Việt Nam hợp tác với Nhật, Pháp trong phòng chống dịch

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hôm qua (11/5), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc  đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide.

Thay mặt Chính phủ và nhân dân Nhật Bản, Thủ tướng Suga khẳng định Nhật Bản rất coi trọng và sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ, tích cực hỗ trợ Việt Nam phát triển trong giai đoạn tới. Trên tinh thần đó, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định viện trợ không hoàn lại 200 triệu yên dây chuyền bảo quản lạnh vaccine, cung cấp tàu nghiên cứu khoa học biển và sẽ khai trương Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Đà Nẵng vào năm 2022. 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Thủ tướng Suga đã chọn Việt Nam là nước đầu tiên đi thăm ngay sau khi nhậm chức tháng 10/2020, bày tỏ vui mừng trước sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản với sự tin cậy chính trị cao; khẳng định trong triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII, Việt Nam luôn coi Nhật Bản là đối tác chiến lược, quan trọng hàng đầu, lâu dài. Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã trân trọng mời Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản thăm Việt Nam.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự hợp tác hiệu quả, thiết thực của Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, trong đó có khoản viện trợ của Nhật Bản cung cấp trang thiết bị bảo quản lạnh vaccine, đề nghị Nhật Bản hợp tác, hỗ trợ về vaccine Covid-19 để phục vụ tiêm chủng cho nhân dân Việt Nam và hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Nhật Bản.

Thủ tướng Suga khẳng định Nhật Bản sẽ hỗ trợ, hợp tác với Việt Nam để bảo đảm vaccine cần thiết và tiếp tục hỗ trợ thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản, cầu nối quan hệ hợp tác giữa hai nước. Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường giao lưu, tiếp xúc các cấp, đặc biệt là cấp cao, nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác và phối hợp chặt chẽ, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực phòng chống dịch bệnh Covid-19, đẩy mạnh hợp tác triển khai Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tăng cường kết nối hai nền kinh tế... Hai bên cũng trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông. 

Chiều cùng ngày, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron.

Hai nhà Lãnh đạo đã trao đổi nhiều biện pháp cụ thể nhằm tăng cường quan hệ song phương giữa hai nước, nhất trí các bộ, ngành hai nước cần tiếp tục nỗ lực để thúc đẩy hợp tác, nhất là duy trì các cơ chế trao đổi và đẩy mạnh các dự án quan trọng, các định hướng ưu tiên trên các lĩnh vực phòng, chống dịch Covid-19, an ninh - quốc phòng, kinh tế - thương mại - đầu tư, năng lượng, giao thông vận tải, hàng không vũ trụ, môi trường, văn hóa, giáo dục - đào tạo cũng như hợp tác giữa các địa phương, hướng tới Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam và Pháp dự kiến sẽ diễn ra tại Hà Nội vào cuối năm 2022. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Tổng thống Pháp Macron hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam tại Pháp ổn định cuộc sống và bảo đảm phòng, chống dịch Covid-19. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.