Vĩnh biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương).
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương).
(PLVN) - Trong mọi hoàn cảnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tỏ rõ bản lĩnh, trí tuệ của người cộng sản kiên cường; tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; giữ gìn, nêu cao và lan tỏa phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, tính tiền phong, gương mẫu, không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện.

Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc của Đảng ta

Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và Dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thể hiện rõ vai trò hạt nhân lãnh đạo, cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xây dựng sự đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động trong Đảng, tạo được sự thống nhất cao trong hệ thống chính trị với tinh thần “tiền hô hậu ủng, nhất hô bá ứng, trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, lãnh đạo toàn Đảng, toàn Dân và toàn Quân ta vượt qua khó khăn, thách thức, giành được nhiều thành tựu rất quan trọng trên các lĩnh vực, với những dấu ấn nổi bật, làm cho cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của Đất nước ngày càng cao, càng bền vững.

Trong 3 nhiệm kỳ qua, đặc biệt từ khóa XI (năm 2011), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những cống hiến to lớn đối với công cuộc phát triển Đất nước, đặc biệt là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, thực hiện chiến lược về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Là ngọn cờ lý luận của Đảng, Tổng Bí thư đặc biệt quan tâm xác định tầm nhìn chiến lược của Đảng và Dân tộc; coi trọng tổng kết thực tiễn để không ngừng bổ sung, hoàn thiện lý luận về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH ở nước ta; thường xuyên chỉ đạo, nhắc nhở toàn Đảng, toàn Dân và toàn Quân ta phải kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập Dân tộc và CNXH; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng; bảo đảm cao nhất lợi ích Quốc gia -Dân tộc để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xác định đó là nguyên tắc cơ bản, nền tảng vững chắc của Đảng ta, có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta, Dân tộc ta, “không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động”.

Các bài viết, tác phẩm của Tổng Bí thư phản ánh giá trị về cả tư tưởng, lý luận và thực tiễn, đúc kết được những vấn đề có tính quy luật trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Trong đó, phải kể đến một công trình mà Tổng Bí thư đã dày công nghiên cứu và có nhiều phát hiện mới là tác phẩm: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam”. Đây chính là sự tổng kết quá trình đổi mới gắn liền với con đường XHCN mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn.

Ngoài tác phẩm lý luận lớn này, Tổng Bí thư cũng có nhiều cống hiến trên các lĩnh vực lý luận chuyên ngành. Trong đó, đồng chí là một nhà lý luận chuyên sâu với chuyên ngành xây dựng Đảng. Tổng Bí thư đã có những tác phẩm về xây dựng Đảng có ý nghĩa, tổng kết về công tác xây dựng Đảng của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới. Nhất là xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức và tổ chức cán bộ, như: “Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt để phát triển đất nước”; “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”; “Đảng vững mạnh, đất nước phát triển, dân tộc trường tồn”; Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng;…

Tổng Bí thư còn có các công trình nghiên cứu lý luận trên nhiều phương diện như: “Biến thách thức thành cơ hội, quyết tâm tạo đột phá đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững”; “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”; “Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc”; “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”;…

Các phát biểu, bài viết, tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là kim chỉ nam, thể hiện đường lối, chủ trương của Đảng, là cơ sở quan trọng về lý luận và thực tiễn hành động trong tình hình mới.

Người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi tham ô, lãng phí là kẻ thù của Nhân dân, là “giặc nội xâm”. Người nói: Tham ô, lãng phí, quan liêu, dù cố ý hay không cũng là đồng minh của thực dân phong kiến, là một thứ “giặc nội xâm”, nó “làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính”.

Trên cương vị là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với quyết tâm chính trị rất cao, Tổng Bí thư đã chỉ đạo quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, toàn diện, bài bản, đi vào chiều sâu, có bước đột phá, gắn liền giữa phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Nhiều tư tưởng, quan điểm, phương châm chỉ đạo, nguyên tắc hành động trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do đồng chí Tổng Bí thư khởi xướng và chỉ đạo đã phát huy hiệu quả, được khẳng định qua thực tiễn, mang lại nhiều bài học kinh nghiệm quý, có giá trị cả về lý luận và thực tiễn.

Tổng Bí thư là hiện thân của sự gương mẫu, nhất quán giữa nói và làm, sự kiên trì đấu tranh không ngừng nghỉ, sự thống nhất giữa những nung nấu nhiều năm và hành động cụ thể trong đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực.

Trong những nhiệm kỳ vừa qua, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, có những bước đột phá. Đây là cuộc chiến khó khăn, phức tạp và lâu dài, là cuộc chiến không ngừng nghỉ và với sự chỉ đạo quyết liệt của Tổng Bí thư và của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhiều vụ án đã được xử lý với tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”. Qua đó tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh; củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng.

Là người chiến sĩ cộng sản kiên trung đến hơi thở cuối cùng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; tác phong sâu sát cơ sở, gần gũi với đồng bào, đồng chí; trong công việc luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, thái độ nghiêm túc, phương pháp làm việc khoa học, quyết đoán, giữ vững nguyên tắc, phát huy dân chủ, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của cán bộ, Đảng viên và Nhân dân; được cán bộ, Đảng viên, Nhân dân tin tưởng, yêu quý, được bạn bè quốc tế trân trọng và đánh giá cao. Trong cuộc sống đời thường, Tổng Bí thư sống giản dị, khiêm tốn, mẫu mực, chân thành. Đồng chí là tấm gương sáng tiêu biểu để cán bộ, Đảng viên chúng ta học tập, noi theo.

PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc.

PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc.

Trong sự phát triển của đất nước những thập kỷ gần đây có sự đóng góp rất quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Là một người nghiên cứu, PGS. TS Nguyễn Trọng Phúc - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng đánh giá khái quát những đóng góp nổi bật của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên mấy điểm lớn:

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cùng với Trung ương lãnh đạo Đảng, Nhà nước bổ sung và phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH; bổ sung, phát triển được Cương lĩnh năm 2011 với 8 đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam.

Từ cống hiến về lý luận nêu trên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã vận dụng vào trong công tác lãnh đạo, hoàn thiện đường lối Đổi mới và các lĩnh vực khác như Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, củng cố quốc phòng, an ninh; tăng cường đối ngoại, hội nhập quốc tế; chiến lược đại đoàn kết dân tộc; chú trọng gắn Chiến lược phát triển kinh tế với Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, đối ngoại chặt chẽ để đưa đất nước không ngừng phát triển. PGS. TS Nguyễn Trọng Phúc khẳng định, có thể nói, cho đến nay, nhất là từ khi đồng chí Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư thì đất nước ta phát triển rất mạnh mẽ, vượt qua được những thách thức của thế giới như suy thoái kinh tế toàn cầu, khủng hoảng, đại dịch Covid-19…, đúng như đánh giá mà Tổng Bí thư đã đưa ra là “Đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Một cống hiến nổi bật nữa của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, nhất là trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền. “Những vấn đề lý luận và thực tiễn để xây dựng Đảng, kết hợp giữa xây dựng và chỉnh đốn, giữa “xây” và “chống” đã được xử lý tốt, ông Nguyễn Trọng Phúc nói.

Cùng với đó là xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng với hoàn thiện hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền, hệ thống pháp luật; các mối quan hệ lớn trong phát triển đất nước, mối quan hệ giữa Đảng với dân, dựa vào dân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng…

Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng đồng thời nhấn mạnh một cống hiến đáng kể khác của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, coi đó là động lực, sức mạnh của đất nước. “Đồng chí luôn luôn nhắc tới nhân tố con người, nhân tố Nhân dân, lấy con người làm trung tâm, mục đích để phấn đấu của Đảng, của Nhà nước, của hệ thống chính trị”, PGS. TS Nguyễn Trọng Phúc lưu ý.

Về đối ngoại, cống hiến rất lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là mở rộng quan hệ quốc tế, nhất là quan hệ đối tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện để xử lý mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước lớn, các cường quốc trên thế giới. Đến nay, chúng ta có quan hệ tốt đẹp với các nước lớn trên thế giới. Từ đó, nâng cao được vị thế quốc tế của đất nước, thực hiện tốt đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn, là đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Minh Ngọc

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.