Vẫn chưa chốt được thời gian thông hầm đường sắt Đèo Cả

Đất đá đổ xuống bịt đường hầm Bãi Gió từ trưa 12/4.
Đất đá đổ xuống bịt đường hầm Bãi Gió từ trưa 12/4.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Công ty CP Đường sắt Phú Khánh đã huy động tối đa nguồn lực để tăng tốc khắc phục sạt lở. Tuy nhiên, việc thông hầm đường sắt qua Đèo Cả chưa thể ấn định thời gian.

Theo ghi nhận tại hiện trường tính đến chiều tối 13/4, các mũi thi công xử lý sạt lở hầm Bãi Gió (khu vực Đèo Cả, tỉnh Khánh Hòa) vẫn đang được các đơn vị tập trung mọi nguồn lực để xử lý sự cố.

Đây là tuyến đường hầm dài, vị trí sạt lở nằm cách xa cửa hầm nên công tác khắc phục gặp nhiều khó khăn, các biện pháp kỹ thuật đã được sử dụng như lắp nhiều mái vòm chống đỡ. Tuy nhiên, thỉnh thoảng đất đá vẫn rơi từng tảng xuống đường hầm. Thời điểm hiện tại nhiều máy móc, trang thiết bị được tập kết gần khu vực cửa hầm, cùng với sự chỉ đạo của lãnh đạo ngành đường sắt và cán bộ kỹ thuật túc trực tại hiện trường.

Ông Lê Quang Vinh - Giám đốc Chi nhánh Khai thác đường sắt Phú Khánh cho biết, đơn vị đã huy động hơn 200 công nhân, 2 đoàn tàu, 4 máy loại nhỏ, cùng nhiều trang thiết bị đưa vào hầm nhằm khắc phục sự cố ngay từ khi xảy ra sạt lở.

Đến thời điểm hiện tại, khó khăn lớn nhất là tầng đất đá lâu năm đã bị phong hóa nên rơi tự do làm hỏng mái hầm. Đơn vị thi công đã làm mái vòm bằng sắt đỡ mái hầm để chống sạt lở hai lần nhưng chưa thành công vì đất đá tiếp tục rơi. Đây cũng là lý do khách quan bất khả kháng, không phải do sơ suất trong quá trình sửa chữa. Các đơn vị đang triển khai loạt giải pháp thi công khắc phục, ứng phó với các diễn biến mới.

Hơn 200 công nhân đang khắc phục sự cố hầm Bãi Gió.
Hơn 200 công nhân đang khắc phục sự cố hầm Bãi Gió.

“Đơn vị cũng đã làm việc với chính quyền tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, Cục cảnh sát giao thông, tiến tới cấm tất cả các phương tiện xe tải đi lại trên đường Đèo Cả nhằm giảm áp lực cho vỏ hầm”, ông Vinh cho biết.

Tại hiện trường, ngoài các mũi thi công đào hót, xúc đất đá sạt lở, vận chuyển ra ngoài, đơn vị thi công tập trung làm mái kết cấu khung sắt sẵn từ ga Đại Lãnh, cách hiện trường 500m. Lòng hầm thông đến đâu, các đơn vị sẽ chở mái đỡ này vào hầm, dùng hệ thống kích chống đỡ, tạo lực cho vỏ hầm.

Theo lãnh đạo Công ty CP Đường sắt Phú Khánh, ban đầu các đơn vị chức năng đặt mục tiêu thông hầm vào 4h30 ngày 13/4. Nhưng đến sáng 13/4, hầm tiếp tục bị lở hơn 50m3 đất đá, hiện nay vẫn còn tiếp tục lở. Mặc dù đã huy động tối đa thiết bị và nhân lực nhưng việc khắc phục rất khó khăn. Vì vậy, không thể nói trước mốc thời gian hoàn thành.

Hiện tại, vẫn chưa chốt được thời gian thông hầm đường sắt Đèo Cả.
Hiện tại, vẫn chưa chốt được thời gian thông hầm đường sắt Đèo Cả.

Hầm Bãi Gió được xây dựng năm 1930, khánh thành năm 1936, vỏ hầm làm bằng bê tông, dài hơn 300m, độ tĩnh không từ mặt đường ray lên mái hầm 5m, chỗ rộng nhất 5m.

Khoảng 12h45 ngày 12/4, tại hầm Bãi Gió (Km 1231+100, khu gian Đại Lãnh - Hảo Sơn), tuyến đường sắt Bắc - Nam, trong điều kiện thời tiết bình thường đã xảy ra sạt lở đất, đá trong khi đơn vị thi công đang sửa chữa tuyến. Sạt lở không gây thiệt hại về người. Có khoảng 180m3 đất đá đổ xuống bịt đường hầm. Tuyến đường sắt Bắc - Nam bị ách tắc.

Sau khi xảy ra sự cố, Công ty CP Đường sắt Phú Khánh đã huy động hai đoàn tàu công trình vào từ hai đầu để vận chuyển đất, đá bị sạt, lở trong hầm để phun bê tông gia cố tạm vỏ hầm.

Ngành đường sắt phối hợp hai địa phương Phú Yên, Khánh Hòa đã và đang huy động hàng trăm lượt phương tiện giao thông đường bộ trung chuyển khách đi tàu giữa 2 ga Giã (Khánh Hòa) và Tuy Hòa (Phú Yên) tiếp tục hành trình đi tàu.

Chỉ tính riêng tối 12 và ngày 13/4 đã có gần 3.000 hành khách được trung chuyển qua khu vực hầm Đèo Cả để tiếp tục hành trình.

Tin cùng chuyên mục

Công tác kiểm định khí thải có thể trở thành bước ngoặt trong chiến lược giảm ô nhiễm. (Ảnh: VGP)

Xác định lộ trình kiểm định khí thải phương tiện giao thông

(PLVN) - Việc xây dựng lộ trình phù hợp, chuẩn bị đầy đủ hạ tầng, nhân lực, hành lang pháp lý và tham khảo kinh nghiệm quốc tế đang là những nhiệm vụ cấp thiết nhằm kiểm soát hiệu quả khí thải từ xe máy, góp phần cải thiện chất lượng không khí tại các đô thị. Do số lượng xe cá nhân lớn và đặc thù thực tế tại Việt Nam, lộ trình triển khai kiểm định khí thải xe máy đang là mối quan tâm hàng đầu của dư luận thời gian qua.

Đọc thêm

Liên tiếp phát hiện tài xế 'ngáo đá' điều khiển xe trên quốc lộ

Liên tiếp phát hiện tài xế 'ngáo đá' điều khiển xe trên quốc lộ
(PLVN) - Trong vòng chưa đầy một tuần, lực lượng Cảnh sát giao thông tỉnh Đồng Nai liên tiếp phát hiện nhiều trường hợp người điều khiển phương tiện dương tính với ma túy khi tham gia giao thông trên tuyến quốc lộ 20. Đáng lo ngại, trong số này có cả tài xế xe buýt đang chở khách...

Lên kế hoạch khắc phục tình trạng tỉnh lộ 9 hư hỏng, xuống cấp

Tuyến TL9 đang bị xuống cấp nghiêm trọng ảnh hưởng đến người dân và phương tiện giao thông lưu thông. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Tỉnh lộ (TL) 9 là tuyến đường huyết mạch khu vực phía tây TP Huế, nối cao tốc Cam Lộ - La Sơn với QL1A qua địa bàn TX Phong Điền. Nhiều năm gần đây, các phương tiện vận chuyển đất đá từ các mỏ vật liệu liên tục lưu thông qua đây, dẫn đến mặt đường xuống cấp nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho người dân và các phương tiện khác. Sở Xây dựng đã có Văn bản về việc sửa chữa khẩn cấp TL9 đoạn qua phường Phong Thu và xã Phong Xuân...

Ngành Đường sắt: Lên kế hoạch bảo đảm an toàn chạy tàu trước mùa mưa bão

Ngành Đường sắt chuẩn bị sẵn sàng cho mùa mưa bão sắp tới. (Ảnh minh họa: GH)
(PLVN) -  Nhằm chủ động ứng phó với tình hình mưa, bão có thể xảy ra trong thời gian tới, Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ Xây dựng) vừa yêu cầu Tổng Công Đường sắt Việt Nam và các Công ty cổ phần Đường sắt, Công ty cổ phần Trung tâm tín hiệu đường sắt kiểm tra các công trình, các vị trí xung yếu có nguy cơ mất an toàn do mưa, lũ gây ra và gia cố bảo đảm an toàn chạy tàu.

Xây dựng hệ thống giao thông hiện đại, an toàn cho người dân

Xây dựng hệ thống giao thông hiện đại, an toàn cho người dân
(PLVN) - Trong bối cảnh tai nạn giao thông (TNGT) vẫn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, việc tăng cường đầu tư và phát triển hệ thống giao thông hiện đại vô cùng cần thiết. Đây được cho là giải pháp bền vững nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu tai nạn và xây dựng một môi trường giao thông an toàn hơn cho người dân.