Việt Nam lần đầu tiêm vaccine não mô cầu nhóm B thế hệ mới

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Vaccine viêm màng não mô cầu nhóm B hiện được triển khai tiêm chủng ở 165 trung tâm tiêm chủng của VNVC trên toàn quốc. Vaccine tiêm cho trẻ và người lớn từ 2 tháng đến 50 tuổi từ ngày 23-2, giúp phòng viêm màng não mô cầu nhóm B gây tử vong nhanh trong 24 giờ.

Bà Vũ Thị Thu Hà, Giám đốc Cung ứng của Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, là đối tác chiến lược toàn diện của GSK với những hợp đồng đặt mua vaccine số lượng lớn trong nhiều năm, VNVC là hệ thống trung tâm tiêm chủng đầu tiên tại Việt Nam có vaccine thế hệ mới phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu nhóm B (GSK - Ý).

Đây là lần đầu tiên Việt Nam mới có thêm một loại vaccine phòng viêm não mô cầu nhóm B sau gần 40 năm kể từ khi vaccine phòng viêm màng não mô cầu nhóm B, C (Cuba) ra đời. Vaccine được sản xuất theo công nghệ mới giúp tăng cao hiệu quả bảo vệ.

Sự kiện đặc biệt có ý nghĩa khi loại vaccine phòng viêm màng não mô cầu B, C của Cuba đã ở trong tình trạng khan hiếm khá lâu trên thị trường khiến nhiều trẻ em chưa được tiêm vaccine này theo phác đồ.

Tại lễ ra mắt vắc xin mới diễn ra sáng 23/2, bà Elena De Angelis, Giám đốc Y khoa Quốc gia, Công ty GSK Việt Nam cho biết, GSK có lịch sử 140 năm phát triển vắc xin với sứ mệnh góp phần giảm thiểu bệnh tật và cải thiện sức khỏe cộng đồng. Loại vắc xin mới này được đưa vào sử dụng tại Việt Nam kỳ vọng giảm thiểu tác động tàn khốc của bệnh viêm màng não do não mô cầu, đặt mục tiêu bảo vệ hơn một triệu trẻ sơ sinh Việt Nam khỏi căn bệnh này bằng vắc xin trong 5 năm tới.

Tiêm vaccine viêm màng não mô cầu nhóm B thế hệ mới đầu tiên ra mắt tại Việt Nam cho con, chị Phương Chi (quận Tân Bình, TP HCM) cho biết khi con được 6 tháng tuổi, chị đã tìm kiếm vaccine não mô cầu nhóm B C để tiêm cho con nhưng “đứt hàng”, bé chỉ được tiêm vaccine nhóm ACYW khi 9 tháng. Nay con chị đã được 14 tháng tuổi, nghe tin có vaccine, chị đưa con đi tiêm ngay để kịp thời phòng bệnh. “Tôi tìm hiểu bệnh viêm màng não mô cầu rất nguy hiểm và để lại di chứng về sau nặng nề nên rất lo lắng khi chưa tiêm được vaccine cho con. Tôi mong VNVC sẽ có ngày càng nhiều vaccine để phòng bệnh cho các bé”, chị Phương Chi chia sẻ.

Hệ thống tiêm chủng VNVC cùng Tập đoàn dược phẩm GSK ra mắt vaccine phòng viêm màng não do não mô cầu nhóm B thế hệ mới vào sáng 23/2. Ảnh: Mỹ Ngọc

Hệ thống tiêm chủng VNVC cùng Tập đoàn dược phẩm GSK ra mắt vaccine phòng viêm màng não do não mô cầu nhóm B thế hệ mới vào sáng 23/2. Ảnh: Mỹ Ngọc

Vaccine viêm màng não mô cầu nhóm B được sản xuất theo công nghệ tiếp cận dựa trên hệ gen của vi khuẩn não mô cầu để phát triển vaccine (reverse vaccinology), chứa bốn thành phần kháng nguyên cung cấp khả năng tiêu diệt hiệp đồng cao, bền vững và cho phép bao phủ chủng rộng. Vaccine có hiệu quả bảo vệ lên đến 94% trước các bệnh do não mô cầu nhóm B gây ra.

Tính đến tháng 7-2023, não mô cầu B đã được phê duyệt tại 52 quốc gia, trong đó 14 nước đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia như Anh, Ý, Bồ Đào Nha…

Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, thông tin vaccine não mô cầu B đưa vào sử dụng tại Việt Nam là tin vui với các chuyên gia, bác sĩ và hàng triệu người vì viêm màng não mô cầu là căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao, gây ra gánh nặng tàn tật lớn.

Vi khuẩn não mô cầu có 12 nhóm khác nhau có khả năng gây bệnh, trong đó A, B, C, Y và W135 là 5 nhóm gây bệnh thường gặp và nguy hiểm nhất. Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm khớp, viêm tai giữa, viêm màng ngoài tim... Trong đó viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết là hai bệnh thường gặp và diễn tiến đột ngột nhất, có thể dẫn tới tử vong chỉ trong vòng 24 giờ.

Có đến 20% người sống sót phải chịu những di chứng suốt đời như đoạn chi, điếc, mù lòa, chậm phát triển, thiểu năng trí tuệ... Tỷ lệ di chứng do nhóm não mô cầu B lên đến 30%. Bệnh còn nguy hiểm khi thường được phát hiện muộn, dễ nhầm lẫn trong chẩn đoán dẫn đến khó điều trị kịp thời. Trẻ càng nhỏ, các dấu hiệu càng khó nhận diện.

Trẻ tiêm những mũi vaccine đầu tiên ngừa não mô cầu nhóm B thế hệ mới. Ảnh: Mỹ NgọcTrẻ tiêm những mũi vaccine đầu tiên ngừa não mô cầu nhóm B thế hệ mới. Ảnh: Mỹ Ngọc

Bác sĩ Chính nhấn mạnh, trong bối cảnh nhiều dịch bệnh lưu hành như dịch Covid-19, cúm, sởi, thủy đậu, sốt xuất huyết, tay chân miệng… đe dọa sức khỏe cộng đồng và biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí…, tiêm vaccine phòng bệnh nói chung và các bệnh do não mô cầu khuẩn nói riêng rất cần thiết.

Đặc biệt, vaccine não mô cầu B còn bảo vệ sớm khi tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi, sớm hơn vaccine phòng não mô cầu trước đây tại Việt Nam được tiêm cho trẻ từ 6 tháng hoặc 9 tháng tuổi. Trẻ từ 2 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi cần tiêm 2 mũi cơ bản và một mũi nhắc lại. Trẻ từ 2 tuổi và người lớn đến 50 tuổi chỉ cần tiêm 2 mũi.

Việc tiêm sớm cho trẻ em và mở rộng tuổi chỉ định đến 50 tuổi của vaccine sẽ giúp thêm nhiều người được bảo vệ trước căn bệnh nguy hiểm này. Đặc biệt là nhóm nguy cơ cao như trẻ nhỏ và nhóm thường bị bỏ quên tiêm chủng như thanh thiếu niên, người lớn, người có bệnh nền tim mạch, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mãn tính, thận mãn tính…

“Người tiêm vaccine phòng viêm màng não mô cầu nhóm B vẫn cần tiêm thêm vắc xin phòng các nhóm ACYW để được bảo vệ đầy đủ. Vaccine não mô cầu B có thể tiêm đồng thời với các vắc xin có thành phần bạch hầu, ho gà vô bào, uốn ván, Hib, bại liệt bất hoạt, viêm gan B, sởi, quai bị, rubella, thủy đậu và não mô cầu cộng hợp nhóm ACYW”, bác sĩ Chính cho biết thêm.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh nhân bị viêm phổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh

Hàng loạt ca viêm phổi nặng nhập viện cấp cứu

(PLVN) - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.