Vì sao Ukraina không còn tìm cách vào NATO bằng mọi giá?

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. (Nguồn: Báo Thế giới & Việt Nam/ AP)
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. (Nguồn: Báo Thế giới & Việt Nam/ AP)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ukraine không mong đợi có nhiều chuyển biến về tư cách thành viên tại hội nghị thượng đỉnh. Đúng hơn, bảo đảm an ninh là những gì họ đang tìm kiếm...

Câu chuyện về việc Ukraine trở thành thành viên NATO trong tương lai đang được tranh luận sôi nổi trước thềm hội nghị thượng đỉnh sắp tới của liên minh này tại Washington.

Vừa qua, hàng chục chuyên gia chính sách đối ngoại đã kêu gọi các thành viên NATO tránh việc thúc đẩy tư cách thành viên Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh, cảnh báo rằng điều đó sẽ gây nguy hiểm cho Mỹ cùng các đồng minh và sẽ phá vỡ liên minh.

Nhóm này lập luận rằng nếu Ukraine được kết nạp, việc Nga tấn công Ukraine trong tương lai sẽ kích hoạt Điều 5 của NATO, trong đó kêu gọi các đồng minh bảo vệ thành viên bị tấn công.

Điều 5 của NATO đã trở thành lập luận phổ biến của những người phản đối tư cách thành viên của Ukraine, và lập trường công khai như vậy của hơn 60 nhà phân tích cung cấp một cái nhìn sơ lược về các lập luận có thể sẽ được đưa ra tại sự kiện kéo dài 3 ngày, bắt đầu vào 9/7.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã hạn chế ủng hộ tư cách thành viên trực tiếp của Kiev nhưng nhiều quan chức hàng đầu gần đây cho biết một “cầu nối” để gia nhập liên minh sẽ được cung cấp cho Ukraine trong hội nghị thượng đỉnh NATO lần này.

Các quan chức cho biết NATO cũng sẽ cung cấp cho Ukraine một trụ sở mới để quản lý viện trợ quân sự - một cử chỉ thiện chí rằng phương Tây sẽ ủng hộ Ukraine về lâu dài, ngay cả khi nước này không đủ khả năng trở thành thành viên ngay bây giờ.

Trên trang Foreign Affairs ngày 3/7, Tổng thư ký NATO sắp mãn nhiệm Jens Stoltenberg không đề cập rõ ràng tư cách thành viên của Ukraine nhưng ám chỉ tương lai của Kiev khi sát cánh cùng liên minh và những lo ngại về vấn đề này: “Chúng tôi muốn nói rõ rằng chúng ta sẽ mắc kẹt trong tình trạng này trong một thời gian dài… Việc tăng cường hỗ trợ của chúng tôi không khiến NATO trở thành một bên trong cuộc xung đột này”.

Tuy vậy, về phần mình, Ukraine không mong đợi có nhiều chuyển biến về tư cách thành viên tại hội nghị thượng đỉnh. Đúng hơn, bảo đảm an ninh là những gì họ đang tìm kiếm.

Phó thủ tướng Ukraine về hội nhập EU và Euro-Atlantic Olga Stefanishyna chia sẻ với Politico gần đây: “Bỏ lời mời chính thức sang một bên, chúng tôi cũng mong đợi các quyết định cụ thể liên quan đến tư cách thành viên của Ukraine vào NATO, trong một gói có các bảo đảm khác về tính liên tục của viện trợ quân sự và tăng cường khả năng tương tác”.

Reuters gần đây đưa tin: Các thành viên NATO đồng ý về việc duy trì nguồn tài trợ quân sự cho Ukraine ở mức 43 tỷ USD vào năm 2025, bằng mức tài trợ mà liên minh này đã cung cấp kể từ khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt. Ngày 2/7, Mỹ công bố gói an ninh mới trị giá 2,3 tỷ USD cho Ukraine.

Đọc thêm

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...