“Pháp luật về bảo vệ môi trường hiện hành chưa theo kịp thực tiễn sinh động” – nhận định được đưa ra tại hội thảo góp ý báo cáo rà soát Luật Bảo vệ môi trường do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức sáng qua (7/9) tại Hà Nội.
Hậu quả của “phân mảnh” trong quản lý
Phó Tổng Thư ký VCCI Trần Hữu Huỳnh cho rằng, hoạt động của doanh nghiệp “đụng chạm gay gắt” với pháp luật bảo vệ môi trường (BVMT) vì pháp luật BVMT qui định rộng và tác động đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề với số lượng văn bản lớn. Từ đó, làm nảy sinh nhiều vấn đề mà sau gần 6 năm thi hành, Luật BVMT “đã có không ít qui định gây khó khăn, lúng túng cho quá trình áp dụng”.
Từ thực tiễn thực thi, ông Lương Minh Thảo (Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Môi trường – Bộ Công an) thừa nhận: “Không còn cá biệt khi cơ quan Công an phải “bó tay” không khởi tố được nhiều hành vi vi phạm pháp luật BVMT vì chính qui định của Luật BVMT”.
TS.Nguyễn Văn Cương (Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp) nhận thấy, các qui định của pháp luật BVMT có sự “phân mảnh”, là nguyên nhân dẫn tới tình trạng các ngành thường ban hành hoặc tham mưu văn bản “đá” nhau.
Thậm chí chính giữa các văn bản của cùng một bộ, ngành cũng có thể “đá” nhau. Nên mới có tình trạng, không xác định được trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong BVMT chỉ vì “rất nhiều cơ quan có trách nhiệm này theo luật” (!?). Thực tế, TS.Nguyễn Văn Phương (Đại học Luật Hà Nội) phản ánh: “có lúc tất cả cùng kiểm tra về BVMT tại một doanh nghiệp, có lúc lại không cơ quan nào kiểm tra”.
Sao chép báo cáo đánh giá tác động môi trường
Cho rằng, biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường tốt nhất là bảo vệ, ông Vũ Quang (Đại học Bách khoa Hà Nội) đánh giá cao ý nghĩa của báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Nhưng hiện nay, ĐTM “vẫn bị coi như một thủ tục mang nặng tính hình thức nhằm hợp lý hóa quá trình thẩm định và phê duyệt các dự án hay các hoạt động đầu tư. Nên dù dự án nào cũng ĐTM nhưng nhiều trường hợp ô nhiễm môi trường và xã hội xảy ra” – như nhận xét của Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham).
Hậu quả là đã có rất nhiều dự án sao chép báo cáo ĐTM của nhau (chỉ thay tên). Không những thế, hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM lại bị coi là “vật trang trí” khi ý kiến của Hội đồng chỉ có ý nghĩa tham khảo. Điều đó cho thấy tính hình thức và khả năng kiểm soát, giám sát hậu thẩm định chưa được thực hiện nghiêm túc.
Theo EuroCham, cần điều chỉnh lại danh mục các dự án phải lập báo cáo ĐTM để giảm bớt chi phí về thời gian và tài chính cho doanh nghiệp, đồng thời nâng cao giá trị của ĐTM. Đồng thời, đối với các doanh nghiệp có chất thải có thể gây ảnh hưởng đến môi trường, cần đưa ra, tuân thủ các phương án xử lý môi trường cụ thể và gửi đến các cơ quan chức năng trước khi bắt đầu sản xuất, kinh doanh, “chứ không đơn giản là thực hiện thủ tục xác nhận “cam kết BVMT” mang tính hình thức hiện nay” – Eurocham khuyến nghị./.
Huy Anh
Hậu quả của “phân mảnh” trong quản lý
Phó Tổng Thư ký VCCI Trần Hữu Huỳnh cho rằng, hoạt động của doanh nghiệp “đụng chạm gay gắt” với pháp luật bảo vệ môi trường (BVMT) vì pháp luật BVMT qui định rộng và tác động đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề với số lượng văn bản lớn. Từ đó, làm nảy sinh nhiều vấn đề mà sau gần 6 năm thi hành, Luật BVMT “đã có không ít qui định gây khó khăn, lúng túng cho quá trình áp dụng”.
Từ thực tiễn thực thi, ông Lương Minh Thảo (Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Môi trường – Bộ Công an) thừa nhận: “Không còn cá biệt khi cơ quan Công an phải “bó tay” không khởi tố được nhiều hành vi vi phạm pháp luật BVMT vì chính qui định của Luật BVMT”.
Quang cảnh hội thảo. |
Thậm chí chính giữa các văn bản của cùng một bộ, ngành cũng có thể “đá” nhau. Nên mới có tình trạng, không xác định được trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong BVMT chỉ vì “rất nhiều cơ quan có trách nhiệm này theo luật” (!?). Thực tế, TS.Nguyễn Văn Phương (Đại học Luật Hà Nội) phản ánh: “có lúc tất cả cùng kiểm tra về BVMT tại một doanh nghiệp, có lúc lại không cơ quan nào kiểm tra”.
Sao chép báo cáo đánh giá tác động môi trường
Cho rằng, biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường tốt nhất là bảo vệ, ông Vũ Quang (Đại học Bách khoa Hà Nội) đánh giá cao ý nghĩa của báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Nhưng hiện nay, ĐTM “vẫn bị coi như một thủ tục mang nặng tính hình thức nhằm hợp lý hóa quá trình thẩm định và phê duyệt các dự án hay các hoạt động đầu tư. Nên dù dự án nào cũng ĐTM nhưng nhiều trường hợp ô nhiễm môi trường và xã hội xảy ra” – như nhận xét của Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham).
Hậu quả là đã có rất nhiều dự án sao chép báo cáo ĐTM của nhau (chỉ thay tên). Không những thế, hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM lại bị coi là “vật trang trí” khi ý kiến của Hội đồng chỉ có ý nghĩa tham khảo. Điều đó cho thấy tính hình thức và khả năng kiểm soát, giám sát hậu thẩm định chưa được thực hiện nghiêm túc.
Theo EuroCham, cần điều chỉnh lại danh mục các dự án phải lập báo cáo ĐTM để giảm bớt chi phí về thời gian và tài chính cho doanh nghiệp, đồng thời nâng cao giá trị của ĐTM. Đồng thời, đối với các doanh nghiệp có chất thải có thể gây ảnh hưởng đến môi trường, cần đưa ra, tuân thủ các phương án xử lý môi trường cụ thể và gửi đến các cơ quan chức năng trước khi bắt đầu sản xuất, kinh doanh, “chứ không đơn giản là thực hiện thủ tục xác nhận “cam kết BVMT” mang tính hình thức hiện nay” – Eurocham khuyến nghị./.
Huy Anh
Căn cứ 4 tiêu chí: minh bạch, thống nhất, hợp lý, khả thi, nhóm nghiên cứu của VCCI đã tiến hành rà soát 8 Luật, 1 pháp lệnh, 11 Nghị định, 5 Thông tư, 2 Quyết định để đưa ra khuyến nghị về 6 vấn đề lớn, gây nhiều khúc mắc cho quá trình thực thi pháp luật về BVMT: quy chuẩn kỹ thuật môi trường; BVMT trong hoạt động xuất, nhập khẩu; ĐTM; thẩm quyền quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước; BVMT trong hoạt động động sản xuất và quản lý chất thải; Xử lý vi phạm pháp luật BVMT |