Về thăm đền thờ Quốc Mẫu Âu Cơ…

Một số hình ảnh tại Lễ hội đền mẫu Âu Cơ năm 2018.
Một số hình ảnh tại Lễ hội đền mẫu Âu Cơ năm 2018.
(PLO) - Tháng Ba âm lịch hàng năm, dẫu không phải là mùa lễ hội chính nhưng Khu di tích lịch sử Quốc gia đền Mẫu Âu Cơ vẫn nườm nượp khách. Những người con dân nước Việt khắp nơi hành hương về Đền Hùng dịp lễ Giỗ Tổ hầu như đều đến đền Mẫu Âu Cơ để thành kính dâng nén tâm hương tưởng nhớ vị Quốc Mẫu vĩ đại với huyền thoại “bọc trăm trứng” khai sinh ra dòng giống Lạc Hồng…

Đền Mẫu Âu Cơ thờ quốc mẫu Âu Cơ tọa lạc tại vùng đất địa linh nhân kiệt thuộc xã Hiền Lương (huyện Hạ Hoà, Phú Thọ). Đây là một công trình lịch sử văn hoá đặc biệt, là biểu tượng của tinh thần yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc.

Hun đúc truyền thống Rồng Tiên

Về thăm đền Mẫu Âu Cơ những ngày này, huyền thoại về Lạc Long Quân - Âu Cơ cùng “bọc trăm trứng” nhằm tôn vinh nòi giống Tiên Rồng của dân tộc Việt Nam một lần nữa lại hiển hiện sinh động trong tâm khảm mỗi chúng ta. Hình tượng đức cha Lạc Long Quân vĩ đại kiên cường, quốc mẫu Âu Cơ nhân ái bao dung cùng “bọc trăm trứng” là biểu tượng của sức mạnh và tình đoàn kết, là kết tinh của những cốt lõi lịch sử, mang đậm tính nhân văn sâu sắc, là đặc trưng văn hoá thể hiện bản sắc của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó đã thực sự là nền tảng tinh thần vững chắc, được người Việt Nam qua các thời đại luôn hun đúc và thể hiện bản lĩnh kiên cường, tình yêu nước nồng nàn, luôn kề vai sát cánh, đoàn kết bên nhau với ý thức cùng chung nguồn cội “đồng bào”, dũng cảm chinh phục thiên nhiên, đấu tranh với mọi kẻ thù xâm lược để bảo vệ và xây đắp nên Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm cũng là dịp để chúng ta tưởng nhớ sâu sắc đến công lao của tổ tiên, cội nguồn. Dẫu vật đổi sao dời, dẫu thời gian có biến thiên, không gian có xoay vòng thì từ bao đời nay, truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” vẫn chảy mãi trong huyết quản mỗi người con đất Việt. Từ những việc giản dị, bé mọn nhất như miếng cơm hôm nay cũng là bắt nguồn từ cây lúa ngày xưa mẹ Âu Cơ dạy ta cày cấy. Áo quần ta mặc cũng từ cây dâu, con tằm mẹ dạy ta trồng. Đến những điều lớn lao như núi sông hùng vĩ này, giang sơn gấm vóc này là do xưa kia cha Rồng, mẹ Tiên của ta khai khẩn để cho con cháu ngàn đời sau.

Biết ơn tổ tiên, nhớ về cội nguồn dân tộc là đạo đức, tình cảm, là lẽ sống, là đạo lý mà ông cha đời đời căn dặn con cháu. Đó cũng là sức mạnh để dòng giống Lạc Hồng quyết tâm bảo về giang sơn tổ tiên để lại, xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, phồn thịnh và phát triển.

Cổng vào Khu di tích lịch sử đền Mẫu Âu Cơ.
Cổng vào Khu di tích lịch sử đền Mẫu Âu Cơ.

Ấm áp huyền thoại về vị Quốc Mẫu 

Trong dòng xúc cảm hướng về nguồn cội, hãy lắng lòng nghe truyền thuyết về mẹ Âu Cơ để thêm hiểu, thêm kính yêu Tổ Mẫu. Truyền thuyết kể rằng, khi Ngọc Nương phu nhân sinh nàng Âu Cơ thấy có mây lành che chở, hương thơm toả ngát khắp nơi, là điềm “tiên nữ giáng trần”. Sinh thời, nàng Âu Cơ là một tuyệt sắc giai nhân, “so hoa, hoa biết nói, so ngọc, ngọc ngát hương”, chăm đọc chữ, giỏi đàn sáo, tinh thông âm luật “khác nào bà Tương Phi khéo léo, hệt tựa nàng Lộng Ngọc tài cao”.

Nàng Âu Cơ lớn lên tài sắc hiếm ai bì, đến tuổi xuân thì nàng kết duyên cùng Lạc Long Quân - con trai của thần Rồng. Sau khi kết duyên, Lạc Long Quân đưa Âu Cơ từ động Lăng Xương về núi Nghĩa Lĩnh, sau đó Âu Cơ trở dạ sinh được một bọc trăm trứng nở thành một trăm người con. 

Cũng theo truyền thuyết, khi các con lớn lên, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ: “Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thuỷ hoả khó mà hoà hợp”...  Thế rồi bèn chia 50 người con theo mẹ lên núi, 50 người con theo cha xuống biển để lưu truyền được lâu dài, về sau tất cả các con đều hoá thần. Trong 50 người con theo mẹ thì người con đầu lên nối ngôi vua, lấy niên hiệu Hùng Vương thứ nhất, đặt tên là nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, truyền 18 đời Vua Hùng, trị vì đất nước trong 2621 năm (từ năm Nhâm Tuất 2879 đến năm 258 TCN).

Lại nói về mẹ Âu Cơ cùng 50 người con lên núi khai khẩn đất đai, mở mang bờ cõi, trên chặng đường mưu sinh ấy, mẹ Âu Cơ cùng các con đi đến đâu cũng thu phục nhân tâm, dạy dân cấy lúa trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, xây dựng xã hội đoàn kết, ấm no. Trên hành trình vạn dặm đó, một ngày kia Người đến trang Hiền Lương, quận Hạ Hoa, trấn Sơn Tây.

Thấy phong cảnh thiên nhiên ở Hiền Lương tươi đẹp hài hòa đúng như tên gọi của vùng đất hữu tình, có núi cao đồng rộng, sông dài, có hồ nước trong xanh bát ngát, cỏ cây hoa lá tốt tươi, cá chim muông thú dồi dào, mẹ đã cho khai hoang lập ấp, dạy dân cấy lúa, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải. Người cũng dạy dân đào giếng lấy nước sạch để tắm giặt, sinh hoạt; giếng nước cũng là nơi để nhân dân trò chuyện, giao lưu, sinh hoạt cộng đồng. Giếng Loan, giếng Phượng, gò Thị, gò Cây Dâu... xưa kia mẹ Âu Cơ khai khẩn, lập ấp là những cái tên từ thuở khai thiên lập địa vẫn còn lưu danh đến ngày hôm nay. Hiện trong đền thờ quốc mẫu Âu Cơ vẫn còn hai bên tả hữu là giếng Loan, giếng Phượng. 

Khi trang ấp ở Hiền Lương đã ổn định, mẹ Âu Cơ lại cùng các con lên đường để khai khẩn, tạo dựng các vùng quê mới. Đến khi giang sơn đã thu về một mối, bờ cõi biên cương được mở rộng, Người lại trở về với Hiền Lương, nơi Người đã chọn để gắn bó cuộc đời của mình.

Tương truyền, ngày 25 tháng chạp năm Nhâm Thân, khi đã hoàn thành sứ mệnh của mình, mẹ Âu Cơ cùng bầy tiên nữ bay về trời, để lại dưới gốc đa một dải yếm lụa, ở đó nhân dân đã dựng lên một ngôi miếu thờ phụng, đời đời hương khói. Tại khu di tích lịch sử đền Mẫu Âu Cơ, du khách sẽ thấy có một dải lụa đào phất phơ lưng trời - đó chính là biểu tượng dải yếm lụa mẹ Tiên của chúng ta để lại…

ĐỒng đảo người dân thập phương tới đến Âu Cơ
ĐỒng đảo người dân thập phương tới đến Âu Cơ

Lễ hội tưởng nhớ công lao của mẹ Tiên  

Dưới triều Vua Lê Thánh Tông  năm 1465, Vua đã ra chiếu chỉ phong thần, cấp tiền, xây dựng thành đền Mẫu Âu Cơ tại xã Hiền Lương (huyện Hạ Hòa, Phú Thọ ngày nay), giao cho nhân dân xã Hiền Lương thờ phụng. Thế kỷ 15, triều đình Hậu Lê đã phong sắc và cho xây dựng đền, thế kỷ 19 nhà Nguyễn một lần nữa lại phong sắc công nhận đền Mẫu Âu Cơ.

Ngày 3/8/1991, đền Mẫu Âu Cơ đã được Bộ Văn hóa – Thông tin nước Cộng hòa XHCN Việt Nam cấp bằng công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Đền Mẫu Âu Cơ là một công trình nghệ thuật kiến trúc có giá trị cao với các kết cấu kiến trúc đền chùa cổ, các pho tượng quý như tượng Âu Cơ, tượng Đức Ông, các bức chạm quý và nhiều cổ vật có giá trị. 

Hàng năm, ngày mồng 7 tháng giêng là ngày lễ chính của đền Âu Cơ, ca dao có câu: “Mồng 7 trong tiết tháng giêng/Dân Hiền tế lễ trống chiêng vang trời...”.  Ở Hiền Lương ngày này tương truyền là ngày “Tiên giáng” (tức ngày Tiên xuống trần). Ngoài ra, trong năm còn có các ngày lễ khác nhằm ngày 10 và 11 tháng 2, ngày 12 tháng 3, ngày 13 tháng 8 và 25 tháng chạp âm lịch là ngày “Tiên thăng” (tức Tiên bay về trời).

Hàng năm, Lễ hội chính đền Mẫu Âu Cơ diễn ra trong 2 ngày 6, 7 tháng giêng với phần lễ và phần hội. Phần hội tổ chức liên hoan văn nghệ quần chúng với chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi quê hương, đất nước, ca ngợi sự phát triển kinh tế - xã hội, truyền thống cần cù lao động sản xuất của nhân dân Hạ Hòa anh hùng; tổ chức thi đấu các môn thể thao như bóng chuyền nam, kéo co, cờ tướng, cờ vua và một số trò chơi dân gian như tổ tôm điếm, đẩy gậy,… với sự tham gia của các đội tuyển đến từ các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị, trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện.

Riêng phần lễ gồm rước kiệu và Tế nữ quan đã được Phòng Văn hóa thông tin thể thao huyện Hạ Hòa phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, Ban Quản lý đền Mẫu Âu Cơ và UBND xã Hiền Lương tuyển chọn đội rước kiệu, đội tế nữ, tổ chức luyện tập chu đáo theo kịch bản đã được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt đảm bảo cho phần lễ diễn ra trang nghiêm, trọng thể, đúng nghi lễ truyền thống nhằm tôn vinh giá trị văn hóa di sản của địa phương và tỏ lòng tôn kính, ngưỡng mộ của nhân dân cả nước hướng về tổ tiên.

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.