Việt Nam có rất nhiều đóng góp mang đậm dấu ấn riêng trong ASEAN

Lễ kỷ niệm 20 năm Việt Nam tham gia ASEAN
Lễ kỷ niệm 20 năm Việt Nam tham gia ASEAN
(PLO) - Từ 1-6/8, trước thềm kỷ niệm 48 năm Ngày thành lập Hiệp hội Các nước Đông Nam Á (ASEAN), Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN sẽ diễn ra tại Malaysia để trao đổi về công việc của ASEAN (những việc đã làm và đánh giá những việc cần làm), đánh giá về hình thành Cộng đồng ASEAN vào cuối năm nay. 
Chia sẻ với báo chí về những vấn đề liên quan, đặc biệt khi Cộng đồng ASEAN sẽ hình thành vào cuối năm nay, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung nhấn mạnh, Việt Nam có rất nhiều đóng góp mang đậm dấu ấn riêng trong ASEAN, nhất là trong việc thu hẹp khoảng cách phát triển để tăng cường sự đoàn kết và sức mạnh của ASEAN.
ASEAN phải thu hẹp khoảng cách phát triển bằng chính sách 
Cộng đồng ASEAN được hình thành vào cuối năm nay, liên kết kinh tế giữa các nước trong khối sẽ trở nên chặt chẽ hơn. Liệu việc này có dẫn tới nguy cơ khủng hoảng dây chuyền không, thưa Thứ trưởng?
- Trong một thế giới liên kết ngày càng tăng và tính phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng, khủng hoảng ở quy mô như Hy Lạp sẽ tác động đến cả khu vực và trên thế giới. Nếu khủng hoảng đó xảy ra trong một khối như ASEAN chắc chắn các nước trong khối bị ảnh hưởng. Nhưng Cộng đồng ASEAN khác với EU ở nhiều điểm, đặc biệt ASEAN không có đồng tiền chung. 
Các quốc gia sử dụng đồng tiền chung được hưởng nhiều thuận lợi, nhưng cũng có ít linh hoạt hơn trong xây dựng chính sách thương mại, tài khóa, tiền tệ. Bên cạnh đó, quá trình xây dựng các thỏa thuận, hiệp định của ASEAN là tiệm tiến và linh hoạt, trên cơ sở hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia. Việt Nam và các nước ASEAN khác đều tham gia các thỏa thuận của khối ngay từ đầu, nên đều tính tới điều kiện cụ thể của từng nước. 
Thêm vào đó, một trong bốn nội dung chính của Cộng đồng kinh tế ASEAN là phải thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên. Trong EU, những nước phát triển hơn và quỹ chung của EU cung cấp khoản tiền lớn cho các nước chậm phát triển hơn. Nhưng trong ASEAN hầu như không có nước nào ở trình độ phát triển như các nước EU. Phần lớn các nước ASEAN đều đang phát triển. Đó là điều không thuận lợi của ASEAN, nhưng cũng khiến ASEAN phải vươn lên hơn, phải thu hẹp khoảng cách phát triển bằng chính sách là chính. Do vậy, khi xảy ra khủng hoảng cũng sẽ có tác động, nhưng tôi cho rằng đó là do kinh tế ngày càng kết nối chứ không phải ra đời hiệp hội, ra đời cộng đồng. 
Việc duy trì hòa bình ổn định ở khu vực là ưu tiên hàng đầu của các quốc gia ASEAN. Vậy, Thứ trưởng đánh giá thế nào về sự đoàn kết và quan điểm của ASEAN đối với việc giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ trong khu vực, trong đó có có vấn đề biển Đông?
- Trong vấn đề biển Đông, về cơ bản, các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế đều cho đây là vấn đề quan trọng, gắn liền với hòa bình an ninh, hợp tác ở Đông Nam Á. Ngoài ra, đây là một vấn đề liên quan đến cộng đồng quốc tế, quyền tự do đi lại, quyền tự do hàng hải, do thực tế về lưu lượng rất lớn của hàng hải qua đây. 
Do vậy, ASEAN và cộng đồng quốc tế thấy sự cần thiết phải phối hợp với nhau để thúc đẩy hợp tác ở khu vực biển Đông, đồng thời có biện pháp để ngăn ngừa xung đột, tạo điều kiện thuận lợi giải quyết tranh chấp. 
Trong thời gian vừa qua, ASEAN đã có những hoạt động rất có ý nghĩa để giúp tăng cường hòa bình, an ninh và ổn định, trong đó có giải quyết các vấn đề tranh chấp. Hiện nay, ASEAN và Trung Quốc đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc bàn về thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) và tiến tới sớm ký kết tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC). Tuy nhiên, ý kiến chung của ASEAN và nhiều nước khác là quá trình này còn chậm hơn nhiều so với những diễn biến phức tạp thực tế đang xảy ra trên biển Đông.
Tăng cường sự đoàn kết và sức mạnh của ASEAN
Vậy có hay không nguy cơ mất đoàn kết trong ASEAN khi ra đời Cộng đồng chung, thưa ông?
- Muốn phát huy vai trò trung tâm, trước hết các nước ASEAN phải đoàn kết, thống nhất. Chúng ta đều biết khẩu hiệu của ASEAN là “thống nhất trong đa dạng”. ASEAN đa dạng về lịch sử, văn hóa, chính trị, trình độ phát triển, do đó lợi ích cũng khác nhau. Nhưng ASEAN cần giải quyết hài hòa lợi ích quốc gia và lợi ích của các khu vực, lợi ích ngắn hạn và dài hạn. Ví dụ, lợi ích chung của cả khu vực là làm sao để đảm bảo hòa bình, an ninh, nên các nước trong khu vực cũng phải ủng hộ những nỗ lực góp phần thúc đẩy, bảo vệ hòa bình, an ninh, lên tiếng phản đối những hành động, chính sách làm ảnh hưởng đến hòa bình an ninh. 
So với những năm trước đây, các nước ASEAN đã nhất trí hơn về quan điểm trong các vấn đề lớn, trong đó có vấn đề biển Đông. Các nước đều nhất trí cho rằng hòa bình, ổn định, an ninh ở biển Đông là mối quan tâm chung. Các nước đều nhất trí để bảo đảm điều đó thì phải bảo đảm quyền tự do hàng hải, tự do bay trên các vùng trời, vùng biển quốc tế ở biển Đông; đều nhất trí phải thực hiện nghiêm túc DOC, tiến tới COC và giải quyết hòa bình các tranh chấp; đều lo ngại về các diễn biến gần đây nhưng ở các hội nghị khác nhau có những thể hiện khác nhau. 
Theo ông, đâu là đóng góp mang đậm dấu ấn của Việt Nam nhất trong ASEAN?
- Việt Nam có rất nhiều đóng góp mang đậm dấu ấn riêng. Việt Nam cũng là nước đưa ra sáng kiến kết nối toàn diện ASEAN, thu hẹp hoảng cách phát triển. Nói về thu hẹp khoảng cách phát triển, không phải bởi Việt Nam là nước có trình độ phát triển thấp hơn so với các nước khác nên đưa ra sáng kiến đó, mà Việt Nam cho rằng đó là cơ sở quan trọng để tăng cường sự đoàn kết và sức mạnh của ASEAN. Việt Nam cũng có sáng kiến thúc đẩy Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng mở rộng (ADMM+) được thông qua trong thời kỳ Việt Nam làm Chủ tịch. 
Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Đọc thêm

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam
(PLVN) - Chiều 18/3, tại TP HCM, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 558 của Thủ tướng và hội nghị thi đua khen thưởng năm 2024. Chi hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được tặng 1 bằng khen tập thể và 1 bằng khen cho cá nhân nhà báo Trần Ngọc Hà - Phó Tổng biên tập, Thư ký Chi Hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam.

'Mỗi bài báo phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân'

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo hội nghị
(PLVN) - Phát biểu tại Hội nghị Toàn quốc năm 2024 của Hội Nhà báo Việt Nam diễn ra sáng 18/3, ở TP HCM, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng, làm báo có thể nghèo nhưng không được tiêu cực. Mỗi bài báo viết ra phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân, được người đọc tâm phục, khẩu phục...

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh
(PLVN) - Tại Kỳ họp thứ 38, sau khi xem xét báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên vi phạm tại các Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương nhận thấy, bà Hoàng Thị Thúy Lan và các ông Lê Duy Thành, Đặng Văn Minh, Cao Khoa, Hà Hoàng Việt Phương đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương...

Bộ trưởng Tài chính nêu giải pháp hạ giá vàng, giá vé máy bay

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính sáng nay, 18/3, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn về tình trạng giá vàng, giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu giải pháp để khắc phục.

Chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm trong kinh doanh bảo hiểm

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn tại phiên họp.
(PLVN) - Pháp luật nghiêm cấm việc các cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, tranh giành, lôi kéo, dùng các thủ đoạn để bán bảo hiểm đối với những người chưa có nhận thức cao. Bộ Tài chính đã thực hiện kiểm tra, thanh tra khi có khiếu nại những hành vi như vậy và xử phạt nghiêm minh, chuyển cho cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm để xử lý.

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên
Dự Hội thảo khoa học quốc gia "Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững", sáng 17/3, tại TP Điện Biên Phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng với nguồn lực đầu tư còn hạn chế, du lịch Điện Biên cần tập trung đầu tư những công trình, dự án "ra tấm, ra món", phát triển trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn giá trị văn hoá, tự nhiên.

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển
Sáng 17/3, tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị, trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Điện Biên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động
(PLVN) - Nhấn mạnh nhà ở xã hội là nhà ở bình thường như các loại nhà ở khác, phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, Thủ tướng yêu cầu tất cả các chủ thể có liên quan, mỗi người, mỗi tổ chức chung tay, góp sức tạo phong trào, xu thế phát triển nhà ở xã hội, đặt mình vào địa vị của người khác và đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động, trong đó có việc nghiên cứu, triển khai gói tín dụng cho người mua với thời gian 10-15 năm và lãi suất thấp hơn từ 3-5%.