Việt Nam - Hà Lan: Khai thác tối đa tiềm năng hợp tác về công nghệ cao

Hai Thủ tướng chứng kiến Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Lan tại Việt Nam trao Sách cam Hà Lan cho Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc. (Ảnh: VGP)
Hai Thủ tướng chứng kiến Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Lan tại Việt Nam trao Sách cam Hà Lan cho Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte thăm chính thức Việt Nam từ 1 - 2/11. Sáng 2/11, sau Lễ đón chính thức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Hà Lan.

Tăng cường tin cậy chính trị

Tại Hội đàm, hai Thủ tướng nhất trí tăng cường tin cậy chính trị thông qua trao đổi đoàn cấp cao, tiếp tục triển khai hiệu quả các cơ chế và thỏa thuận hợp tác song phương, đồng thời nghiên cứu thiết lập các cơ chế mới nhằm làm sâu sắc hợp tác chuyên ngành giữa hai nước; khẳng định kinh tế - thương mại là trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước, nhất trí tiếp tục triển khai đầy đủ, hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh đoàn gần 30 doanh nghiệp công nghệ cao hàng đầu Hà Lan tháp tùng Thủ tướng Mark Rutte, góp phần hiện thực hóa các cơ hội hợp tác giữa hai nước; đề nghị Hà Lan ủng hộ EC sớm gỡ bỏ “thẻ vàng” IUU với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, sớm phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) và khuyến khích các doanh nghiệp Hà Lan đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực thế mạnh của Hà Lan như công nghệ cao, cảng biển, hạ tầng chiến lược...

Thủ tướng Hà Lan nhấn mạnh, các doanh nghiệp Hà Lan quan tâm đến Việt Nam có ổn định chính trị và môi trường đầu tư - kinh doanh thuận lợi; nhất trí tích cực đẩy nhanh quá trình phê chuẩn Hiệp định EVIPA; đánh giá cao nỗ lực phát triển nghề cá bền vững của Việt Nam và khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùng các nước thành viên EU hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề này.

Hai nhà Lãnh đạo nhất trí tiếp tục đẩy mạnh khuôn khổ Đối tác chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý nước, nông nghiệp bền vững, góp phần chung tay ứng phó với các thách thức toàn cầu, nhất là hợp tác trong các lĩnh vực khai thác cát ngoài khơi, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Hà Lan cùng các nước G7 hỗ trợ Việt Nam về công nghệ, tài chính, nguồn nhân lực và hoàn thiện thể chế nhằm triển khai hiệu quả “Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng” (JETP), thiết lập cơ chế hợp tác ba bên về nông nghiệp, góp phần giải quyết các vấn đề an ninh lương thực toàn cầu. Về phần mình, Thủ tướng Hà Lan bày tỏ quan tâm hỗ trợ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ứng phó với biến đổi khí hậu, khẳng định hỗ trợ Việt Nam triển khai Quy hoạch ĐBSCL giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, Kế hoạch chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại ĐBSCL, hoàn thiện khung pháp lý về quản lý nguồn nước.

Dấu mốc cho đột phá mới trong quan hệ song phương

Chiều cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte dự Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam - Hà Lan. Cùng tham dự sự kiện có lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương của hai nước và gần 30 doanh nghiệp công nghệ cao hàng đầu Hà Lan tháp tùng Thủ tướng Mark Rutte trong chuyến thăm chính thức Việt Nam lần này, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Việt Nam.

Đánh giá cao tầm nhìn và kế hoạch của phía Việt Nam trong xây dựng các khu công nghệ cao, các trung tâm đổi mới sáng tạo, Thủ tướng Hà Lan tin rằng đây là bước khởi đầu trong kỷ nguyên hợp tác giữa hai nước. Hai nước không chỉ hợp tác trong những lĩnh vực truyền thống mà còn trong lĩnh vực công nghệ cao với sự tham gia tích cực của tất cả các chủ thể, như các doanh nghiệp, các trường đại học, viện nghiên cứu và các cơ quan Nhà nước…

Về phần mình, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, với phương châm “lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định; ngoại lực là quan trọng và đột phá”, chính sách nhất quán của Việt Nam là kêu gọi đầu tư, mở cửa thị trường với tất cả các đối tác, doanh nghiệp trên toàn thế giới. Trong đó, hợp tác kinh tế, khoa học, công nghệ, đầu tư và đổi mới sáng tạo với các doanh nghiệp hàng đầu châu Âu như Hà Lan là ưu tiên.

Thủ tướng cho rằng Việt Nam và Hà Lan có quan hệ chính trị - ngoại giao rất tốt, phát triển mạnh mẽ, ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả. Đây là cơ sở để hai bên có niềm tin, kỳ vọng trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư ngày càng tốt hơn. Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Hà Lan sớm có kế hoạch cụ thể để đầu tư và kết nối với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, chip bán dẫn, thích ứng với biến đổi khí hậu…; đẩy mạnh hợp tác với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia và các khu công nghệ cao của Việt Nam.

Đồng tình với Thủ tướng Hà Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng rằng đây là sẽ dấu mốc cho sự khởi đầu mới, đột phá mới trong quan hệ giữa Việt Nam - Hà Lan cũng như quan hệ 3 bên giữa Việt Nam - Hà Lan với các đối tác khác.

Sau Hội đàm, hai Thủ tướng đã chứng kiến Lễ trao 4 văn kiện hợp tác giữa các Bộ, ngành, hiệp hội hai nước trong các lĩnh vực thăm dò và khai thác bền vững các khoáng sản quan trọng, hải quan, đầu tư, thương mại…

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...