ngày tùy theo một số điều kiện (loại bề mặt, nhiệt độ và độ ẩm). Để tiêu diệt vi sinh vật và bảo vệ bản thân và những người khác, nên lau sạch bề mặt bằng chất khử trùng thông thường. Nên rửa tay bằng các sản phẩm có chứa cồn hoặc rửa bằng xà phòng. Đừng chạm vào mắt, miệng hoặc mũi."

Đại diện của WHO đã nói với The Telegraph: "Chúng tôi biết rằng, tiền mặt qua sử dụng thay đổi nhiều chủ sở hữu có thể tích tụ các loại vi khuẩn và virus. Do đó, tiền giấy nên được “tránh xa”. Sau khi cầm tiền mặt thì nên rửa tay. Tốt nhất là thanh toán không dùng tiền mặt như thanh toán bằng thẻ ATM".

Tuy nhiên, WHO đã giải thích với kênh CNBC rằng, trong khuyến cáo chính thức của tổ chức này về cách phòng chống COVID-19 không nói gì về tiền mặt và thanh toán không tiếp xúc. Điều quan trọng nhất là "rửa tay, kể cả sau khi bạn dùng tiền mặt, đặc biệt nếu bạn đang ăn hoặc chạm vào thức ăn". 

Tức là, tiền giấy phải được đối xử giống như bất kỳ đối tượng nào mà người nhiễm bệnh có thể chạm vào: tay nắm cửa, tay vịn cẩu thang, tay vịn trong giao thông công cộng, lan can và những thứ tương tự.

Mặc dù có một số nghiên cứu về việc truyền vi trùng và vi rút thông qua tiền giấy và tiền xu, nhưng, tiền mặt không khác biệt với các đối tượng khác. Theo các báo cáo gần đây, COVID-19 có thể tồn tại trên các bề mặt trong nhiều ngày. 

Biện pháp chính để phòng chống COVID-19 là giữ gìn vệ sinh cá nhân, chứ không phải cách thanh toán không tiếp xúc.
Biện pháp chính để phòng chống COVID-19 là giữ gìn vệ sinh cá nhân, chứ không phải cách thanh toán không tiếp xúc.

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, Tiến sĩ Sinh học, Giáo sư Sergei Netesov, cán bộ khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Trưởng phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học và Virus học tại Đại học Quốc gia Novosibirsk, Trưởng phòng thí nghiệm tại Trung tâm virus học và công nghệ sinh học "Vector" cho biết: 

“Người dân thường giữ tiền mặt trong một hoặc hai ngày, trong thời gian này, virus không tồn tại nữa. Những đồ vật nguy hiểm nhất là những gì người bệnh chạm vào. Đấy có thể là tay nắm cửa, chậu rửa tay, tay vịn trong tàu điện ngầm và xe buýt.

Tay nắm cửa của nhà vệ sinh công cộng là bẩn nhất, bạn không nên chạm vào nó trong mọi trường hợp - chỉ bằng khuỷu tay hoặc qua khăn giấy, sau đó vứt ngay lập tức, ngoài ra nên rửa tay trước khi bạn rửa mặt. Điều này là quan trọng hơn nhiều so với thanh toán không tiếp xúc".

"Tất nhiên, bạn có thể không chạm vào tiền mặt và thanh toán qua điện thoại, nhưng, sau khi chạm vào điện thoại hoặc thiết bị ATM, bạn vẫn phải rửa tay" - Giáo sư Sergei Netesov nhấn mạnh. 

Như vậy giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhất là rửa tay sát khuẩn thường xuyên, sau khi động chạm vào các vật dụng, bề mặt là biện pháp phòng dịch COVID-19 tốt nhất đến nay theo khuyến cáo của các nhà khoa học.

Trước đó, Trung Quốc đã tiến hành khử trùng tiền mặt và phát hành tiền mới cho tâm dịch Vũ Hán để hạn chế mức độ lây truyền dịch bệnh. Cả Trung Quốc và Hàn Quốc đều đã bắt đầu triển khai việc khử trùng, thậm chí "cách ly" những tờ bạc đã sử dụng sang để phòng ngừa lây lan dịch COVID-19. Các nhà chức trách đã sử dụng ánh sáng tia cực tím hoặc xử lý ở nhiệt độ cao để khử trùng các tờ bạc, sau đó đưa số tiền này vào niêm phong 14 ngày trước khi đưa trở lại lưu hành.

Đọc thêm

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.

Câu chuyện bảo hiểm y tế khi đồng bào 'lên vùng'

Chị Rơ Ô H’Hóp trong một buổi truyền thông về bệnh lao.
(PLVN) - Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2020 có trên 172.000 người mắc và 10.400 người chết vì bệnh lao tại Việt Nam…

Ngành Y tế nỗ lực bảo đảm nguồn cung vaccine cho người dân

Chương trình TCMR làm thay đổi về cơ bản cơ cấu bệnh tật ở trẻ em Việt Nam. (Ảnh: Cục Y tế dự phòng)
(PLVN) - Được đánh giá là một trong những chương trình về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng thành công nhất hiện nay ở Việt Nam, Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe trẻ em cũng như người dân trên cả nước. Thành quả này có được nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của ngành Y tế, đặc biệt trong việc thực hiện các giải pháp đảm bảo nguồn cung vaccine ổn định cho người dân, ngay cả trong bối cảnh khan hiếm vaccine.

Hóa giải 'nỗi oan' vaccine gây bệnh

Tiêm vaccine đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. (Ảnh: Sở Y tế Nghệ An)
(PLVN) - Trong bối cảnh các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sởi, bạch hầu và ho gà đang gia tăng, tiêm chủng đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên, những thông tin sai lệch về vaccine đã gây ra không ít lo ngại, khiến công tác tiêm chủng, nâng cao sức đề kháng cho người dân gặp nhiều khó khăn.

Đừng cổ súy lối sống thuận tự nhiên, bài trừ tiêm vaccine

Tiêm vaccine không chỉ là quyền lợi cá nhân, đó còn là nghĩa vụ xã hội. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Những năm qua, trào lưu sống thuận tự nhiên lan rộng, thu hút một bộ phận người tin rằng cơ thể con người có khả năng “tự chữa lành”, không cần đến thuốc hay can thiệp y tế. Biến tướng nguy hiểm nhất của xu hướng này chính là việc bài trừ vaccine một cách cực đoan, lan truyền những kiến thức y tế lệch lạc trong cộng đồng.