Uẩn khúc sau sự biến mất của số điện thoại… 88888


Số điện thoại đẹp “bỗng  dưng” biến mất sau chuyến công tác của chủ thuê bao. Khổ chủ đi tìm, phát hiện nhiều uẩn khúc vượt khuôn khổ một cuộc tranh chấp số điện thoại thông thường…

Một số điện thoại đẹp “bỗng  dưng” biến mất. Khổ chủ đi tìm, phát hiện ra nhiều uẩn khúc vượt ra khỏi khuôn khổ của một cuộc tranh chấp số điện thoại thông thường…

“Bỗng dưng” biết mất

Sở hữu một số điện thoại VinaPhone đẹp 091..88888, ông H.N.Hồng đã cẩn thận đi hòa mạng trả sau từ ngày 1/11/2007 trước khi đi công tác ở nước ngoài. Trong thời gian ông đi vắng, chiếc điện thoại cùng với số điện thoại đẹp và SIM gốc 2000523… được “tạm nghỉ”, người nhà ông vẫn đều đặn trả tiền thuê bao tháng tại địa chỉ trả cước, cũng là nơi gia đình ông đang sinh sống.

Tháng 8/2010, sau chuyến công tác dài, ông Hồng khởi động lại máy để tiếp tục sử dụng số điện thoại cũ thì thấy SIM không sử dụng được nữa. Kiểm tra hóa đơn điện thoại, ông phát hiện ra từ tháng 10/2009 đến nay không có hóa đơn tiền thuê bao tháng nào của số điện thoại trên được chuyển đến nhà ông.

Uẩn khúc sau sự biến mất của số điện thoại… 88888 ảnh 1

Đem thắc mắc trên ra khiếu nại tại Điểm dịch vụ khách hàng số 3 Hàng Chuối, sau gần 2 tháng, ngày 12/11/2010, ông Hồng nhận được văn bản số 4896/VNP1-KDTT ngày 12/11/2010 của Trung tâm Dịch vụ viễn thông KV1  (thuộc VinaPhone) trả lời khiếu nại của ông.

Theo văn bản này, Hợp đồng trả sau  đối với số thuê bao 091..88888 của ông đã được thanh lý ngày 12/10/2009, đồng thời chuyển hình thức sử dụng từ thuê bao trả sau sang trả trước. Ngày 19/10/2009, tức là chỉ sau đó 1 tuần, số thuê bao này được chuyển sang trả sau với người đứng tên chủ hợp đồng là người khác.

Hai chiếc CMND trùng tên

Để giải đáp khiếu nại của khách hàng, Trung tâm Dịch vụ viễn thông Khu vực 1 lần giở lại hồ sơ quá trình hoạt động của số điện thoại nói trên. Trong quá trình rà soát hồ sơ thanh lý hợp đồng trả sau VinaPhone, trên bản lưu hồ sơ có bản phô tô CMND (công chứng) của chủ hợp đồng đứng tên H.N.Hồng, số CMND 012002712, sinh năm 1980, nguyên quán An Châu – Đông Hưng – Thái Bình, địa chỉ thường trú tại 50/12 Đào Tấn, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội.

Điều đáng nói, dữ liệu CMND nói trên không phù hợp với dữ liệu CMND của ông Hồng khi hòa mạng trả sau, chỉ giống nhau mỗi… cái tên. Còn địa chỉ thường trú ở bản sao đó lại chính là địa chỉ nhận hóa đơn tiền cước của ông Hồng.  

Trên thị trường chợ đen, số điện thoại… 88888 (dãy số 10 chữ số) đang được giao dịch từ 90 triệu đồng đến 150 triệu đồng tùy vào “mức độ đẹp” của dãy số đứng trước.

Làm việc với đại diện VinaPhone, chúng tôi được biết, trước khi thanh lý hợp đồng, ngày 30/9/2009, số điện thoại trên đã bị thay SIM ở Viễn thông Móng Cái (Quảng Ninh). Người đến thực hiện thay SIM trình bản sao CMND có công chứng mang tên H.N.Hồng, kê khai các cuộc gọi đến gọi đi, và đã được thay SIM mới.

Theo tường trình từ giao dịch viên tên Tuấn của Viễn thông Quảng Ninh – người đã thực hiện việc thay SIM nói trên, giao dịch viên này khi thấy tên khách hàng phù hợp và các số điện thoại gọi đến gọi đi được kê khai trùng khớp với các dữ liệu lưu trong hệ thống nên đã thực hiện việc thay SIM cho khách hàng mà chủ quan không kiểm tra kỹ các dữ liệu CMND.

Âm mưu hay sự “chủ quan”

Đáng lưu ý, mạng di động VinaPhone, đơn vị thành viên của Tập đoàn Bưu chính Việt Nam VNPT, được tổ chức “cài răng lược” chặt chẽ với Viễn thông các tỉnh thành (VNPT địa phương). Dữ liệu được quản lý trong hệ thống thống nhất toàn quốc và giao dịch viên luôn có thể kiểm tra, đối soát một cách dễ dàng khi cần. Những thao tác truy cập hệ thống đều được lưu lại và có thể biết rõ thời điểm nào ai là người truy cập vào hệ thống để kiểm tra thông tin của một thuê bao bất kỳ nào đó.

Trở lại cuộc giao dịch ở Móng Cái. Tài liệu cơ sở mà người đến giao dịch đưa ra là bản sao CMND có công chứng là giấy tờ hợp pháp được VinaPhone chấp nhận khi thực hiện các giao dịch, vì thế giao dịch viên đã nhận để đổi SIM cho khách.

Thế nhưng, các dữ liệu trên tờ bản sao này, từ số CMND đến năm sinh, nguyên quán, địa chỉ thường trú… đều không phù hợp. Ngoài sự chủ quan vì tên khách hàng trùng khớp ra, tại sao giao dịch viên lại có thể “yên tâm” thực hiện giao dịch? Đó là vì giao dịch viên kiểm tra thấy sự phù hợp ở các số điện thoại gọi đến, gọi đi  - vốn được coi là “vân tay” của mỗi số điện thoại, là thông tin cá nhân mà chỉ khách hàng và nhà mạng nắm vững nhất.

Thời điểm đó, ông H.N.Hồng, người hiện vẫn giữ SIM gốc, đang đi công tác nước ngoài, chiếc điện thoại ngủ yên trong tủ suốt gần 2 năm trước khi sự việc diễn ra.

Như vậy, ông Hồng nào là người đã đi đổi SIM cũng như thanh lý thuê bao? Tại sao người này lại có các dữ liệu cuộc đến ,cuộc đi từ số điện thoại 091... 88888?. Tại sao dữ liệu khách hàng không trùng khớp mà Viễn thông Hà Nội vẫn thanh lý hợp đồng, chuyển sang thuê bao trả trước, “dọn đường” cho số  điện thoại đẹp “biến mất”?.

Chúng tôi sẽ thông tin đến bạn đọc trong bài báo tiếp theo.

Bách Nguyễn 

Tin cùng chuyên mục

Bãi biển TP Vũng Tàu.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.

Đọc thêm

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.

Ngành Thép đối diện nhiều thách thức

Sản xuất thép cán nóng. (Ảnh: Tập đoàn Hòa Phát cung cấp)
(PLVN) - Thị trường thép ở nước ta đang khá trầm lắng dù đang trong thời gian cao điểm mùa xây dựng. Không những thế, các doanh nghiệp sản xuất thép còn chịu áp lực cạnh tranh bởi thép nhập khẩu từ nước ngoài.

Cân nhắc kỹ đề xuất nhập khẩu cát làm cao tốc

Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại ĐBSCL thiếu cát đắp nền. (Ảnh: Bộ GTVT)
(PLVN) - Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có nguy cơ chậm tiến độ do thiếu cát đắp nền đường. Trước đề xuất nhập cát từ Campuchia về phục vụ các dự án giao thông này, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng việc này có những được - mất khác nhau, cần nghiên cứu kỹ.

Tăng chế tài xử phạt trong lĩnh vực thủy sản: Thể hiện quyết tâm của Việt Nam để gỡ “thẻ vàng IUU”

BĐBP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị trên tàu bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải. (Ảnh: Minh Trang)
(PLVN) - Ngày 4/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Một ngày sau đó, ngày 5/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực thủy sản.

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam
(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong tổng số 140 dự án BOT giao thông được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ban hành, hiện có 8 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) còn vướng mắc cần xử lý, được chia thành 3 nhóm. Đây là số liệu được Thứ trưởng Bộ GTVT báo cáo tại buổi làm việc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 24/4.

Tập trung gỡ vướng cho các công ty nông, lâm nghiệp

Công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, khó khăn. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 25/4, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…