Viêm cơ tim - phản ứng hiếm gặp ở trẻ sau tiêm vaccine COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) tháng 10 báo cáo tỷ lệ viêm cơ tim nam giới 12-17 tuổi sau tiêm vaccine mRNA là 6/100.000 người.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) tháng 10 báo cáo tỷ lệ viêm cơ tim nam giới 12-17 tuổi sau tiêm vaccine mRNA là 6/100.000 người.

Vaccine COVID-19 của Pfizer và Moderna chứng minh hiệu quả vượt trội trong việc giảm lây nhiễm và nhập viện do virus. Sau chương trình tiêm chủng ở người trưởng thành, nhiều quốc gia bắt đầu triển khai vaccine ở trẻ em, mở rộng sang cả lứa tuổi nhỏ hơn, dưới 12 tuổi.

Trong quá trình tiêm cho thanh thiếu niên, Israel và Mỹ công bố dữ liệu ban đầu về tác dụng phụ hiếm gặp của vaccine là viêm cơ tim. Các con số tỷ lệ không đồng nhất giữa các nghiên cứu do cách thức đánh giá, lứa tuổi, thời điểm... khác nhau, nhưng nhìn chung điểm tương đồng là thấp trên tổng số người được tiêm. Ví dụ, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) tháng 8 xác định tỷ lệ viêm cơ tim tiềm ẩn sau tiêm vaccine COVID là 1/5.000 nam giới 12-18 tuổi, đánh giá "hiếm gặp" và "lợi ích từ vaccine lớn hơn rủi ro viêm cơ tim"; trong khi CDC báo cáo tỷ lệ là 6/100.000 người 12-17 tuổi.

Tỷ lệ viêm cơ tim ở thanh thiếu niên sau tiêm vaccine COVID-19

Theo phân tích chưa qua bình duyệt trên tạp chí medRxiv hồi tháng 9, sau liều thứ hai vaccine Pfizer, tỷ lệ viêm cơ tim ở trẻ em nam 12-15 tuổi là 162 ca trên một triệu, cao hơn ba lần so với ước tính của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC). Đối với người tiêm một liều vaccine tất cả nhóm tuổi, tỷ lệ tác dụng phụ thấp hơn nhiều, lần lượt là 12 ca trên một triệu và 8,2 ca trên một triệu ở nhóm 12-15 tuổi và 16-17 tuổi.

Theo hai nghiên cứu lớn từ Israel, đăng tải trên Thư viện Y tế Quốc gia thuộc Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Mỹ ngày 6/10, nguy cơ phát triển chứng viêm cơ tim sau tiêm vaccine Pfizer nhìn chung rất thấp. Bệnh chủ yếu tập trung ở nam thanh thiếu niên. Ngay cả ở nhóm này, đa số bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và phục hồi nhanh chóng.

Theo nghiên cứu đầu tiên, trong số hơn 5 triệu người tiêm vaccine Pfizer, 136 người bị viêm cơ tim. Nghiên cứu thứ hai khảo sát hơn 2,5 triệu người đã tiêm, có 54 ca viêm cơ tim.

"Chúng tôi đã mổ xẻ mọi trường hợp", tiến sĩ Dror Mevorach, nhà khoa học tại Trung tâm Y tế Hadassah ở Jerusalem, đồng tác giả công trình đầu tiên, cho biết.

Các chuyên gia phát hiện 136 ca viêm cơ tim trong vòng một tháng sau tiêm vaccine Pfizer. Trong đó, 95% có triệu chứng nhẹ, một người tử vong. Nghiên cứu cho thấy cứ 100.000 nam thì 4 người bị viêm cơ tim sau liều Pfizer thứ hai. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ thấp hơn, 1/1.000. Nhìn chung, người được tiêm chủng có nguy cơ mắc viêm cơ tim cao gấp đôi người không tiêm. Tỷ lệ viêm cơ tim ở nam thanh niên 16-19 tuổi là 15 trên 100.000.

Các lọ vaccine Pfizer dành cho trẻ em từ 5 đến 12 tuổi tại Puurs, Bỉ, tháng 10/2021. Ảnh: AP

Trong nghiên cứu thứ hai, cứ 100.000 người tiêm vaccine Pfizer thì hai người viêm cơ tim. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới 16-29 tuổi là 11/1.000. Nhìn chung, 76% có triệu chứng nhẹ, 22% triệu chứng trung bình.

Ran Balicer, chuyên gia dịch tễ tại Dịch vụ Y tế Clalit ở Tel Aviv, đồng tác giả của nghiên cứu thứ hai, hy vọng dữ liệu "giúp giảm bớt nỗi lo xung quanh việc tiêm chủng".

Kể từ đầu năm, những lo ngại về chứng viêm cơ tim khiến nhiều hội nhóm chống vaccine tuyên truyền thông tin sai lệch, ảnh hưởng đến chương trình tiêm chủng ở nhiều khu vực.

Hai nghiên cứu từ Israel tương đồng với các công trình trước đó.

So sánh rủi ro - lợi ích

Ngày 26/10, hội đồng cố vấn của FDA bỏ phiếu chấp thuận vaccine Pfizer cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi. Các chuyên gia chú ý đến những ca viêm cơ tim sau tiêm chủng ở nhóm tuổi này, tương tự nhóm 12 đến 15 tuổi trước đó. Họ cho rằng số ca nhập viện có thể ngăn ngừa bằng vaccine lớn hơn số ca viêm cơ tim trong hầu hết các kịch bản được phân tích.

Theo tiến sĩ Mevorach, rõ ràng lợi ích của việc tiêm vaccine COVID-19 ở người từ 16 tuổi trở lên lớn hơn rủi ro mắc viêm cơ tim. Nghiên cứu trước đây, đăng tải trên Tạp chí Y khoa New England, chỉ ra rằng nguy cơ mắc viêm cơ tim sau nhiễm nCoV cao gấp 18 lần so với tiêm chủng. Song để cân nhắc rủi ro - lợi ích ở nhóm tuổi nhỏ hơn, cần thực hiện thêm nhiều cuộc khảo sát.

Theo phân tích chưa qua bình duyệt trên tạp chí medRxiv, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt, nguy cơ xảy ra tác dụng phụ viêm tim sau liều thứ hai vaccine mRNA ở trẻ em nam từ 12 đến 15 tuổi có thể cao hơn khoảng 3,7 lần so với nhập viện vì COVID-19. Ngay cả khi tỷ lệ lây nhiễm nCoV cao, tiêm phòng cho nhóm tuổi này vẫn rủi ro hơn so với COVID-19. Tuy nhiên, ở những thanh thiếu niên có ít nhất một bệnh lý đi kèm, tiêm vaccine lại an toàn hơn.

Dựa trên phân tích lợi ích và rủi ro, Anh cũng như một số quốc gia lựa chọn chỉ tiêm một liều vaccine COVID-19 cho người từ 12 đến 15 tuổi.

Chủ đề tiêm một hay hai liều vaccine cho trẻ em còn gây tranh cãi trên thế giới. CDC đến nay vẫn khuyến nghị tiêm vaccine COVID-19 cho tất cả người từ 12 tuổi trở lên. Theo cơ quan, những rủi ro đã biết của COVID-19, chẳng hạn di chứng lâu dài, khả năng nhập viện và tử vong vượt xa nguy cơ tiềm ẩn của phản ứng phụ sau tiêm, bao gồm cả viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim.

Dấu hiệu viêm cơ tim ở người đã tiêm chủng bao gồm tức ngực, khó thở, cảm giác tim đập nhanh, đập thình thịch.

"Nếu con bạn đã tiêm liều đầu tiên vaccine Pfizer hoặc Moderna, bạn nên cho con đi tiêm liều thứ hai, trừ khi có chống chỉ định từ bác sĩ riêng", CDC khuyến cáo.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.