"Vấn đề quan trọng nhất là toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam"

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước.
(PLO) - “Phần trả lời chất vấn của Thủ tướng trước Quốc hội ngắn gọn và bao quát rất nhiều vấn đề, đúng theo quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị. Qua đây phải khẳng định rằng, quan hệ hữu nghị là cần thiết cho cả Việt Nam và Trung Quốc. Chủ quyền của Việt Nam thì không thể nhân nhượng!” - Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên UVTW Đảng, nguyên Tư lệnh quân khu 4, nhấn mạnh khi chia sẻ với Pháp luật Việt Nam.
Thủ tướng đã khẳng định lại và khẳng định rõ quyết tâm của Đảng và nhà nước trong việc bảo vệ toàn vẹn độc lập chủ quyền. Trung tướng có suy nghĩ, cảm nhận gì về nội dung phát biểu này của Thủ tướng?
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần báo cáo Quốc hội về các vấn đề này. Quan điểm, lập trường, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là rõ ràng, nhất quán, cơ bản là phù hợp, thực tế đã đạt được nhiều kết quả nhưng cũng còn không ít khó khăn, thách thức. Chúng ta phải tiếp tục kiên định, kiên trì thực hiện sáng tạo, hiệu quả các chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Tôi cho rằng vấn đề này đã rất rõ ràng.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên Tư lệnh Quân khu IV: Chủ quyền của Việt Nam thì không thể nhân nhượng.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên Tư lệnh Quân khu IV: Chủ quyền của Việt Nam thì không thể nhân nhượng.

Lần này đồng chí Thủ tướng nói ngắn gọn và bao quát được vấn đề. Phải khẳng định rằng, quan hệ hữu nghị là cần thiết cho cả Việt Nam và Trung Quốc. Chủ quyền của Việt Nam thì không thể nhân nhượng. Đây là hai vấn đề rành mạch, không thể vì tình hữu nghị mà coi nhẹ chủ quyền. Suy cho cùng, vấn đề quan trọng nhất là toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Kể ra có thêm thời gian để Thủ tướng nói kỹ hơn nữa thì sẽ hay hơn. Khi Thủ tướng trả lời như trên thì tôi không có ý kiến gì khác. Tôi chỉ mong rằng, Việt Nam và Trung Quốc sẽ cùng thực hiện chính sách hữu nghị, bình đẳng, hai bên còn có lợi, nhất là Việt Nam. Hữu nghị mà để mất chủ quyền quốc gia là không thể chấp nhận.

Chủ quyền vùng biển của Việt Nam trên biển Đông là bất di bất dịch, không bao giờ có sự thay đổi. Cuộc đấu tranh còn lâu dài. Nhưng lâu dài đến đâu đi chăng nữa, chúng ta cũng không bao giờ được bỏ cuộc. Lịch sử đất nước đã trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc. Ông cha ta ngày xưa đã kiên trì một nghìn năm để giành lại độc lập thì bây giờ, đất nước, nhân dân Việt Nam cũng phải như vậy. Tổ tiên ta đã giao lại cho chúng ta, chúng ta đấu tranh chưa được thì phải tiếp tục. Muốn đấu tranh được thì đất nước phải ngày càng mạnh lên. Vị thế càng ngày càng mạnh lên. 
Chúng ta không đoàn kết, không nhất trí; nền kinh tế không phát triển vượt bậc; sức mạnh toàn diện không được phát huy thì sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn. Ông cha ta ngày xưa tích tụ sức mạnh một nghìn năm để giành lại độc lập, trong điều kiện bây giờ mà chúng ta không làm được như tổ tiên ta thì chúng ta đã có tội với tổ tiên ta.

Mười năm, hai mươi năm, năm mươi năm, một trăm năm hay lâu hơn nữa, nhất thiết lãnh thổ Việt Nam phải trở về với Việt Nam. Vùng biển của nước ta là không gian sinh tồn của đất nước. Còn nó là còn sinh tồn, phát triển. Không bao giờ được thay đổi lập trường đó.

Thưa Trung tướng, trong tương lai, Việt Nam nên ứng xử ra sao với Trung Quốc?

Làm ăn về kinh tế phải bình đẳng. Có một vấn đề mà các đại biểu Quốc hội đã nêu lên rằng, quan hệ xuất – nhập siêu không cân bằng, phải hạn chế nhập siêu từ Trung Quốc. Khi nhập siêu càng nhiều thì mức độ phụ thuộc càng tăng. Muốn không bị phụ thuộc, chúng ta phải vươn lên, từng bước cân bằng nền kinh tế và các lợi ích khác.

Những gì đút rút được trong 5 năm qua, sang nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, và nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, chúng ta sẽ bứt phá mạnh hơn trên cơ sở những gì đã làm được và chưa làm được của nhiệm kỳ qua.

Xin trân trọng cảm ơn Trung tướng.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhận được 17 câu hỏi và 24 ý kiến chất vấn trực tiếp, Người đứng đầu Chính phủ tập hợp nội dung các câu hỏi và sáng 18/11 đăng đàn trả lời thành các nhóm vấn đề gồm: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lao động trong Hiệp định TPP, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và giảm nghèo đa chiều. 
Phần trả lời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trước Quốc hội lần này được nhiều đại biểu và cử tri đánh giá mang tính tổng hợp, thể hiện được vai trò của người điều hành Chính phủ. Một mặt, Thủ tướng đã không né tránh, đã trả lời trực diện vào những vấn đề lớn, những vấn đề cụ thể đã được các Phó thủ tướng, các Bộ trưởng trả lời. 
Trong các nội dung mà Thủ tướng phát biểu, vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ được nhiều đại biểu và cử tri quan tâm. Trả lời câu hỏi của các Đại biểu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Chúng ta chân thành, làm hết sức mình để tăng cường quan hệ hữu nghị để hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực.
"Tôi xin nhấn mạnh chúng ta kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền, lãnh thổ, lợi ích quốc gia theo đúng các chủ trương, nghị quyết của đảng, hiến pháp, pháp luật của nhà nước cũng như hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế nhất là Công ước Luật biển UNCLOS 1982 của Liên hợp quốc và các cam kết khu vực nhất là Tuyên bố giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC", Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng cho biết, đồng thời với phát triển kinh tế xã hội, Việt Nam phải tăng cường quốc phòng an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết và sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc. Phải tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế về chân lý, lẽ phải của chúng ta. Gìn giữ hòa bình ổn định để tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc.

Đọc thêm

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.