Việt Nam - Mỹ ra tuyên bố chung

Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Barack Obama đồng chủ trì họp báo quốc tế thông báo về kết quả hội đàm giữa hai bên - Ảnh: VGP
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Barack Obama đồng chủ trì họp báo quốc tế thông báo về kết quả hội đàm giữa hai bên - Ảnh: VGP
(PLO) - Hai bên tái khẳng định cam kết trong việc tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc, tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước. Hai bên nhất trí trong thời gian tới sẽ tích cực phối hợp để tăng cường quan hệ Đối tác Toàn diện...

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang, Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Barack Obama đã tiến hành chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam để kỷ niệm quan hệ Đối tác Toàn diện giữa hai nước và thúc đẩy tầm nhìn chung về tương lai.

Nhân chuyến thăm, tại cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo vào ngày 23/5/2016, Việt Nam và Hoa Kỳ đã thông qua Tuyên bố chung.

Hai bên bày tỏ hài lòng trước những tiến triển nhanh chóng, thực chất và toàn diện của quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ thời gian qua theo những định hướng của quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2013 và Tuyên bố về tầm nhìn chung nhân chuyến thăm lịch sử tới Hoa Kỳ vào tháng 7/2015 của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Lợi ích chung giữa hai bên tiếp tục được mở rộng thông qua việc tăng cường trao đổi đoàn các cấp và duy trì các cơ chế đối thoại; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư; làm sâu sắc hợp tác về giáo dục, khoa học-công nghệ, y tế, an ninh-quốc phòng, ngoại giao nhân dân, quyền con người, nhân đạo và giải quyết hậu quả chiến tranh.

Sự phát triển ngày càng sâu rộng của quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã và đang đóng góp tích cực vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và tôn trọng luật pháp quốc tế ở khu vực, xây dựng một khu vực dựa trên luật lệ, cũng như việc phối hợp giải quyết các thách thức chung ở khu vực và toàn cầu, bao gồm các vấn đề biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, y tế toàn cầu, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, gìn giữ hòa bình và buôn bán động vật hoang dã.

Theo hướng đó, hai bên tái khẳng định cam kết trong việc tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc, tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước. Hoa Kỳ và Việt Nam đồng thời nhất trí thúc đẩy và xây dựng cộng đồng ASEAN và hợp tác với cộng đồng quốc tế ứng phó với các thách thức toàn cầu. Hai bên nhất trí trong thời gian tới sẽ tích cực phối hợp để tăng cường quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ trong các lĩnh vực sau:

Tăng cường quan hệ chính trị-ngoại giao

Hai bên cam kết tiếp tục trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là các đoàn cấp cao, tăng cường đối thoại giữa các cơ quan của hai nhà nước. Đồng thời, hai bên có ý định mở rộng đối thoại thường niên cấp cao giữa hai Bộ Ngoại giao để thảo luận các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ Đối tác Toàn diện và các vấn đề khác cùng quan tâm. Hai bên nhất trí cho rằng, việc củng cố lòng tin giữa hai bên có ý nghĩa then chốt trong việc xây dựng tình hữu nghị và hợp tác bền vững, lành mạnh và lâu dài.

Đẩy mạnh quan hệ kinh tế

Hai nước quyết tâm tập trung thúc đẩy hợp tác kinh tế, bao gồm các lĩnh vực thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và ứng phó với biến đổi khí hậu. Hai bên cho rằng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có tầm quan trọng về chiến lược và kinh tế, sẽ giúp tăng cường thương mại và đầu tư giữa hai nước, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Hai bên tái khẳng định cam kết thúc đẩy sớm thông qua và thực thi đầy đủ Hiệp định có tiêu chuẩn cao này, trong đó có cam kết về đầu tư, hỗ trợ và phát triển kinh doanh, sở hữu trí tuệ, dệt may, dịch vụ, lao động và môi trường.

Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ Việt Nam triển khai có hiệu quả và đáp ứng các tiêu chuẩn cao của Hiệp định TPP thông qua các chương trình hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực. Hai bên đồng thời tái khẳng định việc bảo đảm tăng trưởng kinh tế toàn diện, tạo cơ hội cho tất cả mọi người, được thúc đẩy bởi sự sáng tạo, tinh thần kinh doanh và sự phát triển kinh tế bền vững của hai nền kinh tế. Hai bên nhấn mạnh hợp tác phát triển tiếp tục là một động lực của quan hệ song phương.

Hai nước nhất trí thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương, tiếp tục hợp tác thúc đẩy tiếp cận thị trường cho hàng hóa công nghiệp, hải sản và nông sản của mỗi nước. Hoa Kỳ và Việt Nam nhất trí tham vấn một cách hợp tác và toàn diện thông qua đẩy mạnh Nhóm Làm việc song phương liên quan đến mong muốn của Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường.

Hai bên hoan nghênh việc hoàn tất các thỏa thuận kinh tế quan trọng nhân dịp chuyến thăm: Hợp đồng Vietjet Air mua 100 máy bay Boeing 737 MAX và mua động cơ Pratt&Whitney, MOU về hợp tác điện gió giữa GE và Bộ Công Thương Việt Nam.

Làm sâu sắc mối quan hệ giữa nhân dân hai nước

Hai bên khẳng định ủng hộ thúc đẩy giao lưu nhân dân nhằm tăng cường hiểu biết, hợp tác, hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Hoa Kỳ hoan nghênh Chính phủ Việt Nam cho phép tình nguyện viên Hoa Kỳ thuộc Chương trình hòa bình dạy tiếng Anh tại Việt Nam. Việt Nam và Hoa Kỳ hoan nghênh việc thành lập Trường đại học Fulbright Việt Nam với mục tiêu trở thành trường đại học đẳng cấp quốc tế của Việt Nam.

Hai bên hoan nghênh thỏa thuận song phương về việc cấp thị thực một năm nhiều lần cho các doanh nhân và khách du lịch ngắn hạn của hai nước. Hai bên đánh giá cao và ghi nhận sự thành công của cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ và những đóng góp tích cực của cộng đồng đối với sự phát triển quan hệ song phương.

Tăng cường hợp tác an ninh-quốc phòng

Việt Nam và Hoa Kỳ tái khẳng định cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước theo Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương 2011 và Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng năm 2015, đặt ưu tiên vào lĩnh vực hợp tác nhân đạo, giải quyết hậu quả chiến tranh, an ninh biển, gìn giữ hòa bình, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa. Hai bên khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác trên các lĩnh vực an ninh, chống tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng.

Việt Nam hoan nghênh quyết định của Chính phủ Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Việt Nam hoan nghênh hỗ trợ an ninh biển của Hoa Kỳ thông qua Sáng kiến An ninh hàng hải (MSI), Chương trình Hợp tác giảm thiểu đe dọa, Quỹ Hỗ trợ tài chính quân sự đối ngoại (FMF) và mong muốn làm việc với Hoa Kỳ nhằm nâng cao năng lực hàng hải của Việt Nam.

Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký Ý định thư thành lập Nhóm Công tác về Sáng kiến dự trữ thiết bị y tế và nhân đạo (CHAMSI), góp phần thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa. Hoa Kỳ tái khẳng định ủng hộ nỗ lực gìn giữ hòa bình của Việt Nam với mục tiêu hỗ trợ Việt Nam triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc đầu tiên vào năm 2017.

Hai bên bày tỏ hài lòng về những nỗ lực chung nhằm thúc đẩy hợp tác về nhân đạo và giải quyết hậu quả chiến tranh. Đặc biệt, phía Hoa Kỳ đánh giá cao sự hợp tác tích cực của Việt Nam trong việc cung cấp thông tin tìm kiếm đầy đủ nhất có thể về quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh. Hai bên nhất trí tiếp tục hợp tác về rà phá vật liệu chưa nổ.

Việt Nam hoan nghênh sự hợp tác của Hoa Kỳ trong việc hoàn tất thành công giai đoạn I và việc triển khai giai đoạn cuối chương trình tẩy độc dioxin tại sân bay Đà Nẵng. Hoa Kỳ sẽ hợp tác với Việt Nam để có đóng góp quan trọng nhằm tẩy độc dioxin tại sân bay Biên Hòa.

Thúc đẩy quyền con người và cải cách tư pháp

Hai bên cam kết tiếp tục thúc đẩy và bảo vệ quyền con người phù hợp với hiến pháp và cam kết quốc tế của mỗi nước. Hai bên hoan nghênh kết quả của đối thoại tích cực, thẳng thắn và xây dựng về quyền con người, đặc biệt là vòng 20 Đối thoại Nhân quyền diễn ra vào tháng 4/2016, qua đó giúp giảm thiểu khác biệt và tiếp tục xây dựng lòng tin.

Hoa Kỳ hoan nghênh những nỗ lực của Việt Nam trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và cải cách tư pháp nhằm bảo đảm tốt hơn quyền và tự do cơ bản cho mọi người phù hợp với Hiến pháp năm 2013.

Việt Nam thông báo với phía Hoa Kỳ về kế hoạch sửa đổi, bổ sung, xây dựng các luật, trong đó có Luật về Tín ngưỡng và Tôn giáo, về Hội, về Trợ giúp pháp lý sửa đổi, về Lý lịch tư pháp sửa đổi và về Ban hành quyết định hành chính. Hai bên ghi nhận những đóng góp của các tổ chức xã hội, tôn giáo trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, dịch vụ xã hội.

Hai bên khuyến khích việc tăng cường hợp tác để bảo đảm tất cả mọi người - bất kể giới tính, chủng tộc, tôn giáo và khuynh hướng giới tính, cũng như người khuyết tật - đều được hưởng đầy đủ quyền con người. Việt Nam và Hoa Kỳ hoan nghênh Thư thỏa thuận về hỗ trợ trong lĩnh vực thực thi pháp luật và tư pháp.

Giải quyết các thách thức khu vực và toàn cầu

Việt Nam và Hoa Kỳ tái khẳng định cam kết chung đối với việc giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ và trên biển bằng biện pháp hòa bình, trong đó có việc tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Hai bên nhấn mạnh cam kết của các bên tranh chấp không có những hành động làm phức tạp và mở rộng các tranh chấp, thừa nhận tầm quan trọng của việc thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy thương lượng thực chất và sớm ký kết Bộ Quy tắc ứng xử (COC).

Theo đó, hai bên đặc biệt quan ngại đối với những diễn biến gần đây ở Biển Đông làm gia tăng căng thẳng, xói mòn lòng tin, đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định. Hai bên nhấn mạnh tính cấp thiết của việc bảo đảm tự do hàng hải và hàng không, cũng như duy trì các hoạt động thương mại hợp pháp không bị cản trở ở Biển Đông; kêu gọi phi quân sự hoá và kiềm chế trong xử lý các tranh chấp, tái khẳng định cam kết chung theo Tuyên bố Sunnylands, và cam kết phối hợp chặt chẽ với các đối tác ASEAN khác trong việc thực hiện Tuyên bố này.

Hoa Kỳ nhất trí sẽ tích cực phối hợp và hỗ trợ Việt Nam tổ chức thành công APEC vào năm 2017.

Việt Nam và Hoa Kỳ tái khẳng định nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, thực thi Thỏa thuận Paris. Hai bên chia sẻ mong muốn chứng kiến Thỏa thuận sớm có hiệu lực và cùng hứa hẹn chính thức gia nhập Thỏa thuận trong năm 2016. Hoa Kỳ và Việt Nam nhất trí tiến hành một số hành động thực tế nhằm giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời tăng cường minh bạch và xây dựng năng lực trong khuôn khổ Đối tác Biến đổi khí hậu Việt Nam-Hoa Kỳ, kể cả tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Hai bên sẽ xây dựng kế hoạch hợp tác trong khuôn khổ Sáng kiến Hạ nguồn sông Mekong (LMI).

Hoa Kỳ khẳng định tiếp tục hỗ trợ Việt Nam ứng phó với đợt hạn hán khắc nghiệt nhất trong vòng hơn 90 năm qua và hiện tượng xâm nhập mặn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại khu vực hạ lưu sông Mekong. Với tư cách là đối tác phát triển của Ủy hội Mekong, Hoa Kỳ khẳng định ủng hộ hợp tác giữa các thành viên Ủy hội Mekong và giữa các thành viên Ủy hội với các cơ chế khu vực khác trong việc sử dụng, quản lý và phát triển hiệu quả, bền vững nguồn nước xuyên biên giới.

Hai nước ủng hộ việc tăng cường hợp tác hạt nhân dân sự nhằm giảm thiểu phát thải từ ngành điện lực toàn cầu cũng như việc ký bản Dàn xếp Hành chính trong khuôn khổ Hiệp định giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân (Hiệp định 123), và những chuẩn mực cao nhất về an toàn, an ninh và chống phổ biến vũ khí hạt nhân.

Hai bên hoan nghênh thành công của Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân năm 2016 và nhất trí tiếp tục phối hợp để tăng cường cấu trúc an ninh hạt nhân toàn cầu. Hai bên có ý định thành lập Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Hoa Kỳ về hợp tác hạt nhân dân sự nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện Hiệp định 123.

Hai nước nhất trí duy trì sự hợp tác thành công và vai trò dẫn dắt trong khuôn khổ Chương trình An ninh y tế toàn cầu (GHSA), đặc biệt là hợp tác giữa các trung tâm ứng phó khẩn cấp, phát hiện và ứng phó dịch bệnh ở người và động vật, cũng như triển khai kế hoạch quốc gia nhằm đạt được các mục tiêu GHSA.

Phía Hoa Kỳ cam kết ủng hộ Việt Nam tăng cường năng lực về y tế biển đảo. Việt Nam và Hoa Kỳ nhất trí hợp tác với khu vực và trên thế giới nhằm ngăn chặn, phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa từ đại dịch và cả hai bên khẳng định sẽ triển khai đánh giá chung về những nỗ lực này trong năm 2016.

Hai bên cũng tái khẳng định nỗ lực đấu tranh chống buôn bán động vật hoang dã và bảo vệ đa dạng sinh học trên cơ sở Đối tác Việt Nam-Hoa Kỳ về chống buôn bán động vật hoang dã.

Làm sâu sắc quan hệ đối tác lâu dài

Hai bên nhất trí tăng cường quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ theo hướng thực chất, sâu sắc, hiệu quả hơn vì lợi ích của hai nước, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.

Đọc thêm

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.