Việt Nam – Ấn Độ: Thúc đẩy đàm phán, sớm ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác tư pháp

Hình ảnh tại Kỳ họp.
Hình ảnh tại Kỳ họp.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hai bên nhất trí thúc đẩy đàm phán, sớm ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác tư pháp giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Pháp luật và Tư pháp Ấn Độ.

Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại sớm đạt mốc 20 tỷ USD

Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 15-17/10. Sáng 16/10, hai Bộ trưởng đã đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 18 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Ấn Độ về Hợp tác Kinh tế, Thương mại, Khoa học và Công nghệ (UBHH).

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn hoan nghênh Bộ trưởng Jaishankar thăm chính thức Việt Nam; nhấn mạnh chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng, góp phần tiếp tục thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, đi vào chiều sâu, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực.

Bộ trưởng Jaishankar khẳng định Ấn Độ luôn coi trọng việc củng cố, phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Ấn Độ đã được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp.

Tại Kỳ họp UBHH lần thứ 18 với sự tham dự của đại diện các bộ, ngành liên quan hai nước, hai bên đã tiến hành rà soát, đánh giá toàn diện quan hệ song phương kể từ Kỳ họp UBHH lần thứ 17 (tháng 8/2020) và việc triển khai Kế hoạch Hành động Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 2021-2023.

Hai Bộ trưởng hài lòng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam- Ấn Độ trong thời gian qua; đặc biệt, hai nước đã kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều hoạt động ý nghĩa trong năm 2022.

Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao và các cấp giữa hai nước; duy trì triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương hiện có, đồng thời sớm đưa vào hoạt động cơ chế Đối thoại về Ngoại giao Kinh tế cấp Thứ trưởng Ngoại giao; xúc tiến xây dựng Chương trình Hành động cho giai đoạn 2024 – 2026.

Đồng thời, tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng - an ninh theo tinh thần Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ Đối tác quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ đến năm 2030; thúc đẩy đàm phán, sớm ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác tư pháp giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Pháp luật và Tư pháp Ấn Độ.

Hai bên hài lòng nhận thấy hợp tác kinh tế-thương mại phục hồi và phát triển tốt sau đại dịch, với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2022 đã vượt mức 15 tỷ USD mà lãnh đạo cấp cao hai nước đề ra; nhất trí phối hợp chặt chẽ tạo hành lang thuận lợi cho các hoạt động thương mại và đầu tư, phấn đấu đưa kim ngach thương mại sớm đạt mốc 20 tỷ USD.

Đàm phán và ký Hiệp định Đối tác số Việt Nam - Ấn Độ

Trên tinh thần đó, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị Ấn Độ xem xét giảm áp dụng các rào cản thương mại và các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam; tạo thuận lợi thủ tục cho việc nhập khẩu thép của Việt Nam.

Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ ủng hộ việc hai bên sớm gia hạn Bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế-thương mại giai đoạn 2018-2023; nhất trí triển khai hiệu quả Thỏa thuận khung về hợp tác nông nghiệp, trong đó cho phép một số sản phẩm hoa quả và các sản phẩm chế biến của hai nước được xuất sang thị trường của nhau; đề nghị hai nước sớm áp dụng các hình thức thanh toán trực tuyến.

Trao đổi về hợp tác phát triển và giáo dục-đào tạo, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ nhất trí tiếp tục hỗ trợ các Dự án tác động nhanh (QIPs) cũng như các suất học bổng hàng năm theo Chương trình Hợp tác kỹ thuật và kinh tế Ấn Độ (ITEC) và Chương trình trao đổi văn hóa và Chương trình học bổng văn hóa chung (CEP/GCSS).

Hai Bộ trưởng nhất trí tăng cường hợp tác về khoa học và công nghệ và thông tin, theo đó sớm triển khai họp lần thứ 4 Nhóm công tác chung về công nghệ thông tin và đàm phán và ký Hiệp định Đối tác số Việt Nam - Ấn Độ.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá cao Ấn Độ hỗ trợ trùng tu, bảo tồn, tôn tạo Di sản Văn hóa thế giới khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam; nhất trí tăng cường trao đổi đoàn giao lưu về nghệ thuật, thể thao, khuyến khích các doanh nghiệp du lịch hai nước đẩy mạnh các các hoạt động quảng bá du lịch, văn hóa, ẩm thực, đa dạng hóa dịch vụ, sản phẩm du lịch…

Hai Bộ trưởng nhất trí xem xét việc gia tăng các chuyến bay thẳng giữa hai nước nhằm tăng cường hợp tác du lịch, kinh tế, thương mại và giao lưu nhân dân.

Hai Bộ trưởng nhất trí tiếp tục phối hợp, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, đặc biệt là tại Liên hợp quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Jaishankar khẳng định Ấn Độ ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực, coi ASEAN là trọng tâm trong chính sách “Hành động hướng Đông” của Ấn Độ; nhất trí tăng cường hợp tác Mê Meking - Ganga.

Hai bên nhất trí khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng khôngvà tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông, giải quyết hòa bình các tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982,bao gồm tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, kiềm chế không có các hành động làm phức tạp hoặc leo thang xung đột, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.

Kết thúc Kỳ họp UBHH 18, hai Bộ trưởng đã ký Biên bản Thoả thuận của kỳ họp và nhất trí tổ chức Kỳ họp lần thứ 19 Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác Kinh tế, Thương mại, Khoa học và Công nghệ tại Ấn Độ vào thời điểm phù hợp.

Hai Bộ trưởng cũng đã dự Lễ phát hành bộ tem chung Việt Nam-Ấn Độ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (1972-2022).

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.