Vietcombank Đà Nẵng: Tiếp tục “chính sách cũ” trong giai đoạn “bình thường mới“

Vietcombank Đà Nẵng ủng hộ Đà Nẵng 5 tỷ đồng trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19 đợt 2
Vietcombank Đà Nẵng ủng hộ Đà Nẵng 5 tỷ đồng trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19 đợt 2
(PLVN) - Đó là khẳng định của ông Nguyễn Quang Việt, Giám đốc Vietcombank Đà Nẵng, trong cuộc trò chuyện với báo chí, xoay quanh những chương trình đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân trong giai đoạn khó khăn của dịch vừa qua và giai đoạn bình thường mới.

* Là tỉnh có dịch và phải thực hiện giãn cách xã hội lần thứ 2, Chi nhánh Đà Nẵng đã triển khai những chương trình gì để đồng hành cùng doanh nghiệp, đối tác và người dân trong thời gian qua?

- Chi nhánh Đà Nẵng đã thực hiện tất cả các chương trình nhằm hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 ngay từ đợt 1. Do đó, khi Đà Nẵng tiến hành giãn cách xã hội lần thứ 2, những chương trình hỗ trợ này vẫn được tiếp tục thực hiện.

Đặc biệt, một loạt các chương trình hỗ trợ lãi suất của Vietcombank Đà Nẵng được áp dụng trên nền tảng công nghệ tự động nên rất nhanh chóng và kịp thời. Tất cả các khách hàng đều nhận được chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn với những mức hỗ trợ khác nhau ưu tiên tùy theo từng đối tượng và ngành nghề hoạt động bị ảnh hưởng. Hiện tại Vietcombank Đà Nẵng đã hỗ trợ tổng cộng 9.427 triệu đồng.

Bên cạnh đó, Vietcombank đã ban hành hướng dẫn cơ cấu nợ triển khai đồng loạt trên hệ thống. Hiện tại Vietcombank Đà Nẵng đã cơ cấu nợ cho 134 khách hàng với 535 món tương đương dư nợ cơ cấu là 262 tỷ đồng (trong đó dư nợ gốc là 237 tỷ đồng và nợ lãi hơn 25 tỷ đồng)

Bên cạnh các biện pháp cơ cấu nợ, giảm lãi suất đối với các khách hàng hiện hữu, Vietcombank Đà Nẵng cũng chủ động đánh giá và thực hiện giảm lãi suất cho vay trong thẩm quyền của Chi nhánh, mức giảm từ 0,5%-1% nhằm hợp tác, chia sẻ và đồng hành với khách hàng trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế.

Tính đến 31/08/2020, tổng dư nợ cho vay khách hàng bán buôn với lãi suất ưu đãi dưới 6%/năm (VND) và dưới 3%/năm (USD) lên đến hơn 1.000 tỷ đồng, chiếm ¼ dư nợ bán buôn. Chi phí lãi vay thấp là lợi thế không nhỏ để doanh nghiệp giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh, tồn tại được trong điều kiện khó khăn hiện tại.

Vietcombank đã ban hành các chương trình cho vay như Lãi suất cạnh tranh 2020, An tâm lãi suất 2020 áp dụng cho khách hàng SME vay sản xuất kinh doanh, khách hàng cá nhân vay tiêu dùng với lãi suất thấp và cạnh tranh trên thị trường.

Tổng số khách hàng được hưởng các gói hỗ trợ giảm lãi suất vay theo các chương trình là 215 khách hàng, dư nợ gần 484 tỷ đồng. Đồng thời Vietcombank cũng thực hiện giảm lãi suất cho vay ngắn hạn xuống còn 5% đối với khách hàng thuộc 5 lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ và Thông tư 39/2016/TT-NHNN. Chi nhánh có 117 khách hàng SME được hưởng gói lãi suất 5% với quy mô số tiền dư nợ là 607 tỷ đồng.

Ngoài hỗ trợ doanh nghiệp, Vietcombank Đà Nẵng cũng đã ủng hộ 5 tỷ đồng cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Đà Nẵng để chung tay cùng Đà Nẵng vượt qua đại dịch. Trước đó, cán bộ, nhân viên Vietcombank Đà Nẵng cũng đã đóng góp được 200 triệu đồng để gửi đến 2 bệnh viện tuyến đầu trong phòng chống dịch. 

* Xin ông cho kế hoạch của chi nhánh từ nay đến cuối năm trong chương trình hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh?

- Vietcombank Đà Nẵng là một doanh nghiệp và cũng chịu ảnh hưởng chung từ dịch bệnh cũng như suy giảm kinh tế. Bên cạnh việc khắc phục khó khăn để hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch được giao, Vietcombank Đà Nẵng vẫn luôn bám sát nội dung chỉ đạo của NHNN, Vietcombank Trung ương để kịp thời triển khai ngay các chính sách gia hạn nợ, giãn nợ đợt tiếp theo cho khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn. Đồng thời tùy vào diễn biến tình hình dịch bệnh, tiếp tục nghiên cứu, triển khai chính sách giảm lãi vay, giảm phí cho các đối tượng khách hàng truyền thống bị khó khăn thua lỗ do COVID 19 cho đến Quý I năm 2021.

Cụ thể, thứ nhất, Chương trình ưu đãi cho nhóm khách hàng ngành dịch vụ du lịch, nhà hàng khách sạn phục hồi sản xuất sau dịch, chương trình ưu đãi lãi suất vay ngoại tệ và phí XNK cho khách hàng sản xuất xuất khẩu dệt may, thủy sản, da giày, đồ gỗ, giấy nguyên liệu….

Chính sách hỗ trợ phải thực hiện đúng đối tượng khách hàng và phải thực hiện nhanh chóng, kịp thời, thủ tục hồ sơ thuận lợi để giúp khách hàng tiếp cận chính sách một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Đẩy mạnh cho vay kinh doanh phục vụ mục tiêu kép vừa sẵn sàng phòng, chống dịch, tuyệt đối không lơ là, mất cảnh giác, chủ quan trong nhận thức và hành động vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, chú trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thiết yếu, cho vay hộ kinh doanh hàng tiêu dùng, hàng nông nghiệp, hàng hóa nguyên vật liệu sản xuất…

Thứ hai, thực hiện giảm lãi suất cho vay kinh doanh, cho vay tiêu dùng theo đúng định hướng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Vietcombank Trung ương. Cụ thể, áp dụng các chương trình giảm lãi suất cho vay kinh doanh tài lộc, chương trình Lãi suất cạnh tranh 2020, An tâm lãi suất 2020, gói lãi suất cạnh tranh doanh nghiệp SME ngay từ ngày đầu tháng 9/2020;

Thứ ba, tiếp tục quan tâm, hỗ trợ và cơ cấu nợ theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN đối với các khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân có khó khăn về tài chính do dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng đến khả năng trả nợ nhằm tháo gỡ cho doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại do bùng phát dịch trở lại tại Đà Nẵng từ cuối tháng 7/2020;

Thứ tư, ban hành ưu đãi phí dịch vụ dành cho tổ chức và người lao động lần đầu triển khai thanh toán lương qua ngân hàng; miễn giảm các phí dịch vụ ngân hàng điện tử, phí mở thẻ tín dụng, phí thanh toán không dùng tiền mặt khi thanh toán trên các ứng dụng có liên kết với Vietcombank như Shopee, Grab, thẻ AMEX,..;

Thứ năm, tiếp tục kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nhanh chóng ban hành bản sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN cho phép cơ cấu nợ không chuyển nhóm nợ đối với các khoản nợ nhận nợ sau ngày 23/1/2020 cho đến ngày Thủ tướng công bố hết dịch để hỗ trợ cơ cấu nợ cho các doanh nghiệp có khoản vay nhận nợ sau ngày 23/1/2020.

Ngoài ra, tất cả cán bộ Vietcombank tiếp tục thực hiện các biện pháp cơ bản phòng, chống dịch trong trạng thái “bình thường mới”, như bắt buộc phải đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, giao tiếp, làm việc, tại nơi công cộng, công sở, trường học,..., thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, hạn chế tập trung đông người, giữ khoảng cách khi tiếp xúc, khai báo y tế, cài đặt ứng dụng Bluezone.

* Xin chân thành cám ơn ông!

Đọc thêm

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…