Vấn nạn cô độc giết mòn người trẻ Hàn Quốc

Một hình ảnh thể hiện văn hóa cô độc của người trẻ Hàn Quốc
Một hình ảnh thể hiện văn hóa cô độc của người trẻ Hàn Quốc
(PLVN) - Trước đây người ta thường thắc mắc và cảm thấy kỳ lạ khi giới trẻ phương Tây thường thích làm mọi thứ một mình. Tuy nhiên, những năm gần đây, điều này càng trở nên “bình thường” và trở thành cách sống của một bộ phận giới trẻ Hàn Quốc. Họ chọn sống với chủ nghĩa độc thân, sống với chính mình, với quan niệm về hạnh phúc dần thay đổi.

Đây cũng chính là ý tưởng của nhiếp ảnh gia Nina Ahn khi thực hiện bộ ảnh này. Dụng ý của cô chính là bắt trọn những khoảnh khắc cô đơn của giới trẻ, là những chàng trai, cô gái chỉ ngoài 20, lựa chọn cuộc sống một mình - đi chơi một mình, ăn tối một mình, xem phim một mình, giải quyết mọi rắc rối một mình và thậm chí tổ chức đám cưới... một mình.

Những bức ảnh nhuộm màu u tối cùng sự lạc lõng mênh mông, những đôi mắt u sầu, thể hiện nên trào lưu “honjok”. Honjok là sự kết hợp giữa “Hon” (một mình) và “jok” (cộng đồng). Honjok được chia thành hon-bap (những người đi ăn một mình), hon-sul (những người đi uống bia/rượu tại các quán bar một mình) và hon-nol (những người tận hưởng cuộc sống bằng các hoạt động vui chơi giải trí một mình)…

Cùng ý tưởng với Ahn, nhiếp ảnh gia Hasisi Park cũng khắc họa hình ảnh những người trẻ cô đơn vùng vẫy trong xã hội rộng lớn. Theo cô, sự gia tăng của văn hóa honjok là do áp lực của cuộc sống hiện đại, giới trẻ gần như hạn chế tối đa cơ hội tương tác với mọi người xung quanh và thiếu thốn thời gian cho chính mình.

Một lý do dẫn đến xu hướng này chính là sự khan hiếm về thời gian và tiền bạc. Như thế, việc ăn một mình sẽ giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc hơn so với việc ăn chung với nhóm người. Dần dần người trẻ không muốn ai xâm phạm vào thế giới riêng của họ và tự bó mình trong vỏ bọc cô đơn. 

Đối với người trẻ Hàn Quốc, lập gia đình và sinh con dường như trở thành nỗi sợ hãi ở một quốc gia mà tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức kỷ lục trong vòng 17 năm qua và lương trung bình mỗi năm chưa bằng một nửa so với mức lương người lao động ở Mỹ.

Đây cũng chính là lý do tỷ lệ sinh ở nước này giảm mạnh. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới (World Bank), từ năm 1960 đến năm 2015, tỷ lệ sinh ở Hàn đã giảm từ 6,1 trẻ/phụ nữ xuống còn 1,2 trẻ/phụ nữ. Đến cuối năm 2018, tỷ lệ sinh giảm mạnh xuống chỉ còn 0.95, nghĩa là cứ 100 phụ nữ Hàn Quốc, chỉ có 95 trẻ nhỏ được sinh ra. 

Bên cạnh đó, xã hội Hàn Quốc rất coi trọng sự nghiệp và bằng cấp. Nhiều người làm việc cật lực, ưu tiên phát triển sự nghiệp và tận hưởng cuộc sống cá nhân hơn lập gia đình. Họ không muốn kết hôn vì sợ những gánh nặng tài chính.

Do vậy, tính đến năm 2016, ở Hàn Quốc có hơn 5 triệu hộ gia đình độc thân, chiếm tới 28% tổng số hộ gia đình nước này. Sự phát triển này hoàn toàn đi ngược truyền thống của xã hội Hàn Quốc. Trước đó vào những năm 1970, một gia đình nhiều người và nhiều thế hệ cùng sống chung với nhau dưới một mái nhà là chuyện hoàn toàn bình thường. 

Một chuyên gia xã hội Hàn Quốc cho biết: “Xã hội hiện nay ít có hệ thống hỗ trợ phụ nữ, các tổ chức xã hội vẫn bị chi phối bởi đàn ông. Người phụ nữ được kỳ vọng phải đóng một lúc nhiều vai trong gia đình và xã hội: Làm mẹ hiền, vợ đảm, dâu thảo.

Mỗi khi có một người phụ nữ bị đẩy khỏi vị trí làm việc chỉ vì kết hôn, sẽ có thêm những người khác lấy đó làm “bài học” và không muốn kết hôn. Nếu người Hàn Quốc muốn sinh con đẻ cái, họ cần phải loại bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ”. 

Trong khi đó, nam giới Hàn Quốc cũng có nhiều oan ức vì bản thân họ cũng có nhiều áp lực xã hội. Nếu không có sự nghiệp ổn định, một căn nhà tử tế hay một chiếc xe ô tô tươm tất để di chuyển thì nam giới Hàn Quốc cũng rất khó lấy vợ. 

Ở Hàn Quốc hiện nay honjok đã đủ lớn mạnh để hình thành một “nền văn hóa”, khiến nhiều dịch vụ mọc lên chỉ phục vụ những người độc thân. Từ căn hộ một người đến nhà hàng phục vụ cho đến những thực khách không có người thân, xã hội Hàn Quốc ngày càng hướng đến những người độc thân trẻ tuổi. Thậm chí, một số nhà hàng còn có bảng phân chia cấp độ của những người đi một mình. 

Thế nhưng không phải vì vậy mà người trẻ Hàn Quốc chỉ biết sống trong cái kén của mình tạo ra. Đa số vẫn sẵn sàng dấn thân, làm chủ cuộc đời, làm phong phú cuộc sống của bản thân, bằng cách du lịch và khám phá để trải nghiệm. 

“Thế hệ cha mẹ chúng tôi chỉ biết làm việc chăm chỉ và tiết kiệm trong nhiều năm để mua được một ngôi nhà cho gia đình. Họ coi đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất trong suốt cuộc đời. Nhưng thế hệ chúng tôi ngày nay đã khác, chúng tôi nhận ra rằng dù có sở hữu một ngôi nhà to đẹp nhưng chưa chắc chúng tôi đã cảm thấy hạnh phúc”, nhiếp ảnh gia Ahn chia sẻ. “Những thứ vật chất đó chỉ là phù du, suy cho cùng chúng ta chẳng thể sở hữu thứ gì mãi mãi, vì vậy nhiều người chọn cách tận hưởng cuộc sống.

Từ đó mà ưu tiên và quan niệm sống của người trẻ thay đổi. Thay vì chăm chăm kiếm tiền để lập gia đình, mua nhà, nuôi con, họ dành thời gian đi du lịch, làm đẹp, gặp gỡ bạn bè, dành thời gian cho bản thân…”

Một chàng trai trẻ tên Jang Jae Young, cũng đang sống độc thân cho rằng, sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân có nguyên nhân sâu xa là khát khao hạnh phúc: “Thế hệ cha mẹ chúng ta lúc nào cũng mang gánh nặng cơm áo gạo tiền. Họ phải hy sinh bản thân để nuôi sống gia đình. Nhưng ngày nay thì khác, chủ nghĩa tự do và hạnh phúc được đề cao, nhiều người mong muốn được sống một mình để tận hưởng cuộc sống”.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.