Việt Nam ủng hộ các nỗ lực của quốc tế nhằm giải trừ vũ khí hạt nhân

Đại sứ Dương Chí Dũng. (Ảnh: Cao Hoàng Hoa/TTXVN)
Đại sứ Dương Chí Dũng. (Ảnh: Cao Hoàng Hoa/TTXVN)
Từ ngày 23/4-4/5 tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva, Thụy Sĩ diễn ra phiên họp lần thứ 2 Ủy ban trù bị Hội nghị kiểm điểm Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).

Phiên họp có sự tham dự của trên 400 đại biểu, từ 118 quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế.

Đoàn Việt Nam do Đại sứ Dương Chí Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc tại Geneva, làm trưởng đoàn.

Theo phóng viên TTXVN tại Thụy Sĩ, phát biểu tại phiên thảo luận chung ngày 25/4, Đại sứ Dương Chí Dũng đã nêu bật chính sách nhất quán của Việt Nam là ủng hộ các nỗ lực của cộng đồng quốc tế và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện cân bằng ba trụ cột của NPT là giải trừ vũ khí hạt nhân, chống phổ biến vũ khí hạt nhân, quyền sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.

Đại sứ kêu gọi các nước tham gia rộng rãi hơn các điều ước quốc tế về không phổ biến, giải trừ vũ khí hạt nhân, cần quyết tâm đạt tiến triển trong giải trừ vũ khí hạt nhân cũng như giải trừ quân bị toàn diện và triệt để.

Đại sứ cũng cùng các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) kêu gọi các cường quốc hạt nhân tham gia Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) và các nghị định thư liên quan, coi đây là điều kiện đảm bảo an ninh cho các nước không có vũ khí hạt nhân. Đại sứ cũng kêu gọi các nước triển khai thực hiện nghị quyết của Hội nghị kiểm điểm NPT 1995 về xây dựng Khu vực Trung Đông không có vũ khí hạt nhân.

Về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, Đại sứ nhấn mạnh vai trò quan trọng và cảm ơn Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) hỗ trợ Việt Nam và các nước đang phát triển trong lĩnh vực này. Đại sứ khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào quá trình thực hiện và kiểm điểm NPT, coi đây là cam kết của Việt Nam như một đối tác tin cậy, không ngừng phấn đấu cho một thế giới hòa bình bền vững, không còn vũ khí hạt nhân.

NPT là hiệp ước quốc tế nền tảng về không phổ biến, giải trừ vũ khí hạt nhân, được mở ký tháng 7/1968 và có hiệu lực từ tháng 3/1970. Hiện NPT có 191 nước thành viên. Việt Nam tham gia NPT từ tháng 6/1982, luôn thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ của mình và được các nước đánh giá cao. Việc thực hiện NPT được kiểm điểm 5 năm một lần và Hội nghị kiểm điểm NPT diễn ra vào năm 2020 cũng là dịp kỷ niệm 50 năm hiệp ước này.

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.

Tiết lộ sức mạnh vũ khí 'độc nhất vô nhị' của Nga

Máy bay ném bom Tu-160 của Nga.
(PLVN) - Máy bay ném bom Tu-160M2 của Nga “vượt mặt” các loại sản phẩm đối thủ của các nước khác nên đang gây lo ngại nghiêm trọng ở các nước phương Tây, hãng tin Sputnik dẫn lại thông tin từ tờ National Interest khẳng định.