UNESCO vinh danh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. (ảnh: internet)
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. (ảnh: internet)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong bầu trời y học Việt Nam hàng nghìn năm qua, bên cạnh Đại danh y Tuệ Tĩnh, còn có một “ngôi sao” sáng mà mỗi khi nhắc đến tên tuổi của ông, chúng ta không thể quên bộ sách thuốc quí giá có một không hai trong kho tàng y học cổ truyền của dân tộc. Đó là bậc Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với bộ sách “Y tông tâm lĩnh”.

Vào lúc 11 giờ 20 phút giờ Paris (17 giờ 20 phút giờ Việt Nam) ngày 21/11/2023, tại Phiên họp toàn thể lần thứ 42, Hội đồng UNESCO đã chính thức thông qua Nghị quyết với danh sách 53 danh nhân văn hóa, trong đó có Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Việc UNESCO thông qua Nghị quyết trước dịp kỷ niệm 300 năm Ngày sinh của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã khẳng định sự đánh giá cao của quốc tế đối với những giá trị văn hóa, y học của Việt Nam và danh nhân.

“Y thánh của Việt Nam”

Đại danh y Lê Hữu Trác hiệu Hải Thượng Lãn Ông sinh ra trong một gia đình có 6 tiến sĩ (quê tại xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Tuy nhiên, cuộc đời ông phần nhiều (từ năm 26 tuổi đến lúc mất) gắn bó với quê mẹ ở thôn Bàu Thượng, xã Tĩnh Diệm, huyện Hương Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn), đây cũng là giai đoạn mà ông có duyên nghiệp với nghề y, hành nghề bốc thuốc và trở thành Đại danh y của nước ta.

Nhà nghiên cứu văn hóa Việt cổ Lê Hữu Khánh, Quyền Trưởng tộc dòng họ Lê Hữu gốc Liêu Xá cho biết: Theo gia phả, có ghi chép rằng: Nếu tính từ đời thứ nhất, cụ Thủy tổ Lê Phúc Tiên, thì đến nay dòng họ Lê Liêu Xá đã phát triển đến đời thứ 22.

Việt Nam tự hào đã có 7 danh nhân được UNESCO vinh danh, cùng tham gia kỷ niệm là Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chu Văn An, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu và Lê Hữu Trác.

Về đời thứ 9, trong gia phả và trên văn bia có ghi: cụ Lê Hữu Mưu, xã Liêu Xá, huyện Đường Hào, đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ, khoa Canh Dần (1710), niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 6, có một trong ba vợ là cụ bà Bùi Thị Thưởng, quê ở Hương Sơn (Hà Tĩnh). Trong số anh chị em cùng mẹ do cụ Thưởng sinh ra có cụ Lê Hữu Tán (anh) và cụ Lê Hữu Trác (em). Gia phả lại ghi rất rõ rằng cụ Tán sinh vào giờ Tý ngày 14 tháng 2 năm Canh Tý (1720) và cụ Trác sinh vào giờ Dần ngày 12 tháng 11 năm Giáp Thìn (1724).

Lúc nhỏ Lê Hữu Trác theo cha lưu học ở đất Kinh kỳ Thăng Long. Ngày còn đi học, Lê Hữu Trác đã nổi tiếng là học trò hay chữ và đã thi đậu vào Tam trường. Năm 19 tuổi, cha mất nên ông phải thôi học về nhà chịu tang, ít lâu sau ông lại sung vào quân ngũ và theo nghiệp kiếm cung. Nhưng rồi nhận thấy đây là công việc không hợp với ý mình nên chỉ vài năm sau, nghe tin người anh cả mất, Lê Hữu Trác xin ra khỏi quân ngũ, lấy cớ về thay anh nuôi mẹ già 70 tuổi và mấy cháu mồ côi ở Hương Sơn (Hà Tĩnh). Về Hương Sơn không lâu thì Lê Hữu Trác bị ốm nặng trong vòng 2 - 3 năm liền, chữa trị khắp nơi không khỏi. Chính trận ốm này là bước ngoặt quan trọng đối với cuộc đời của Lê Hữu Trác và nghề thuốc Việt Nam. Số là sau nhiều năm tìm thầy chữa bệnh không kết quả, Lê Hữu Trác nhờ cáng đến nhà một thầy thuốc ở miền Rú Thành, thuộc xã Trung Cần, huyện Thanh Chương (nay là xã Nam Trung, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) tên là Trần Độc.

Trong thời gian hơn một năm chữa bệnh, nhân khi rảnh rỗi ông thường đọc “Phùng thị cẩm nang” và hiểu được chỗ sâu xa của sách thuốc. Ông Trần Độc thấy lạ, bèn đem hết những hiểu biết về y học truyền cho ông. Vốn là người thông minh học rộng, ông mau chóng hiểu sâu y lý, tìm thấy sự say mê ở sách y học, nhận ra nghề y không chỉ lợi ích cho mình mà có thể giúp người, giúp đời, nên ông quyết chí học thuốc.

Di sản đồ sộ

Ở Hương Sơn, ông làm nhà cạnh rừng đặt tên hiệu “Hải Thượng Lãn Ông”. Hải Thượng là hai chữ đầu của tỉnh Hải Dương và phủ Thượng Hồng quê cha và cũng là xã Bầu Thượng quê mẹ. “Lãn Ông” nghĩa là “ông lười”, ngụ ý lười biếng, chán ghét công danh, tự giải phóng mình khỏi sự ràng buộc của danh lợi, của quyền thế, tự do nghiên cứu y học, thực hiện chí hướng mà mình yêu thích gắn bó.

Mùa thu năm Bính Tý (1756), Lê Hữu Trác ra kinh đô mong tìm thầy để học thêm vì ông thấy y lý mênh mông nhưng không gặp được thầy giỏi, ông đành bỏ tiền mua một số phương thuốc gia truyền, trở về Hương Sơn “từ khước sự giao du, đóng cửa để đọc sách” (Tựa “Tâm lĩnh”), vừa học tập và chữa bệnh. Mười năm sau tiếng tăm của ông đã nổi ở vùng Hoan Châu.

Một trang trong bộ sách “Y tông tâm lĩnh”. (ảnh: internet)

Một trang trong bộ sách “Y tông tâm lĩnh”. (ảnh: internet)

Sau mấy chục năm tận tụy với nghề nghiệp, Hải Thượng Lãn Ông đã nghiên cứu rất sâu lý luận Trung y qua các sách kinh điển: Nội kinh, Nam kinh, Thương hàn, Kim quỹ; tìm hiểu nền y học cổ truyền của dân tộc; kết hợp với thực tế chữa bệnh phong phú của mình, ông hệ thống hóa tinh hoa của lý luận Đông y cùng với những sáng tạo đặc biệt qua việc áp dụng lý luận cổ điển vào điều kiện Việt Nam, đúc kết nền y học cổ truyền của dân tộc.

Ông để lại nhiều tác phẩm lớn như: “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển chắt lọc tinh hoa của y học cổ truyền, được đánh giá là công trình y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam và các cuốn “Lĩnh Nam bản thảo”, “Thượng kinh ký sự” không chỉ có giá trị về y học mà còn có giá trị văn học, lịch sử, triết học.

Lê Hữu Trác không những là một nhà y dược học vĩ đại mà còn là nhà thơ, nhà văn xuất sắc, nhà tư tưởng tiến bộ, có tinh thần nhân đạo sâu sắc. Sau khi mất, ông được Nhân dân và giới y học cả nước suy tôn là bậc “Y thánh của Việt Nam”.

Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là một trong tứ trụ danh nhân văn hóa (Lê Hữu Trác, Nguyễn Du, Nguyễn Thiếp và Nguyễn Công Trứ) không chỉ của xứ Nghệ mà còn là của cả nước trong giai đoạn thế kỷ XVIII - XIX. Cuộc đời, sự nghiệp y học và sự nghiệp trước tác của ông đã để lại cho hậu thế một di sản đồ sộ mang tầm quốc tế.

Quần thể Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa - lịch sử về đại danh y. Quần thể Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác bao gồm khu mộ và tượng đài tại thôn Hải Thượng (xã Sơn Trung); nhà thờ và khu tưởng niệm tại thôn Bảo Thượng (xã Quang Diệm). Khu mộ và tượng đài có diện tích 45.000m2 với 48 hạng mục, gồm: mộ đá Hải Thượng Lãn Ông; nhà phương đình; nhà đón tiếp; vườn cây; đường lát đá lên tượng đài dài 629m với 231 bậc tam cấp, 51 hệ thống chiếu nghỉ; tượng đài Lê Hữu Trác bằng đá cẩm thạch; bình phong đá cẩm thạch nguyên khối nặng 17 tấn; nhà khách; sân lễ hội...

Khu mộ là nơi yên nghỉ của Đại danh y Lê Hữu Trác nằm dưới chân núi Minh Tự (xã Sơn Trung) từ khi mất đến nay. Tuy đã có một số lần trùng tu, tôn tạo nhưng vị trí mộ, hướng mộ, hình thức mộ không thay đổi. Nếu nhìn từ trên cao xuống, mộ giống như một cánh diều nằm giữa núi rừng bao la, thanh bình, yên tĩnh.

Các hoạt động tế lễ Đại danh y Lê Hữu Trác mỗi năm thường diễn ra vào hai dịp: Lễ Phật đản và ngày kỵ Lê Hữu Trác. Các hoạt động này được diễn ra ngay tại mộ, nhà thờ Lê Hữu Trác và chùa Tượng Sơn (xã Sơn Giang, Hương Sơn).

Nằm trong khuôn viên khu mộ còn có tượng đài Lê Hữu Trác. Tượng được làm bằng đá cẩm thạch cao 16,91m, nặng 350 tấn. Vị trí xây dựng tượng đài nằm trên ngọn núi Minh Tự, nơi gắn liền với cuộc đời làm thuốc, vui thú cảnh núi rừng Hương Sơn của Hải Thượng Lãn Ông.

Cách khu mộ về hướng Tây 7km là nhà thờ và khu tưởng niệm Lê Hữu Trác thuộc thôn Bảo Thượng, xã Quang Diệm, nằm sát bên bờ sông Ngàn Phố. Xưa kia, đây là chốn thâm sơn cùng cốc nhưng lại có phong cảnh hữu tình, người dân sống hoà thuận cùng nhau bên nếp nhà tranh.

Nhà thờ và khu tưởng niệm Hải Thượng Lãn Ông đang lưu giữ một số tư liệu, hiện vật được phục dựng như: dụng cụ bào chế thuốc, diều sáo, bản sách thuốc Hải Thượng Lãn Ông toàn thư, sách Y gia tâm lĩnh, Hải Thượng Y tông tâm lĩnh...

Quần thể di tích Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1990. Năm 2003, Bộ Y tế đã phê duyệt dự án tu bổ, tôn tạo quần thể di tích và giao cho Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác làm chủ đầu tư. Dự án khởi công tháng 10/2004 đến tháng 2/2013 hoàn thành và bàn giao cho UBND huyện Hương Sơn quản lý, khai thác.

Đọc thêm

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.

Khai mạc Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản"

Chương trình nghệ thuật 'Đôi bờ Ví, Giặm' tái hiện không gian diễn xướng ví, giặm. Ảnh: PV
(PLVN) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thừa Thiên Huế: Nhiều giải pháp bảo tồn nhà vườn, nhà rường cổ

Một số nhà vườn, nhà rường cổ ở Thừa Thiên Huế đang được trùng tu. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Hệ thống nhà vườn, nhà rường cổ là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai; kiến trúc một số nhà vườn, nhà rường cổ xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp bảo tồn đang được triển khai.

Khi bảo tàng, di tích “thổi hồn” vào lịch sử

Hiện nay, việc áp dụng công nghệ hiện đại, cách bài trí nghệ thuật đã và đang được nhiều bảo tàng, di tích áp dụng thành công. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, các bảo tàng, di tích lịch sử đã trở thành một điểm hẹn mới đầy hấp dẫn của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực sau các nỗ lực đổi mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật của các bảo tàng, khu di tích.

Bữa cơm gia đình – thứ quý giá đang dần mất đi

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – Người giữ lửa truyền thống hát Then tại Bắc Kạn

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực say sưa và tự hào khi chia sẻ về bộ môn nghệ thuật dân gian ông đã dành nhiều năm gắn bó (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) -  Giữa thăng trầm của cuộc sống, có một nghệ nhân vẫn lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn và truyền lại những tinh hoa của loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này, đó là nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – người không chỉ đam mê hát Then, đàn Tính mà còn xem đây là sự nghiệp cả đời, là trách nhiệm và tình yêu với văn hóa dân tộc.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Đẩy mạnh chuyển đổi số để tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản ở Cố đô Huế

Nhiều du khách khám phá sự hiện đại với công nghệ số trong Đại Nội Huế
(PLVN) - Thừa Thiên Huế với 8 di sản Thế giới, khoảng 1 nghìn di tích lịch sử. Có thể khẳng định, quần thể Di tích Cố đô Huế có hệ thống đồ sộ với các công trình di tích có lối kiến trúc cung đình độc đáo. Vì vậy, để lưu giữ nguồn dữ liệu về những yếu tố gốc của các công trình di tích cho muôn đời sau, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản.

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.