Tuyến đường kết nối Thái Nguyên - Bắc Giang - Vĩnh Phúc: Khắc phục vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ xây dựng

Các đơn vị thi công đang tập trung phương tiện, máy móc thiết bị, công nhân đẩy nhanh tiến độ xây dựng Dự án.
Các đơn vị thi công đang tập trung phương tiện, máy móc thiết bị, công nhân đẩy nhanh tiến độ xây dựng Dự án.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nhà thầu và các đơn vị thi công hiện đang tập trung phương tiện, máy móc thiết bị, công nhân đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc.

Dự án tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc dài 42 km (có tổng mức đầu tư 4.204 tỷ đồng) là dự án giao thông quan trọng có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Chính vì thế, việc triển khai Dự án nhận được sự quan tâm đặc biệt của Thái Nguyên, của các địa phương liên quan, chủ đầu tư và người dân.

Ông Lê Văn Vịnh, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thái Nguyên cho biết: Dự án nhằm mục tiêu kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang thông qua 5 tuyến đường cao tốc gồm: Hà Nội - Bắc Giang, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lào Cai, đường Vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội, Tuyên Quang - Phú Thọ.

Sau khi dự án hoàn thành sẽ kết nối trực tiếp cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên vào Khu du lịch hồ Núi Cốc, kết nối sang Khu du lịch ATK Định Hóa, tạo quỹ đất cho phát triển công nghiệp, du lịch nghỉ dưỡng khu vực sườn Đông Tam Đảo.

Với quyết tâm hoàn thành tuyến đường trước kế hoạch, góp phần thu hút đầu tư, tạo sức bật mạnh mẽ cho phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh đã và đang tập trung nguồn lực cho công trình trọng điểm này. Để thực hiện mục tiêu về trước kế hoạch, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã trực tiếp chỉ đạo các địa phương nỗ lực thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, chỉ đạo chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thi công tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi trong mùa khô để đẩy nhanh tiến độ Dự án.

Theo ông Lê Vĩnh Khang, Trưởng Phòng Quản lý Dự án 2, Ban Quản lý Dự án Giao thông, Phó Trưởng Ban điều hành Dự án Tuyến đường, để đảm bảo tiến độ Dự án, Ban đã chỉ đạo các nhà thầu thi công triển khai đồng loạt nhiều mũi, đảm bảo bám sát tình hình thực tế. Đồng thời tích cực phối hợp với chính quyền 2 địa phương có Dự án đi qua là TP Phổ Yên và huyện Đại Từ đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB). Tính đến ngày 10/3, trên 70% mặt bằng đã được bàn giao cho chủ đầu tư.

Trong đó, Phổ Yên đã bàn giao 110/167,49ha mặt bằng, di chuyển được 455/490 ngôi mộ, Đại Từ bàn giao được 44/51,7ha, di chuyển 66/66 ngôi mộ… Trong tổng kinh phí bồi thường GPMB được phê duyệt, Ban đã chuyển cho TP Phổ Yên hơn 962/999 tỷ đồng, huyện Đại Từ 132/134 tỷ đồng.

Đến nay, Liên danh nhà thầu gồm: Công ty CP Đầu tư Năng lượng Xây dựng Thương mại Hoàng Sơn, Tổng Công ty 319 - Bộ Quốc phòng, Công ty TNHH MTV Minh Đăng huy động đến hiện trường hơn 100 cán bộ quản lý và kỹ thuật, trên 250 công nhân, 220 xe, máy, 3 phòng thí nghiệm… tổ chức gần 20 mũi thi công trên toàn bộ Dự án.

Hiện, nền đường đã được đào đắp 31,55/42,55km, đang tổ chức thi công 7/11 cầu, 13/28 hầm chui dân sinh; 46/191 cống ngang, tường chắn Km24+050- Km24+195, gia cố mái ta luy loại 2 và xây 4 vị trí hoàn trả mương thủy lợi. Giá trị đạt 279,537/2.544,84 tỷ đồng, xấp xỉ 11% giá trị hợp đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai Dự án hiện gặp phải một số khó khăn, vướng mắc: còn một số hộ dân chưa bàn giao mặt bằng (do chưa nhận tiền hoặc chưa có tái định cư) nên đơn vị thi công không thể triển khai công việc đồng bộ trên tuyến; các vị trí xây dựng cầu vượt nằm trong khu vực đông dân cư nên công tác bàn giao mặt bằng chậm, thiếu mặt bằng và đường vận chuyển thiết bị, vật liệu thi công, công tác xây dựng các khu tái định cư và bố trí tái định cư còn chậm; Việc di dời một số công trình công cộng chưa theo kịp kế hoạch. Vì vậy, nếu các địa phương không tiếp tục quyết liệt GPMB thì rất khó để Dự án về trước kế hoạch.

Ngoài ra, một khó khăn khác là thiếu nguồn đất san lấp. Mặc dù về tổng thể thì Dự án cơ bản đủ điều tiết nguồn đất nội bộ trên tuyến, từ huyện Đại Từ về 3 phường (Tân Hương, Đồng Tiến, Nam Tiến) của TP. Phổ Yên, với khoảng 500 nghìn m3, nhưng do khoảng cách xa nên chi phí vận chuyển cao, gây khó khăn cho các nhà thầu.

Dự án Tuyến đường liên kết 3 tỉnh là một trong những dự án đặc biệt quan trọng của Thái Nguyên hiện nay, khi đi vào khai thác sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho địa phương và các tỉnh lân cận… Chính vì thế, các cấp, ngành liên quan cần tiếp tục coi việc triển khai Dự án là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, tích cực tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hiện tại.

Đọc thêm

2 người tử vong trên quốc lộ

Hiện trường vụ tai nạn giao thông xảy ra trên Quốc lộ 9, đoạn qua thị trấn Cam Lộ.
(PLVN) - Trong 2 ngày (10 và 11/12), trên Quốc lộ 1 và Quốc lộ 9 qua địa bàn tỉnh Quảng Trị xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông khiến 2 người tử vong.

Cảnh sát giao thông Hà Nội: Triển khai mô hình 'Ngã tư an toàn giao thông'

CSGT sẽ đẩy mạnh xử lý các lỗi không chấp hành hệ thống biển báo, vạch kẻ đường. (Ảnh: Trường Thắng)
(PLVN) - Theo đại diện Phòng Cảnh sát giao thông - CSGT (Công an TP Hà Nội), hiện nay tại một số nút giao trọng điểm trên các tuyến trục chính ra, vào TP, tình trạng lộn xộn, thiếu an toàn vẫn diễn ra. Mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" được triển khai để góp phần giải quyết tình trạng này.

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.