Việt Nam đã vượt khó một cách đáng kinh ngạc!

Năm 2011 Việt Nam đặt mục tiêu “ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội và kiềm chế lạm phát” lên hàng đầu. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố chính phủ tập trung thực hiện quyết liệt và có hiệu quả nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội.

Hồi đầu năm 2011, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra lời cảnh báo rằng châu Á sẽ cảm nhận rõ nét những khó khăn của kinh tế toàn cầu, tăng trưởng kinh tế trong khu vực sẽ hạ nhiệt trong nửa sau năm 2011.

Tại Việt Nam, tỉ giá bất ổn và lạm phát cao cùng với những tác động xấu từ các thị trường xuất khẩu lớn khiến cho các nhà hoạch định chính sách phải “nắn’ lại biểu đồ tăng trưởng GDP.

Năm 2011 Việt Nam đặt mục tiêu “ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội và kiềm chế lạm phát” lên hàng đầu. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố chính phủ tập trung thực hiện quyết liệt và có hiệu quả nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội.

Chính phủ đã kịp thời ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của về những giải pháp điều hành phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới, cùng với Bộ Chính trị đã có Kết luận số 02. và Nghị quyết số 59 của Quốc hội về điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2011. Đó là những quyết sách kịp thời, đúng đắn, thể hiện bước tiến mới trong tư duy phát triển và khả năng phản ứng chính sách của người đứng đầu Chính phủ , được nhân dân đồng tình ủng hộ và quốc tế đánh giá cao.

mùa vàng mùa vàng
Năm 2011 Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực

Với những chính sách quyết đoán, nhanh nhạy, những bất ổn trong nền kinh tế Việt Nam dần dần được tháo gỡ và đạt được những “điểm son’, “bước ngoặt” đáng chú ý.

Chính phủ đã nhất quán điều hành chính sách tài khoá thắt chặt, tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước, đồng thời rà soát, cắt giảm và sắp xếp lại đầu tư công (đến nay, tổng số vốn cắt giảm, điều chuyển là 81.500 tỷ đồng), tập trung vốn cho các công trình quan trọng, cấp bách, sắp hoàn thành (nhờ đó, đã tập trung vốn hoàn thành thêm được 1.053 dự án trong năm 2011); miễn, giảm nhiều loại thuế cho doanh nghiệp và cá nhân (giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, giảm 50% mức thuế khoán thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân cho một số đối tượng; giảm từ 50 - 100% thuế thu nhập cá nhân đối với cổ tức được chia trong hoạt động đầu tư chứng khoán; miễn thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 của biểu thuế).

Kết quả là, bội chi ngân sách nhà nước cả năm 2011 giảm xuống còn 4,9% GDP (kế hoạch là 5,3%), thu ngân sách tăng, đáp ứng nhu cầu chi và dành một phần để tăng chi trả nợ.  

Chính sách tiền tệ được xử lý chặt chẽ, linh hoạt và có nhiều quyết đoán mạnh mẽ hơn: ước cả năm, tổng dư nợ tín dụng tăng 12%, tổng phương tiện thanh toán tăng 12,5%; Vốn tín dụng được ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Giảm tỷ trọng vốn vay của khu vực phi sản xuất; lãi suất tín dụng đã có xu hướng giảm.

Thị trường ngoại hối chuyển biến tích cực, tỷ giá dần ổn định, trạng thái ngoại hối của hệ thống ngân hàng, dự trữ ngoại tệ và cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện. Mua bán ngoại tệ và kinh doanh vàng được kiểm soát khá chặt chẽ và có kết quả bước đầu. Nợ công được giữ ở mức an toàn ( cuối năm 2011 ước khoảng 54,6% GDP). An ninh năng lượng và an ninh lương thực được bảo đảm.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn được duy trì liên tục, quý sau cao hơn quý trước (GDP quý I/2011 tăng 5,43%, quý II/2011 tăng 5,67%, quý III/2011 tăng 6,11%;),  tính chung 9 tháng GDP tăng 5,76% và cả năm mức tăng GDP ước đạt khoảng 6%.

Nông nghiệp phát triển khá toàn diện, đạt mức kỷ lục về sản xuất lương thực và xuất khẩu gạo, thu nhập và đời sống của nông dân được cải thiện, giá trị sản xuất nông nghiệp 9 tháng đầu năm 2011tăng 4,1%, ước cả năm 2011tăng 3,6%; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 9 tháng tăng đạt 7,8%, ước cả năm tăng khoảng 7%; khu vực dịch vụ 9 tháng tăng 6,24%, dự báo cả năm tăng 6,4%. Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng gần 15,5%; hoạt động vận tải tăng 11,2%.

Kim ngạch xuất khẩu ước cả năm đạt 95 tỷ USD, tăng 31,6%, cao hơn 3 lần chỉ tiêu Quốc hội thông qua (10%). Xuất khẩu tăng cao, nhập khẩu được kiểm soát. Nhập siêu giảm mạnh, cả năm dự kiến khoảng 10 tỷ USD, bằng 10,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch (không quá 18%), đã góp phần tích cực cải thiện cán cân thanh toán và ổn định tỷ giá.

a
Người Việt đang ngày một giàu lên...

Trong điều kiện giá cả thị trường tăng cao, thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Cùng với việc ưu tiên nguồn lực để thực hiện các chương trình và chính sách hiện có, trọng tâm là hỗ trợ xóa đói giảm nghèo; tạo việc làm gắn với đào tạo nghề; trợ giúp xã hội, nhất là trợ giúp khó khăn và khắc phục hậu quả thiên tai; hỗ trợ nhân dân tham gia hệ thống bảo hiểm và tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản; nhiều chế độ, chính sách về an sinh xã hội và phúc lợi xã hội đã được ban hành mới hoặc sửa đổi bổ sung theo hướng tăng mức hỗ trợ và mở rộng diện thụ hưởng nhằm giúp người nghèo, người có thu nhập thấp, các đối tượng chính sách vượt qua khó khăn.

Đây là năm thứ 4 liên tiếp ( kể từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008) kinh tế Việt Nam bằng các chính sách vĩ mô đúng đắn đã tiếp tục hồi phục, là điểm sáng trong khu vực Châu Á, địa điểm đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Nhiều nhà đầu tư Nhật Bản đánh giá Việt Nam là một trong những trung tâm sản xuất hàng hóa năng động của thế giới.

Theo "Dự báo khu vực tài chính Việt Nam đến năm 2013" của Công ty nghiên cứu thị trường RNCOS Hoa Kỳ, Việt Nam đang trở thành địa chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư tài chính quốc tế. Khu vực ngân hàng ở Việt Nam đã gia tăng với tốc độ chưa từng thấy trong thời gian gần đây, và còn nhiều lĩnh vực chưa được các nhà đầu tư khai thác, như bảo hiểm nợ chuyên nghiệp, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, bảo hiểm giá năng lượng, tiềm năng to lớn để phát triển với dự báo vốn ngân hàng sẽ tăng tới 22%/năm.

Có được những thành tựu nổi bật như thời gian qua, các nước trên thế giới đánh giá cao vai trò của Chính phủ Việt Nam đặc biệt là người đứng đầu Chính phủ Việt Nam,Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

a
Năm 2011 là một năm bận rộn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Năm 2011 là một năm bận rộn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên “chiếc ghế nóng” trong nước cũng như trên chính trường ngoại giao. Người ta thấy ông hiện diện trong hàng loạt sự kiện quan trọng mang tầm Quốc tế như: Hội nghị cấp cao ASEAN 19, Hội nghị quan hệ hợp tác Việt Nam – Ngân hàng Quốc tế, Hội nghị Bộ trưởng Thanh niên các nước ASEAN lần thứ VII…

Ở nhiệm kỳ thứ nhất Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được quốc tế đánh giá đã làm được nhiều việc mà các Thủ tướng khác ở châu Á không làm được. Trong nhiệm kỳ 5 năm của mình, Ông đã thành công với các chính sách xã hội và đưa nền kinh tế của Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường, thích nghi với các nền kinh tế thế giới và có nhiều cải cách dân chủ đáng kể. Ông đã lãnh đạo Việt Nam vượt qua khủng hoảng kinh tế và đưa nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,78% trong năm 2010.

Bước vào nhiệm kỳ thứ 2 với phong cách lãnh đạo quyết liệt, thẳng thắn trong điều hành Chính phủ, điềm đạm, linh hoạt và bản lĩnh trong ngoại giao, nhanh nhạy trong việc thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục nhận được sự đồng thuận của nhiều tầng lớp nhân dân trong xã hội đang chuyển biến mãnh liệt của Việt Nam.

Năm 2012 Chính phủ xác định 3 đột phá lớn trong chính sách điều hành kinh tế – xã hội là :thể chế kinh tế, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng.

Còn rất nhiều khó khăn và thử thách đang chờ đợi chúng ta trong năm Nhâm Thìn song với sự đồng lòng nhất trí, tin rằng Việt Nam sẽ có một năm "cá chép hóa Rồng".

TS Nguyễn Minh- Viện KTXH Hà Nội-
 

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...