Ưu tiên triển khai 25 dịch vụ công thiết yếu lên Cổng Dịch vụ công quốc gia

Thu tiền nộp phạt nguội là 1 trong 25 dịch vụ công được ưu tiên triển khai. (Ảnh minh họa)
Thu tiền nộp phạt nguội là 1 trong 25 dịch vụ công được ưu tiên triển khai. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn nhấn mạnh phải ưu tiên trước hết việc triển khai 25 dịch vụ công thiết yếu tại Đề án 06.

Ngày 18/3, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến toàn quốc triển khai một số nhiệm vụ và tích hợp 25 dịch vụ công thiết yếu tại Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030) lên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Tổ phó Tổ công tác thực hiện Đề án của Chính phủ cho biết, thực hiện nhiệm vụ được giao, thời gian qua, 62 bộ, ngành, địa phương đã thành lập Tổ công tác; 67 bộ, ngành, địa phương ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai Đề án. Nhiều bộ, ngành, địa phương cũng chủ động tái cấu trúc quy trình, tích hợp, cung cấp các dịch vụ công thiết yếu lên Cổng Dịch vụ công quốc gia như: Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam...

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, đây mới là bước đầu, các nhiệm vụ của Đề án thời gian tới là rất lớn, nhất là chú trọng việc ứng dụng, kết nối, chia sẻ dữ liệu dân cư để tạo chuyển biến thực chất trong số hóa, giảm phiền hà cho người dân khi thực hiện thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền; thúc đẩy triển khai 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, trong đó trước hết ưu tiên triển khai 25 dịch vụ công thiết yếu tại Đề án 06.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu tại Hội nghị.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu tại Hội nghị.

Để thực hiện nhiệm vụ được giao theo đúng lộ trình của Đề án, Bộ trưởng Trần Văn Sơn cho rằng, cán bộ, công chức phải nhiệt huyết, công tâm, tinh thông nghiệp vụ và đổi mới sáng tạo, là chủ thể, trung tâm của công cuộc chuyển đổi số nói chung, triển khai Đề án nói riêng.

Bộ trưởng đề nghị các thành viên Tổ Công tác triển khai Đề án của bộ, ngành, địa phương quan tâm, chỉ đạo việc triển khai các nhiệm vụ của Đề án, trong đó phải triển khai đầy đủ các nội dung, phân công trách nhiệm cụ thể; coi đây là nhiệm vụ ưu tiên của cơ quan mình, không phải nhiệm vụ của riêng hệ thống cơ quan Công an hay Văn phòng UBND cấp tỉnh.

Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thành dứt điểm, có hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt là 25 dịch vụ công thiết yếu để phục vụ người dân, doanh nghiệp đã được xác định trong Đề án. Các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với các bộ được giao chủ trì và Văn phòng Chính phủ để tổ chức triển khai, cung cấp cho người dân; đồng thời theo dõi, giám sát để đảm bảo việc thực hiện thực chất, có hiệu quả thực sự, tạo tiền đề để triển khai nhân rộng các dịch vụ công khác.

Bộ trưởng Trần Văn Sơn cũng lưu ý, cần hoàn thành chậm nhất trong tháng 4/2022 việc kết nối, chia sẻ dữ liệu dân cư giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh để phục vụ xác thực, định danh và giải quyết thủ tục hành chính theo hướng thông tin, giấy tờ của công dân chỉ cung cấp một lần.

Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự đã được đại diện Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ), Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) hướng dẫn việc đánh giá chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công bằng dữ liệu theo thời gian thực; nâng cấp, triển khai hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh; quy trình và yêu cầu kết nối, tích hợp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và giải đáp những vướng mắc trong quá trình triển khai.

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.