Tượng sáp nghệ sĩ - làm tốt hơn để thu hút du lịch

Tượng sáp nghệ sĩ Trần Văn Khê.
Tượng sáp nghệ sĩ Trần Văn Khê.
(PLO) - Mới đây, khu trưng bày tượng sáp các nghệ sĩ đã khai trương tại TP HCM. Là một loại hình nghệ thuật còn khá mới mẻ ở Việt Nam, bảo tàng trưng bày tượng sáp nghệ sĩ đã nhận nhiều sự quan tâm và cả thông tin trái chiều.

Đầu tư “khủng” cho tượng sáp nghệ sĩ

150 bức tượng sáp nghệ sĩ, 30 tỷ đồng tiền đầu tư, được hoàn tất trong 16 năm là những con số “khủng” do đơn vị thực hiện dự án này công bố. Ngoại trừ một số tượng hơi “lỗi” so với nguyên mẫu ngoài đời về trang phục, đường nét, thần thái, tạo hình và bị đề nghị chỉnh sửa, phần đông tượng sáp nghệ sĩ nhận được sự khen ngợi của người tham quan về độ tinh xảo của tượng.

Bên cạnh đó, nhiều người cũng đánh giá cao sự chỉn chu của đơn vị thực hiện khi đầu tư vào cách bài trí khung cảnh phù hợp với tính chất công việc hay sự kiện của nhân vật được làm tượng. Cạnh tượng cũng có những bảng tóm tắt sơ lược về tên tuổi, quá trình làm nghệ thuật của mỗi nghệ sĩ để người tham quan dễ theo dõi.

Trước đây, làm tượng sáp là công nghệ của nước ngoài, các nước Trung Quốc, Đài Loan... đã thực hiện từ khá lâu, nhưng những người có nhu cầu làm tượng sáp ở Việt Nam nếu muốn đều phải đặt hàng từ nước ngoài về với giá dao động trên dưới 500 triệu đồng. Khi đơn vị thực hiện tượng sáp nghiên cứu được chất liệu để chế tác ngay tại Việt Nam, giá thành giảm xuống chỉ còn 1/2.

Điều này cũng mở ra một hướng đầy tiềm năng cho lĩnh vực chế tác, tạc tượng ở Việt Nam, đặc biệt trong ngành giải trí, du lịch. Các bảo tàng tượng sáp tại Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kong hay Singapore từ lâu cũng đã trở thành một điểm đến không thể thiếu trong các tour du lịch trong và ngoài nước.

Dự án tượng sáp còn thiếu chiều sâu

Tuy nhiên, nhiều ý kiến tiếc nuối cũng được người tham quan đưa ra cho đơn vị thực hiện tượng sáp. Công chúng thắc mắc nhiều về tiêu chí để chọn nghệ sĩ làm tượng sáp, khi những nghệ sĩ trẻ, chưa có nhiều cống hiến như Trấn Thành, Issac hay nhiều nghệ sĩ hài không được đánh giá cao về chất lượng biểu diễn, nhưng có trong danh sách, cạnh nhiều “cây đa, cây đề” của lĩnh vực nghệ thuật như Trần Văn Khê, Trịnh Công Sơn, Út Bạch Lan, Minh Vương... Có lẽ, lựa chọn nghệ sĩ trẻ có tên tuổi trong làng giải trí như thế này, đơn vị thực hiện muốn hướng vào yếu tố “ăn khách” đối với giới trẻ.

Với bảo tàng tượng sáp trên thế giới, việc làm tượng sáp thường có những chủ đề nhất định như tái hiện lịch sử- văn hoá dân tộc; tượng sáp tái hiện môi trường sinh thái; trưng bày tượng sáp các nguyên thủ quốc gia, chính khách hay tượng nghệ sĩ lớn có tầm ảnh hưởng đến nền nghệ thuật trong nước và khu vực. Tuy nhiên, với khu trưng bày tượng sáp tại TP HCM, chủ đề mới chỉ rất chung chung là “nghệ sĩ Việt” với tiêu chí chưa rõ ràng. Đặc biệt, với những nghệ sĩ trẻ, mạnh về giải trí và chưa có cống hiến thực sự thì tượng chỉ có thể trưng bày ở một giai đoạn chứ không có tính bền vững, cũng như khó “tiếp thị” với du khách quốc tế.

Để dự án có ý nghĩa, đồng thời chinh phục khách tham quan trong nước lẫn quốc tế, không chỉ cần những tượng có trình độ điêu khắc tinh xảo, mỗi một tượng sáp đều nên gắn bó với văn hoá, lịch sử dân tộc.

Ví dụ, với các tượng sáp Trịnh Công Sơn, Trần Văn Khê hay Út Bạch Lan, chắc chắn du khách sẽ rất quan tâm bởi đây là những nhân vật có  cống hiến lớn trong các lĩnh vực nghệ thuật, có tầm ảnh hưởng và gắn liền với những trang lịch sử- văn hoá của đất nước. Tương tự, với các nghệ sĩ như Minh Vương, Thành Lộc..., tính thuyết phục cũng sẽ cao với những đóng góp và thành tựu của các nghệ sĩ này trong nghệ thuật.

Về phần nghệ sĩ trẻ, có lẽ nên có những tiêu chí khắt khe và sâu sắc hơn. Ví dụ, có thể chọn những nghệ sĩ với những khoảnh khắc có tính “cột mốc” trong sự nghiệp, có thể đem lại “niềm tự hào Việt”, hoặc ghi dấu ấn quốc tế, ví dụ như tượng khoảnh khắc màn biểu diễn “đội đầu đi bộ” của hai anh em nghệ sĩ xiếc Quốc Cơ, Quốc Nghiệp gây tiếng vang tại Tây Ban Nha, đạt kỉ lục Guiness thế giới.

Khu trưng bày tượng sáp là một dự án tầm triệu đô, với mục đích đầu tiên là quảng bá ngành làm tượng sáp trong nước, kế đến là bán vé tham quan... Số tiền đầu tư lớn này, nếu có sự lựa chọn tốt và bài bản hơn, có lẽ đây sẽ trở thành một điểm đến thu hút, không thể thiếu đối với du khách trong và ngoài nước để tham quan, tìm hiểu văn hoá Việt thông qua những nhân vật văn hoá tiêu biểu. Tiếc là đầu tư cao, công sức lớn nhưng làm chưa tới, rất có thể sẽ khiến công chúng “cả thèm chóng chán” đối với loại hình này. 

Hy vọng, thời gian tới đơn vị chế tác sẽ có những thay đổi tích cực, có chiều sâu hơn để bảo tàng tượng sáp có thể “đi đường dài”, góp thêm một nét văn hoá vào đời sống giải trí sôi động của Sài Gòn.

Đọc thêm

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.