Vì sao người dân phản đối dự án đường Văn Cao - Hồ Tây?

Được UBND TP Hà Nội phê duyệt từ năm 2006 với tiến độ thực hiện xong trong quý IV/2008, rồi tiếp tục được gia hạn công trình chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội 2010, nhưng dự án xây dựng tuyến đường Văn Cao - Hồ Tây vẫn… phá sản, bởi vấp phải sự phản ứng dữ dội của người dân về việc chính quyền sở tại “có vấn đề” và sự bất nhất giữa các văn bản.

Dài 280m, được UBND TP Hà Nội phê duyệt từ 2006 với tiến độ thực hiện xong trong quý IV/2008, rồi tiếp tục được gia hạn công trình chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội 2010, nhưng dự án (D.A) xây dựng tuyến đường Văn Cao - Hồ Tây vẫn… phá sản, bởi vấp phải sự phản ứng dữ dội của người dân về chính quyền sở tại “có vấn đề” và sự bất nhất giữa các văn bản.

Người dân đang chỉ cho P.V các đoạn "phình" đáng ngờ của đường Văn Cao
Người dân đang chỉ cho P.V các đoạn "phình" đáng ngờ của đường Văn Cao

Làm hết 1, thu hồi đất đến 3

Theo ông Phạm Huy Thuận, Tổ trưởng Tổ dân phố 51: D.A đường Văn Cao - Hồ Tây có từ đầu năm 2006, đến nay vẫn chưa thực hiện xong việc đền bù. Với chiều dài 280m, rộng 50m,  nhưng D.A này đã thu hồi đất của 4 cơ quan và hơn 400 hộ dân với tổng diện tích 47.278m2, gấp 3 lần diện tích làm đường, khiến hơn 400 hộ dân bị mất đất đang xáo trộn cuộc sống.

Bà Phạm Thị Thu Huế, người dân tổ 51 cho biết: “Khi chúng tôi hỏi vì sao phải thu hồi đất gấp 3 lần diện tích đất cần để làm đường, chính quyền lại giải thích là để xây dựng 2 đường nhánh rẽ, đường vuốt nối. Nhưng thực tế xây dựng không thể có đến 6 đường nhánh rẽ và vuốt nối trên một đoạn ngắn như vậy. Lúc khác, chúng tôi lại nhận được thông tin là lấy đất của chúng tôi để làm nhà để bán”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, D.A đường Văn Cao - Hồ Tây được xem xét đến đầu tiên tại Quyết định số 70/2006, ngày 16/5/2006 của UBND TP Hà Nội. Theo đó, phê duyệt hồ sơ chỉ giới đường đỏ tuyến đường Đội Cấn - Hồ Tây, đoạn Hoàng Hoa Thám - Hồ Tây thuộc địa bàn quận Ba Đình và quận Tây Hồ, điểm đầu nối với đường Văn Cao và giao cắt với đường Hoàng Hoa Thám, điểm cuối giao với đường ven Hồ Tây với chiều dài khoảng 280m, mặt cắt ngang đường rộng 50m. Đoạn Hoàng Hoa Thám - Thụy Khuê xác định thống nhất với đường Văn Cao gồm: 2 lòng đường xe chạy 10,5m x 2, vỉa hè 2 bên 6m x 2, dải phân cách rộng 17m.

Tiếp đó, tháng 1/2007, UBND TP ra Quyết định 417 về việc phê duyệt D.A đầu tư xây dựng đường Văn Cao - Hồ Tây, giao Sở Giao thông Công chính (nay là Sở Giao thông Vận tải) Hà Nội làm chủ đầu tư với tổng dự toán 372,6 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách TP. Tới thời điểm này, D.A đường Văn Cao - Hồ Tây không có hạng mục công trình 2 nhánh đường rẽ ở phía Bắc đường Hoàng Hoa Thám từ dốc Tam Đa đến dốc Đốc Ngữ (dài 400m).

Thu hồi, giải phóng mặt bằng không đúng luật

Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Ngọc Quyến cho biết: Chúng tôi nhận thấy từ khâu thu hồi đất, giải phóng mặt bằng (GPMB) đến thực hiện dự án (D.A) đều không tuân thủ đầy đủ các quyết định của pháp luật. Các hộ dân chúng tôi không hề được biết về D.A trước và sau khi UBND TP phê duyệt. Ngày 10/4/2007, UBND TP ra Quyết định 1329 và Quyết định 1868 (ngày 11/5/2007)về việc thu hồi 47.278m2 đất tại phường Thuỵ Khuê, quận Tây Hồ và phường Vĩnh Phúc, quân Ba Đình; giao Sở Giao thông Công chính Hà Nội để xây dựng đường Văn Cao - Hồ Tây.

Trên cơ sở 2 quyết định này, việc thu hồi đất của người dân đã được tiến hành mà không có quyết định thu hồi đối với từng thửa đất, từng gia đình cụ thể. Phải đến ngày 28/2/2009, các quyết định về thu hồi đất của D.A mới được phổ biến đến dân (không đầy đủ). Tức là sau gần 2 năm kể từ ngày có quyết định thu hồi 47.278m2 đất của UBND TP thì các quyết định thu hồi đối với từng thửa đất mới tới tay người dân.

Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Cty TNHH Luật Hồng Bách và Cộng sự, cho biết: “Việc sau gần 2 năm các quyết định thu hồi đối với từng thửa đất mới tới tay người dân là không tuân thủ đầy đủ và chính xác các quy định của pháp luật tại điểm d, khoản 1 Điều 53 và khoản 2, Điều 53 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP, ngày 25/5/2007 của Chính phủ. Như vậy, nếu xét về trách nhiệm thì UBND quận Tây Hồ là cơ quan phải chịu trách nhiệm về sai phạm này, mà cụ thể là Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, người trực tiếp ký những quyết định thu hồi đối với từng thửa đất.

Ngoài ra, trong đơn, các hộ dân còn khẳng định họ không được thông báo công khai, lấy ý kiến và gửi cho những người dân có đất bị thu hồi đầy đủ thông tin cần thiết về phương án bồi thường, hỗ trợ, tiêu chuẩn và giá bán nhà tái định cư khi thu hồi đất theo đúng quy định của pháp luật. Phải tới ngày 28/2/2009, một số tài liệu của D.A mới được phổ biến (không đầy đủ) đến người dân bị thu hồi đất. Việc làm này cũng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật.

Bởi lẽ, theo các quy định tại khoản 5 Điều 25, Điều 28 và Điều 39 Luật Đất đai năm 2003, được hướng dẫn cụ thể tại Điều 18 và Điều 27 Nghị định số181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ; Điều 52, Điều 53, Điều 57 Nghị định 84/2007NĐ-CP, ngày 25/5/2007 của Chính phủ, quy hoạch chi tiết của D.A đường Văn Cao - Hồ Tây phải được niêm yết công khai trong suốt quá trình thực hiện D.A và phổ biến, xin ý kiến nhân dân trước khi có quyết định thu hồi đất và triển khai thực hiện D.A, đồng thời phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư cũng phải được thông báo công khai và gửi các hộ dân thuộc diện bị thu hồi đất.

Tuấn Đức

Đọc thêm

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.