Vì sao cán bộ, công chức khó giữ mình?

 Hàng loạt các vụ cán bộ cơ quan công quyền vòi tiền của dân xảy ra gần đây đã gióng lên hồi chuông báo động xung quanh chữ thanh liêm trong hàng ngũ cán bộ hiện nay. Việc họ không giữ được mình thì đã rõ, nhưng câu hỏi “vì sao?” thì phải được nhìn nhận khách quan, nhiều chiều.

Hàng loạt các vụ cán bộ cơ quan công quyền vòi tiền của dân xảy ra gần đây đã gióng lên hồi chuông báo động xung quanh chữ thanh liêm trong hàng ngũ cán bộ hiện nay. Việc họ không giữ được mình thì đã rõ, nhưng câu hỏi “vì sao?” thì phải được nhìn nhận khách quan, nhiều chiều.
Hình minh họa
Hình minh họa

1001 kiểu “moi” tiền

Bị kêu nhiều nhưng ít bị phanh phui vì sự tinh vi, kín đáo , đó là hành vi “làm tiền” của những cán bộ trong ngành y tế và giáo dục. Chuyện “hư” của cán bộ y tế đã không dừng lại ở chuyện y tá điều dưỡng mặt lạnh te quẳng cho người bệnh bộ quần áo bệnh nhân nhàu cũ, chọc mũi tiêm mạnh vào tay người bệnh… nếu không được dấm dúi vài chục ngàn.

Mới đây, một bác sỹ Trưởng khoa Nội soi tiêu hóa bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) đã ép người bệnh mua viên nang nội soi với giá "cắt cổ" 14 triệu đồng/viên do chính e kíp của mình bán trong phòng làm việc. Hầu hết các bệnh nhân đều bị hù dọa bệnh tình nặng thêm để bằng mọi cách chạy tiền mua thuốc.

Vị Trưởng khoa nội soi tiêu hóa đã bị đình chỉ công tác. Nhưng có lẽ khi đưa lên bàn cân kỷ luật, vị này vẫn kêu oan bởi còn nhan nhản bác sỹ, y tá đang “moi” tiền của người bệnh hằng ngày như thu viện phí không qua hóa đơn,  kê đơn nhiều loại tân dược đắt tiền nhằm được hưởng hoa hồng, móc nối đưa bệnh nhân từ bệnh viện công sang các bệnh viện và phòng khám tư; lạm dụng các xét nghiệm trong chuẩn đoán...

Được cho là bị ràng buộc nhiều bởi đạo đức nghề nghiệp, giáo viên vẫn được coi là những người ít bị hoen ố thanh danh vì chuyện tiền bạc. Nhưng kết luận tại cuộc đối thoại về phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục được tổ chức gần đây, quan chức ngành này thừa nhận, giáo viên đã vượt qua chuẩn mực đó, “moi” tiền của người học trong dạy thêm, học thêm, tuyển sinh đầu cấp, mua bằng, bán điểm...

Trong số ít vụ bị phát giác, một giảng viên trường Trường Cao đẳng Điện lực TP.HCM đã lãnh án 4 năm tù vì chủ động gợi ý mỗi học sinh của mình nộp 2 triệu đồng để được qua môn học. Mùa thi tuyển sinh đại học, cao đẳng mới vừa khép lại, thì cũng là lúc một số giáo viên khả kính của  Trường ĐH Thể dục - Thể thao Bắc Ninh bị bắt giữ, tạm giam do tổ chức chạy trường, ngã giá 65 triệu đồng cho một học sinh thi vào trường.

Thật khó tìm sự liêm khiết của những người thầy từng được nhiều người nể trọng này qua cử chỉ mặc cả từng đồng tiền “chạy” trường, cung kính đưa bài cho thí sinh chép và thẳng tay đánh trượt những thí sinh có khả năng để đưa "suất" của mình vào trường.

Đỉnh điểm bức xúc dư luận là tình trạng cán bộ, công chức làm công tác bảo vệ pháp luật đe dọa người dân một cách công khai để họ đưa tiền cho mình. Sẵn pháp luật trong tay, một thẩm phán TAND tỉnh Đắk Lắk đòi chi tiền để xử đúng, dù thừa biết người dân kiện đúng. Số tiền “ bôi trơn” lên đến 12 triệu rưỡi mà thẩm phán vẫn "mè nheo".

Lại có thẩm phán Trần Trường Sơn mới được biệt phái từ TAND tỉnh Bắc Giang vào hỗ trợ TAND Bình Dương làm việc, đã gợi ý đương sự đưa tiền bồi dưỡng mới "xử êm", còn không thì bất lợi. Đương sự cự nự, thì thẩm phán quát “không biết điều” rồi đuổi  ra khỏi phòng... Thấy tiếc, thẩm phán lại gọi đương sự quay lại và  khi đang nhận tiền thì Công an ập đến bắt quả tang.

Tháng 4 vừa qua, người dân cũng "choáng" kiểu làm tiền của Trần Kim Long, Trưởng phòng giám đốc kiểm tra của TAND tỉnh Bạc Liêu. Sau khi nhận được  kháng nghị của TANDTC,  ông này  phô - tô ngay và hẹn gặp chia vui với đương sự, đồng thời vòi tiền trà nước cho mấy “ổng” ở trên. Khi đang nhận 5 triệu đồng trà nước thì bị bắt quả tang.Nhưng trắng trợn và lộ liễu hơn là hành vi làm tiền của cảnh sát giao thông.

Mới đây báo chí đưa tin một cảnh sát giao thông Thanh Hóa bốc máy gọi cho một đồng nghiệp “đàng trong” chửi anh này “ăn” quá tay khiến chủ xe ra đến Thanh Hóa không còn đồng nào để "cống nộp" cho cảnh sát địa phận này. Sự công khai, trắng trợn, mất đạo đức đó được ví  ghê hơn cả "cướp cạn".

Không đủ sống vì thiếu cơ chế?

Những hành vi kiếm tiền nói trên của một bộ phận cán bộ, công chức đã được nhìn nhận ở nhiều góc độ. Người ngoài cuộc thì cho rằng, họ thiếu đạo đức nghề nghiệp, kiếm tiền trên sự sợ hãi, nỗi đau của người khác. Nhưng chính những người trong cuộc lại có cái nhìn không che giấu. Giám đốc Bệnh viện Việt - Đức Nguyễn Tiến Quyết, trong một diễn đàn chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế đã thẳng thắn: "Nếu lương y tá, điều dưỡng 6, 7 triệu đồng thì chẳng ai tiêu cực nữa..”.

Đồng quan điểm đó, TS.Viên Văn Đoan, Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Bạch Mai tâm sự: “Là nhân viên y tế, phải hiểu người bệnh có nhu cầu gì để đáp ứng. Vậy nhân viên y tế có nhu cầu gì, thử hỏi Nhà nước đã đáp ứng được bao nhiêu? Ví dụ, tôi là bác sỹ cao cấp, sắp nghỉ hưu mà lương chỉ 6 triệu đồng/tháng, thì sống thế nào. Lương trung bình của y tá chỉ hơn 1 triệu đồng/tháng. Dẫu biết nhận tiền của người bệnh là trái lương tâm nhưng ngày mai con họ phải ăn, phải đóng học… thì họ lấy đâu ra tiền, vậy là nhắm mắt làm liều thôi”.

Có một thực tế nũa là dù gần đây Nhà nước đã điều chỉnh lương, nhưng thực tế, lương tăng song giá trị vật chất của nó không tăng vì giá cả không ngừng leo thang. Ngay cả khoản phụ cấp chức vụ vài trăm ngàn đồng/ tháng, được coi như  dưỡng liêm đối với những người “đứng mũi chịu sào”, thực chất chỉ có giá trị an ủi, động viên họ mà thôi.

Vì vậy, không nhiều người kỳ vọng vào việc tăng lương, bởi điều kiện kinh tế của ta hiện nay chưa đạt được mức lương đủ để nuôi sống gia đình một cách ổn định. Giải pháp tình thế được đưa ra có lẽ khá thuyết phục lúc này là tạo cơ chế để tạo ra thu nhập.

“Nếu không có cơ chế thì  bệnh viện Bạch Mai hiện nay chỉ còn cái vỏ. Viện phí khám chữa bệnh chỉ có 3 ngàn đồng một lần, trong khi người trông xe ô tô không học hành gì được thu đến 20 ngàn đồng một lượt, vậy ai sống tốt hơn ai?. Chúng tôi đã làm thêm cả ngày thứ 7, mở thêm nhiều dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, trả tiền làm thêm giờ cho cán bộ 100 ngàn đồng/ giờ… Tự khắc cuộc sống đầy đủ hơn, liêm khiết từ đó mà sinh ra”, TS.Đoan nói.

Về việc này, TS. Nguyễn Văn Tuyến, Phó Trưởng khoa sau đại học, Đại học luật Hà Nội, cũng đồng tình: “Lương giáo viên chỉ một số ít sống đủ, đó là những người có chức vụ. Còn đa số phải làm thêm bằng nghề của mình. Vậy thì rất cần cơ chế để họ sống đàng hoàng, sống khỏe với nghề của mình”.

“Là nhân viên y tế, phải hiểu người bệnh có nhu cầu gì để đáp ứng. Vậy nhân viên y tế có nhu cầu gì, thử hỏi Nhà nước đã đáp ứng được bao nhiêu? Tôi là bác sỹ cao cấp mà lương chỉ 6 triệu đồng/tháng, thì sống thế nào. Lương trung bình của y tá chỉ hơn 1 triệu đồng/tháng. Biết nhận tiền của người bệnh là trái lương tâm nhưng ngày mai con họ phải ăn, phải đóng học… thì họ lấy đâu ra”, TS.Viên Văn Đoan, Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Bạch Mai, nói.

“Tôi từng làm giáo viên chủ nhiệm nhiều năm nên tôi hiểu. Cứ đến ngày 20/11, các thầy cô giáo mong có thật đông học sinh đến chơi và tặng 1 bông hoa như thế là vui lắm rồi vì đó là tình cảm thật. Chứ không có thầy cô giáo nào lại nghĩ đến ngày này lại nhận được nhiều quà hay nhận phong bì của học sinh, phụ huynh. Tuy nhiên, hiện tượng này không phải là không có, vẫn có nhưng ít”, TS.Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, cho biết.

Phan Thanh

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.