Vận động người nhiễm tham gia phòng chống AIDS

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định ban hành Chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2020 và tầm nhìn 2030, trong đó nhấn mạnh vai trò tham gia của người nhiễm HIV.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định ban hành  Chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2020 và tầm nhìn 2030, trong đó nhấn mạnh vai trò tham gia của người nhiễm HIV. 

Hưởng ứng ngày thế giới phòng,chống HIV/AIDS
Hưởng ứng ngày thế giới phòng, chống HIV/AIDS
Mục tiêu chung của “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” là khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2020, giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. 
Về giải pháp thực hiện, Chiến lược lần này đưa ra 9 nhóm chính. Trong nhóm giải pháp về chính trị và xã hội, Chiến lược nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền và Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS. 
Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc thực hiện bản Chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2010, tầm nhìn 2020, góp phần ngăn chặn, hạn chế tốc độ gia tăng của đại dịch HIV/AIDS, hoàn thành tốt mục tiêu đã đặt ra là khống chế tỷ lệ nhiễm HIV dưới 0,3% trong cộng đồng dân cư năm 2010. 

Trong nhóm giải pháp về phối hợp liên ngành và huy động cộng đồng, Chiến lược đề cao ý nghĩa của việc lồng ghép, phối hợp với các chương trình phòng, chống tội phạm, phòng, chống tệ nạn xã hội, xóa đói giảm nghèo, giới thiệu việc làm; tăng cường việc ký kết và nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch liên tịch giữa cơ quan nhà nước các cấp với các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn về phòng, chống HIV/AIDS. 

Ngoài ra, việc vận động các tổ chức tôn giáo, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp, các hiệp hội nghề nghiệp và mạng lưới người nhiễm HIV tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS cũng được đặc biệt quan tâm.

Trong đó, chú trọng việc vận động tham gia các hoạt động như: Xây dựng chính sách, kế hoạch, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện; đào tạo nghề, tìm việc làm, tạo việc làm và phát triển các mô hình lao động, sản xuất kinh doanh mang tính bền vững cho người nhiễm HIV, người dễ bị lây nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS…

PV (tổng hợp)

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...