Tuyên truyền sâu rộng bầu cử đến đồng bào dân tộc thiểu số

Hội nghị hiệp thương lần thứ Nhất thỏa thuận cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử Đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND Thành phố Hà Nội.
Hội nghị hiệp thương lần thứ Nhất thỏa thuận cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử Đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND Thành phố Hà Nội.
(PLVN) - Ngày 5/3, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và Ủy ban Dân tộc đã triển khai kế hoạch công tác thông tin, tuyên truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội (QH) Nguyễn Lâm Thành nhấn mạnh: Cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được tiến hành vào ngày 23/5/2021.

Đây là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, được tổ chức sau thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Trong tình hình hiện nay, đại dịch Covid-19 mặc dù đã được khống chế cơ bản nhưng vẫn đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến các hoạt động chung của đất nước và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức các hoạt động bầu cử. 

Để cuộc bầu cử đạt kết quả cao, cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về cuộc bầu cử nhằm phổ biến đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nêu cao tinh thần làm chủ, trách nhiệm, lựa chọn và bầu ra những đại biểu tiêu biểu về phẩm chất, năng lực, uy tín, đại diện xứng đáng tham gia vào QH, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Qua thực tiễn nhiệm kỳ khóa XIV vừa qua cho thấy, việc đồng bào các DTTS tham gia tích cực và bầu chọn được các đại biểu QH thực sự ưu tú, có năng lực, tâm huyết, trách nhiệm đã góp phần không nhỏ vào thành công của QH nhiệm kỳ vừa qua, nhất là trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh đã trao đổi trực tiếp với đại diện các cơ quan báo chí về công tác phối hợp, công tác tuyên truyền, đồng thời cùng chia sẻ tháo gỡ những khó khăn trong công tác tuyên truyền về Ngày hội bầu cử trong năm 2021 ở vùng đồng bào DTTS.

Bà mong muốn, sau Hội nghị này, các cơ quan báo chí cần có kế hoạch tuyên truyền về sự ủng hộ của nhân dân, đồng bào DTTS đối với đường lối đổi mới của Đảng; phong trào thi đua lập thành tích chào mừng cuộc bầu cử; biểu dương kịp thời những đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bầu cử, nhất là công tác bầu cử ở vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống, vùng núi cao, biên giới, đặc biệt khó khăn.

Kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành nhấn mạnh 3 điểm mấu chốt báo chí tuyên truyền cho ngày bầu cử QH khóa XV và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Cụ thể là: Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền để nhân dân hăng hái đi bầu cử; nhân dân và đồng bào DTTS hiểu được quy trình, thủ tục về bầu cử và ngày bầu cử; nắm rõ được lý lịch của các ứng viên để sáng suốt lựa chọn bầu được những người đủ đức, đủ tài xứng đáng là ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp. 

Ngày 5/3, UBND thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị biểu dương kết quả phong trào thi đua năm 2020, phát động đợt thi đua cao điểm tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu QH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Tại Hội nghị, nhấn mạnh cuộc bầu cử đại biểu QH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng của đất nước và thành phố, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh đã phát động đợt thi đua cao điểm tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu QH khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Trong đó, Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể, các quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn thi đua đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong toàn Đảng bộ và nhân dân Thủ đô về ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc bầu cử; về vị trí, vai trò của người đại biểu nhân dân; về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu quả, hiệu lực… An Hạ 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.