Việt Nam chủ động, tích cực trong hợp tác phòng, chống ma túy

Ông Nguyễn Thanh Cường, Bác sĩ, Cán bộ Chương trình quốc gia về HIV, ma túy và trại giam, Văn phòng UNODC tại Việt Nam. (Ảnh: VGP/Hoàng Giang)
Ông Nguyễn Thanh Cường, Bác sĩ, Cán bộ Chương trình quốc gia về HIV, ma túy và trại giam, Văn phòng UNODC tại Việt Nam. (Ảnh: VGP/Hoàng Giang)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp quốc (UNODC) ghi nhận nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc phát huy vai trò chủ động, tích cực trong xây dựng, hoạch định chính sách, đề ra các sáng kiến và hoạt động hợp tác chung trong khu vực về phòng, chống ma túy, theo ông Nguyễn Thanh Cường, bác sĩ, cán bộ Chương trình quốc gia về HIV, ma túy và trại giam, Văn phòng UNODC tại Việt Nam.

- Trong bối cảnh hậu COVID-19 hiện nay, dựa trên những báo cáo đánh giá thường kỳ, UNODC có thể đưa ra nhận định về tình hình ma túy tại khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, thưa ông?

- Trong giai đoạn hậu COVID-19, cùng với sự mở cửa trở lại của các nền kinh tế trong khu vực, hoạt động sản xuất, buôn bán các chất ma túy bất hợp pháp, đặc biệt là ma túy tổng hợp như methamphetamine, ketamine và các chất kích thích khác có dấu hiệu gia tăng mạnh mẽ và có xu hướng trở lại các mốc trước giai đoạn dịch COVID-19.

Methamphetamine hay còn gọi là ma túy "đá" vẫn là chất ma túy đứng đầu bảng trong các báo cáo của khu vực Đông Nam Á và vùng lân cận Đông Á. Theo Báo cáo Tình hình ma túy tổng hợp của UNODC năm 2022, Đông Nam Á vẫn được coi là một trong những "mảnh đất màu mỡ" nhất cho sự phát triển của thị trường methamphetamine trên thế giới. Tính riêng trong năm 2022, lực lượng thực thi pháp luật trong khu vực đã bắt giữ xấp xỉ 151 tấn methamphetamine.

Với sự siết chặt giao thông xuyên biên giới của các nước như Thái Lan và Trung Quốc, thị trường ma túy được kiểm soát tốt hơn tại các nước này nhưng lại có dấu hiệu tăng mạnh ở các nước khác như: Campuchia, Lào và Myanmar. Báo cáo của UNODC năm 2022 cũng nhấn mạnh đến sự gia tăng trở lại của thị trường heroin trong khu vực.

Việt Nam là quốc gia có đặc điểm địa lý đặc biệt với đường biển trải dài, trong khi đường biên giới lại tiếp xúc với khá nhiều nước trong khu vực. Theo số liệu của cơ quan cảnh sát phòng, chống ma túy, Việt Nam vừa là thị trường tiêu thụ lại vừa là nơi trung chuyển của chuỗi cung ứng chất ma túy bất hợp pháp. Các hoạt động vận chuyển ma túy xuyên biên giới từ Camphuchia và Lào, là nơi có nhiều nhóm tội phạm có tổ chức đang hoạt động. Bên cạnh đó, việc vận chuyển ma túy qua các con đường khác như đường hàng không hay đường biển cũng đã được báo cáo và ghi nhận.

- Thưa ông, vừa qua, Việt Nam đã triển khai Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 với nhiều điểm mới trong công tác cai nghiện, quản lý người sử dụng ma túy. Việt Nam cũng ngăn chặn, triệt phá nhiều vụ ma túy lớn, xuyên quốc gia. UNODC đánh giá như thế nào về nỗ lực phòng, chống ma túy của Chính phủ Việt Nam?

- UNODC ghi nhận nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc phát huy vai trò chủ động, tích cực trong xây dựng, hoạch định chính sách, đề ra các sáng kiến và hoạt động hợp tác chung trong khu vực về phòng, chống ma túy.

Chính phủ luôn dành ưu tiên cao cho công tác phòng, chống ma túy; phối hợp chặt chẽ với các quốc gia trong Tiểu vùng sông Mekong, cả cấp độ đa phương và song phương để đấu tranh, ngăn chặn hiểm họa mang tính toàn cầu này.

Trong những năm qua, UNODC và Bộ Công an đã có những hợp tác chuyên sâu và hiệu quả trong công tác phòng, chống ma túy. Những hợp tác này đã mang lại những kết quả rất tích cực, giúp Bộ Công an hoạt động có hiệu quả hơn trong công tác ngăn ngừa các hoạt động sản xuất, buôn bán và các nhóm tội phạm liên quan đến ma túy, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, chống tham nhũng, chống mua bán người và chống khủng bố.

Tập huấn, đào tạo phòng, chống vận chuyển, buôn bán trái phép chất ma túy cho các cán bộ của Văn phòng liên lạc qua biên giới (BLO). (Ảnh: UNODC)

Tập huấn, đào tạo phòng, chống vận chuyển, buôn bán trái phép chất ma túy cho các cán bộ của Văn phòng liên lạc qua biên giới (BLO). (Ảnh: UNODC)

Thời gian tới, UNODC sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác và hỗ trợ Bộ Công an Việt Nam trong việc chia sẻ thông tin, tư vấn hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo nâng cao trình độ, hỗ trợ trang thiết bị… để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ Công an trong công tác phòng, chống tội phạm về ma túy.

Trong công tác giảm cầu và giảm hại, Chương trình Điều trị Nghiện chất dạng thuốc phiện bằng methadone của Việt Nam với trên 50 nghìn bệnh nhân được điều trị, cũng được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Các số liệu nghiên cứu cho thấy liệu pháp điều trị methadone kết hợp với chương trình phân phát bơm kim tiêm sạch đã giúp Việt Nam khống chế được sự lây lan của HIV qua tiêm chích ma túy.

Trong những năm gần đây, với sự bùng nổ của ma túy tổng hợp dạng kích thích, Bộ Y tế Việt Nam cùng các ngành y tế địa phương cũng đã triển khai các hoạt động ứng phó với tác hại của nhóm ma túy mới này và đã đạt được kết quả ban đầu đáng ghi nhận.

- Theo ông, còn những thách thức nào mà Việt Nam đang gặp phải trong phòng, chống với tội phạm và tệ nạn ma túy?

- Việt Nam với đặc điểm địa lý đặc trưng và cũng là điểm trung chuyển của các tuyến đường hàng không và đường biển quốc tế. Vì vậy, các nỗ lực kiểm soát ma túy bất hợp pháp cần được siết chặt và đẩy mạnh hơn nữa tại các mặt trận này, bên cạnh các hoạt động kiểm soát tại các tuyến đường xuyên biên giới mà chúng ta đã và đang làm khá tốt.

Với sự phát triển bùng nổ của khoa học công nghệ và các diễn biến liên tục của thị trường, số lượng các hoạt chất, tiền chất ma túy, các loại hình sản phẩm ngày đa dạng và phức tạp hơn. Trong các vấn đề này, kiểm soát tiền chất và phát hiện hoạt chất mới luôn là một trong những thách thức lớn nhất cho các đơn vị thực thi pháp luật phòng, chống ma túy.

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.