Vắng bị hại, hoãn phiên xử vụ sập giàn giáo làm 13 người chết

Vắng bị hại, hoãn phiên xử vụ sập giàn giáo làm 13 người chết
(PLO) - Sáng 16/11, phiên tòa xét xử các bị cáo trong vụ án sập giàn giáo tại công trường thi công Khu công nghiệp Formossa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) làm 13 công nhân tử vong, 29 người bị thương đã tạm hoãn vì vắng bị hại và luật sư bào chữa.
Các bị cáo Kim Jong Wook (SN 1972), Lee Jea Myeong (SN 1954 - cùng quốc tịch Hàn Quốc); Nguyễn Anh Tuấn (SN 1988 trú TX Ba Đồn, Quảng Bình) và Nguyễn Thái Đức (SN 1985, trú tại TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) bị truy tố trước pháp luật về tội vi phạm quy định về an toàn lao động. 
Theo cáo trạng VKSND tỉnh Hà Tĩnh, Dự án lắp đặt thùng chìm trọng lực Cảng Sơn Dương thuộc khu công nghiệp Formosa (Khu kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) do nhà thầu văn phòng công ty Samsung C&T tại Hà Tĩnh thi công. Ông Kim Jong Wook là chỉ huy trưởng công trường, giám sát chỉ đạo 4 tổ công nhân làm việc; ông Lee Jae Myong phụ trách tổ công nhân vận hành hệ thống thủy lực của giàn giáo Lane 2. Tổ công nhân vận hành hệ thống 32 kích thủy lực của Lane 2 gồm Nguyễn Anh Tuấn (tổ trưởng), Nguyễn Thái Đức và Trần Anh Hoàn, phụ trách bảng điều khiển (đã chết). 
Toàn cảnh phiên tòa xét xử
 Toàn cảnh phiên tòa xét xử 
Khoảng 19h30 phút tối ngày 25/3, trong lúc 43 công nhân đang làm việc trên hệ khuôn ván trượt giàn giáo Lane 2, quá trình hạ giàn từ độ cao 20m so với mặt đất thì phát ra tiếng động và rung lắc, một số người hoảng sợ, ngừng làm việc và chạy dạt về phía hai cầu thang bộ giữa giàn giáo Lane 1 và Lane 2. Sau khi giàn giáo Lane 2 bị rung lắc hai lần, Kim Jong Wook và Lee Jae Myeong đi theo cầu thang bộ lên kiểm tra. Cả hai được cho là không tìm hiểu nguyên nhân sự cố dẫn tới mất an toàn lao động, không kịp thời xử lý sự cố. Lee Jae Myeong nói “Ok, không sao”, bằng tiếng Việt, sau đó ông yêu cầu công nhân tiếp tục làm việc.
Trong lúc tổ công nhân vận hành hệ thống thủy lực của giàn giáo gồm Tuấn và Đức đã phát hiện kích thủy lực số 22 và 24 bị tụt khoảng 5cm đến 6cm so với các kích còn lại, một số kích khác cũng bị tụt nhưng ít hơn. Đức gọi bộ đàm thông báo với Hoàn ngừng hạ giàn, sau đó lần lượt khóa van thủy lực của 32 kích. Hai công nhân Đức và Tuấn bị cáo buộc không thông báo với ông Kim Jong Wook về sự cố mà tự ý xử lý sự cố bằng cách nâng 2 kích thủy lực số 22 và 24 lên cân bằng với các kích khác, rôi tiếp tục điều hiển cho Lane 2 hạ xuống.
Khoảng sau hơn 20 phút làm việc hệ khuôn ván trượt Lane 2 đổ sập xuống đất khiến 13 người chết, 29 người bị thương, giàn giáo hư hỏng hoàn toàn. Kết quả khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ việc, cơ quan chức năng xác định ông Jong Wook và Lee Jae Myeong vi phạm quy định về an toàn lao động, trách nhiệm của người sử dụng lao động trong trường hợp xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp. Trong trường gặp sự cố, ứng cứu khẩn cấp, đáng lẽ phải thực hiện ngay những biện pháp khắc phục và ra lệnh ngừng ngay hoạt động của máy, thiết bị có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 
Ba bị cáo trước vành móng ngựa
 Ba bị cáo trước vành móng ngựa
Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Thái Đức vi phạm nghĩa vụ của người lao động đối với công tác an toàn lao động, là không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động hoặc sự cố nguy hiểm. Viện khoa học hình sự Bộ Công an khẳng định nguyên nhân sập giàn giáo là do phanh của các cặp kích từ số 29 đến 32 không giữ được kích cố định trên thanh ray làm cho các cặp kịch bị tụt sâu dẫn đến sập các xà ngang phí trên các kích này, sau đó kéo đổ sập toàn bộ giàn giáo khuôn ván trượt. Nguyên nhân sự cố được xác định là do thiết bị vận hành và nguyên nhân thuộc về kết cấu. 
Sau khi sự cố diễn ra, Công ty Samsung C&T đã bồi thường tổng cộng hơn 8,4 tỷ đồng, trong đó gia đình 13 người chết được hỗ trợ 5,2 tỷ đồng, 29 người bị thương là 3,2 tỷ đồng. Phía công ty cung ứng lao động Nibelc hỗ trợ 780 triệu đồng cho gia đình 13 người mất và 426 triệu đồng đối với những người bị thương. Đến nay, có 9 gia đình người thân có công nhân tử vong và 10 công nhân bị thương đang yêu cầu hai công ty này bồi thường, hỗ trợ thiệt hại. 
Tại phiên tòa sáng nay, trong phần kiểm tra căn cước, bị cáo Nguyễn Thái Đức vắng mặt vì lý do sức khỏe yếu, có giấy chứng nhận đang điều trị tại bệnh viện và giấy xác nhận của chính quyền địa phương. Một luật sư bào chữa cho các bị cáo có đơn xin hoãn phiên tòa vì luật sư bận đi công tác tỉnh khác. Một số người bị hại và một số người đại diện hợp pháp cho người bị hại cũng vắng mặt tại phiên tòa. Kiểm sát viên đại diện VKSND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị hoãn phiên tòa để xét xử sau. HĐXX đã quyết định hoãn phiên tòa và sẽ xét xử lại vào một thời gian thích hợp sau.

Tin cùng chuyên mục

Bị cáo Hải và Tú tại phiên xử. (Ảnh: D.Hải)

Vụ án chiếm đoạt tiền tỷ trong tài khoản ngân hàng: Trả hồ sơ cho VKS điều tra bổ sung

(PLVN) - TAND TP HCM vừa đưa bị cáo Hứa Chấn Hải (35 tuổi, ngụ quận 12) ra xét xử về tội “Sử dụng mạng máy tính mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”; “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”. Liên quan vụ án, Đào Vương Thùy Thanh Tú (39 tuổi, ngụ quận Tân Bình) bị xác định đồng phạm với Hải về tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

Đọc thêm

Phát hiện thi thể nữ sinh đại học dưới hồ Láng

Cảnh sát PCCC&CNCH đưa thi thể nạn nhân lên bờ. Ảnh: Công an cung cấp
(PLVN) - Khoảng 10h50 sáng 7/5, những người dân đi qua khu vực cổng sau Bệnh viện phụ sản Hà Nội, ven hồ Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa (Hà Nội) bất ngờ phát hiện dưới mặt hồ nổi lên một phần thi thể người.

Vụ án lừa đảo hơn 182 tỉ đồng tại Nghệ An

Trụ sở TAND tỉnh Nghệ An. (Ảnh trong bài: Trung Thứ)
(PLVN) - Tại phiên tòa xét xử vụ án “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” với tổng số tiền bị chiếm đoạt lên đến hơn 182 tỉ đồng, một số người đưa quan điểm: Còn một số tình tiết chưa được làm sáng tỏ, cần tránh trường hợp tội phạm bị bỏ lọt.

Tuyên án đối với thuyền trưởng đưa người đi đánh bắt thuỷ sản trái phép

Tuyên án đối với thuyền trưởng đưa người đi đánh bắt thuỷ sản trái phép
(PLVN) - Ngày 6/5, tại thị trấn Sông Đốc, TAND huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau) mở phiên tòa lưu động xét xử sơ thẩm đối với Phạm Văn Nghệ (SN 1971, thường trú tỉnh Bến Tre, tạm trú khóm 6B, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời) về hành vi “Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép”.

Bắt 'bà trùm' ma túy Hương 'Chăm'

Nguyễn Thị Hương và đồng bọn. Ảnh: CACC
(PLVN) - Nguyễn Thị Hương (tức Hương “Chăm”) đã móc nối với một số đối tượng tỉnh ngoài và các đối tượng "cộm cán" trên địa bàn TP Thanh Hóa hình thành đường dây mua bán trái phép chất ma túy liên tỉnh.