Vĩnh Phúc đẩy mạnh các làng nghề truyền thống

Làng nghề Mộc Thanh Lãng phát triển mạnh mẽ giúp nâng cao thu nhập cho người dân
Làng nghề Mộc Thanh Lãng phát triển mạnh mẽ giúp nâng cao thu nhập cho người dân
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, nơi đây nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh và các khu di tích lịch sử văn hóa. Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn, giúp các làng nghề truyền thống có cơ hội phát triển.

Sở Công thương Vĩnh Phúc cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh đang duy trì, phát triển 25 làng nghề, trong đó có 19 làng nghề truyền thống, 6 làng nghề mới với các lĩnh vực sản xuất chủ yếu là mộc, gốm, đan lát mây tre, rèn, chế tác đá và chế biến nông - lâm - thủy sản.

Các làng nghề tạo việc làm cho trên 55.000 lao động với thu nhập bình quân từ 4 - 6 triệu đồng/người/tháng. Cùng với đó, trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều cụm công nghiệp, vùng sản xuất sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung như: cụm công Hợp Thịnh, cụm công nghiệp Tân Tiến, cụm công nghiệp Tề Lỗ… góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Vĩnh Phúc đã hỗ trợ hơn 14 tỷ đồng giúp 143 cơ sở sản xuất, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực gia công cơ khí, xây dựng, chế biến nông lâm, thủy sản, mộc xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc tiên tiến, khoa học kỹ thuật.

UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành chức năng thực hiện việc xây dựng thương hiệu, khuyến khích xây dựng mỗi xã một sản phẩm trong chương trình xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh liên kết tìm đầu ra cho các sản phẩm từ nghề truyền thống; hỗ trợ đào tạo, nâng cao năng lực quản lý; chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất.

Đồng thời, Sở Công thương đã chỉ đạo Trung tâm Phát triển công thương tiếp tục đa dạng hóa các hoạt động khuyến công theo hướng đổi mới hỗ trợ về đào tạo, truyền nghề, hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến với quy mô lớn, tập trung vào các ngành nghề có thế mạnh, mũi nhọn của tỉnh.

Ngoài ra, đẩy mạnh tuyên truyền đến các đối tượng thụ hưởng chính sách liên quan đến hoạt động khuyến công, giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn kịp thời nắm bắt, tiếp cận được nguồn vốn ưu, sẽ tập trung hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hình thành hệ thống phân phối lớn trong và ngoài nước; triển khai các chính sách đối với nghệ nhân, thợ giỏi nghề thủ công mỹ nghệ, góp phần thúc đẩy làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề nói riêng và công nghiệp nông thôn nói chung trên địa bàn.

Các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc với nhiều tiềm năng đã và đang hoạt hiệu quả góp phần vào bảo tồn phát triển làng nghề truyền thống giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn, từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, ổn định và phát triển sản xuất; nghiên cứu tạo ra đặc trưng của sản phẩm làng nghề; xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm, thương hiệu làng nghề./.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hân hoan trẩy hội Đền Hùng

Khu di tích lịch sử đền Hùng đang là điểm đến của hàng triệu người dân và du khách trong và ngoài nước
(PLVN) -  Không khí rộn ràng, vui tươi đang tràn ngập khắp nơi trên quê hương Đất Tổ với muôn sắc cờ hoa được điểm tô rực rỡ. Dưới chân núi Hùng, nô nức dòng người đổ về dâng hương, muôn triệu trái tim của người dân đất Việt cũng đang hướng về nguồn cội. Tất cả cùng hoà chung tạo nên một lễ hội đầy thiêng liêng nhưng cũng vô cùng sống động và rực rỡ sắc màu.

Mãn nhãn màn bắn pháo hoa nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Chương trình bắn pháo hoa mang đến sự mãn nhãn cho người dân và du khách thập phương
(PLVN) -  Tối ngày 17/4 (tức mùng 9/3 Giáp Thìn), mặc dù trời mưa khá nặng hạt nhưng chương trình bắn pháo hoa nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương tại thành phố Việt Trì vẫn diễn ra sôi động, mang đến sự mãn nhãn cho người dân và du khách thập phương.